Sáp nha khoa (còn được gọi là sáp chỉnh nha, sáp bôi niềng răng hoặc sáp niềng răng) là một công cụ quan trọng trong quá trình niềng răng, giúp giảm đau và bảo vệ mô mềm trong miệng khi đeo khí cụ niềng răng. Sáp chỉnh nha thường được chế tạo thành các thanh dài, tiện lợi đóng gói trong hộp nhỏ. Với thiết kế xinh xắn và màu sắc đa dạng, sáp niềng răng có độ dài khoảng 5cm.
Đóng gói: 5 thanh / hộp, kích thước:5,5 x 3,5 x 1 cm.
Thành phần: Sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, không chất bảo quản, không sợ tác dụng phụ khi nuốt, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Công dụng: Bảo vệ cho lưỡi và má của bạn khỏi bị tổn thương do ma sát với mắc cài.
Đối tượng sử dụng: Người niềng răng mắc cài.
Hướng dẫn sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị sáp nha khoa
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ
Bước 3: Vệ sinh răng miệng trước khi dùng sáp
Bước 4: Bấm một ít sáp đủ dùng cho 1 vị trí duy nhất: Bạn lấy lượng sáp vừa đủ, vê miếng sáp bằng đầu ngón tay trong khoảng ít nhất là 5s, khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ làm miếng sáp hơi mềm ra tí xíu, dễ dàng khi thực hiện thao tác.
Bước 5: Đặt sáp
Bạn sử dụng ngón tay vê sáp thành hình tròn, sau đó đưa vào và miết vào vị trí bị đau do mắc cài, nếu mắc cài ở tận phía trong răng hàm, thì bạn chỉ dùng ngón trỏ, luồn ngón trỏ vào sâu. Bạn nên cố gắng miết sáp để dàn đều và dính chặt lên mắc cài.
Khi bạn áp sáp vào mắc cài thì ngay lập tức vị trí đau sẽ biến mất, nếu bạn còn cảm nhận bất cứ điểm đau nào khác thì bạn hãy bôi lên đó tiếp nhé.
Lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa
Luôn mang sáp theo bên mình vì sáp cũ có thể rơi ra bất cứ lúc nào khi bạn bất cẩn.
Đừng nên để miếng sáp bám trên răng quá 2 ngày vì có thể gây tích tụ mảng bám khởi phát sâu răng, viêm lợi, mất khoáng bề mặt men răng sau này.
Sáp nha khoa rất an toàn vì vậy có thể để như vậy mà đi ngủ, vì lúc ngủ hàm của chúng ta không hoàn toàn đứng yên, nó vẫn có thể nghiến, hoặc bạn thay đổi tư thế áp má xuống gối, chỗ bị xước có thể gây ra cơn đau điếng người làm bạn thức giấc. Một miếng sáp nha khoa vào vị trí đó cũng rất hữu ích.
Nếu bạn có nuốt phải cũng đừng quá lo lắng, sáp sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa