Mất răng là như thế nào? Mất răng gây ra những hậu quả gì với sức khỏe, thẩm mỹ? Tình trạng mất răng một hoặc nhiều răng ngày càng phổ biến và nhiều bạn gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bệnh lý răng miệng đến mất răng do tổn thương, răng bị hỏng,… Vậy mất răng cụ thể là như thế nào? Làm sao để khắc phục, tránh ảnh hưởng do mất răng gây ra? Theo dõi bài viết dưới đây cùng VIET SMILE để rõ hơn nhé!
Mất răng là như nào?
Mất răng là tình trạng hàm răng bị thiếu mất một hay nhiều răng, có khoảng trống hay khe thưa lớn giữa các răng. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng. Mất răng có thể mất răng hoàn toàn hay mất răng còn chân. Vậy mất răng còn chân răng do nguyên nhân nào gây ra, vì sao răng bị mất hoàn toàn?
Mất răng còn chân răng
Mất răng còn chân răng bạn có thể hiểu đơn giản chính là phần thân răng ở trên đảm nhận chức năng ăn nhai đã bị mất và chỉ còn chân răng bên trong xương hàm hay chỉ còn một phần răng rất ít ở trên bề mặt. Một số nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng mất răng còn chân răng:
- Do bị va đập, gây chấn thương: Trong cuộc sống sẽ có một số va chạm, tai nạn ngoài ý muốn gây chấn thương mạnh, tác động khiến răng của bạn bị gãy, vỡ gây mất răng và chỉ còn chân răng.
- Do bệnh lý răng miệng gây nên: Việc chăm sóc răng miệng đúng cách, kỹ càng vô cùng quan trọng vì nếu thức ăn đọng lại lâu ngày có thể khiến bạn bị sâu răng, viêm tủy. Và nếu các bệnh lý này không được khắc phục sớm khiến cho răng ngày càng yếu đi và dễ dàng gãy vỡ, làm mất răng chỉ còn chân răng.
Mất răng hoàn toàn
Ngoài các trường hợp bị mất răng chỉ còn chân răng thì cũng có rất nhiều trường hợp bị mất răng hoàn toàn. Khi này, trên cung hàm của bạn sẽ bị thiếu mất hoàn toàn chiếc răng đó và tạo ra khoảng trống giữa hai răng bên cạnh, có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, toàn toàn thân. Một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị mất răng hoàn toàn:
- Do bệnh lý răng miệng: Như các trường hợp mất răng chỉ còn chân răng thì các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi về lâu dài cũng có thể khiến bạn bị mất răng hoàn toàn. Bởi răng ngày càng suy yếu, không được điều trị và các vi khuẩn gây hại phát triển nên sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.
- Do tuổi tác, sức khỏe: Sức khỏe càng cao tình trạng mất răng hoàn toàn ngày càng tăng do sự lão hóa của xương khiến răng suy yếu dần. Khi này chức năng ăn nhai giảm có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt lợi khiến răng bị lung lay, rụng dần.
Dù là mất răng chỉ còn chân răng hay mất răng hoàn toàn, mất một hay nhiều răng cũng đều gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, gây khó khăn cho cuộc sống, công việc của bạn. Vậy mất răng gây ra hậu quả nào và làm sao để khắc phục?
Hậu quả mất răng là gì?
Mất răng có thể khiến bạn gặp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân của bạn. Dưới đây là một số hậu quả thường gặp do mất răng gây ra:
Ăn uống khó khăn
Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận một vai trò riêng và vô cùng quan trọng trong quá trình ăn nhai. Vậy nên, nếu không may bị mất một chiếc răng nào đó bạn sẽ cảm thấy ăn nhai khó khăn và không còn ngon miệng như trước. Chính vì quá trình nhai nghiền thức ăn bị ảnh hưởng do răng bị mất nên có thể khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút.
Thiếu tự tin, ảnh hưởng thẩm mỹ
Hàm răng khỏe đẹp không chỉ giúp bạn ăn nhai tốt hơn mà còn giúp bạn tự tin, thoải mái khi giao tiếp, nói chuyện với mọi người. Trường hợp bạn bị mất răng phía trước có thể khiến bạn tự tin, ngại cười, ngại giao tiếp do cảm thấy nụ cười của mình kém duyên. Hay dù bạn mất răng hàm thì cũng có thể khiến khuôn mặt của bạn bị kém thẩm mỹ, lão hóa nhanh, lệch mặt do nhai lệch bên.
Tiêu xương, tụt lợi
Sau khi răng bị mất, xương hàm tại vị trí xung quanh ổ răng sẽ bắt đầu bị tiêu biến dần do không có tác động lực ăn nhai. Lợi/nướu xung quanh răng bị mất cũng bị tụt dần và ảnh hưởng răng bên cạnh.Ngoài ra, tiêu xương hàm sẽ làm giảm lực ăn nhai, giảm khả năng nâng đỡ hàm răng khiến răng bên cạnh dễ bị lung lay, gây mất răng.
Sai lệch khớp cắn
Khi một chiếc răng bị mất thì các răng bên cạnh sẽ bị mất điểm tựa, mất sự cân đối, không còn thống nhất trên cung hàm nên khiến chúng bị xô lệch, khiếp khớp cắn bị sai. Do các răng bên cạnh qua quá trình ăn nhai sẽ dịch chuyển, bị nghiêng, đổ vào khoảng trống do răng mất để lại khiến khớp cắn ban đầu bị sai lệch, không còn đúng. Không chỉ vậy, một chiếc răng bị mất thì răng phía đối diện sẽ có xu hướng trồi lên hoặc thõng xuống vị trí răng đã mất làm bạn bị đau nhức, sưng viêm lợi.
Khó phát âm đúng
Răng cũng góp phần giúp quá trình bạn phát âm được tròn vành rõ chữ hơn nên khi mất răng sẽ tạo ra khoảng trống, khe thưa. Điều này, sẽ khiến việc bạn phát âm gặp khó khăn và không được chính xác, đặc biệt nếu bạn bị mất răng cửa.
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Mất răng khiến bạn ăn nhai khó khăn hơn, ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, nhai nghiền thức ăn nên dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa. Cũng bởi vậy, mất răng khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm, công việc, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng theo.
Mất răng gây ra rất nhiều ảnh hưởng nên hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám định kỳ để đảm bảo có một hàm răng khỏe đẹp, sức khỏe răng miệng, toàn thân tốt nhất, tránh tình trạng mất răng.
Nếu không may bạn bị mất răng và chưa biết làm sao thì có thể tham khảo một số phương pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng mất răng ngay dưới đây.
Mất răng thì nên làm gì?
Nhiều bạn bị mất răng và đang tìm cách khắc phục hay chưa biết nên làm gì để lấy lại chiếc răng khỏe đẹp, không biết chọn phương pháp nào phù hợp nhất. Hãy cùng VIET SMILE tìm hiểu thêm một vài phương pháp khắc phục răng mất hiện đại, được sử dụng phổ biến hiện nay dưới đây:
Hàm răng giả tháo lắp
Làm hàm răng giả tháo lắp là kỹ thuật được ứng dụng nhiều với người cao tuổi và bị mất răng lâu ngày. Phương pháp này có thể áp dụng khi mất một vài răng hay cả hàm. Hàm giả tháo lắp sẽ được thiết kế, tạo hình phù hợp với tình trạng răng ban đầu của bạn, có phần thân răng, nướu sẽ được gắn trực tiếp trên nướu của bạn.
Phương pháp này có thể dễ dàng tháo ra lắp vào để vệ sinh nhưng chính điều này có thể khiến hàm tháo lắp bị sai lệch, không khớp khiến bị rơi sau một thời gian sử dụng. Khi sử dụng phương pháp này bạn có thể gặp tình trạng tiêu xương hàm nên hàm răng giả tháo lắp đang ít được nhiều bạn lựa chọn. hạn chế là Đây là kỹ thuật thường được áp dụng với những người cao tuổi, những bệnh nhân bị mất răng lâu ngày.
Làm cầu răng sứ
Phương pháp làm cầu răng sứ hiện vẫn được nhiều bạn lựa chọn để thay thế răng đã mất. Phương pháp này sẽ cần hai răng bên cạnh còn chắc khỏe để làm cầu nối, nâng đỡ chiếc răng sứ ở giữa – răng thay thế cho răng đã mất. Đây cũng là giải pháp giúp bạn thoải mái ăn nhai, tuổi thọ cao hơn hàm răng giả tháo lắp và nhìn tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ cần tạo hình hai răng bên cạnh và vẫn có thể khiến bạn bị tiêu xương hàm tại vị trí răng mất.
Cấy ghép implant khi mất răng
Với sự phát triển của công nghệ, phương pháp cấy ghép implant/trồng răng implant ra đời khắc phục tình trạng mất răng và nhược điểm của hai giải pháp trên.
Khi cấy ghép implant, bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ implant vào xương hàm thay thế chân răng đã mất và tiến hành gắn abutment, lắp răng sứ có hình dáng, kích thước tương tự răng thật trên trụ implant đã tích hợp xương hàm. Nhờ vậy, bạn sẽ sở hữu chiếc răng khỏe mạnh đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ với tuổi thọ cao và không lo lắng vấn đề tiêu xương hàm hay hậu quả mất răng gây ra.
Để quá trình trồng răng implant đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ cơ sở thực hiện, bác sĩ trực tiếp thăm khám, thực hiện cho bạn. Bởi đây là giải pháp thực hiện trực tiếp trong xương hàm của bạn và có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nếu cơ sở thực hiện không đảm bảo chất lượng, kế hoạch điều trị không phù hợp.
Qua bài viết này, VIET SMILE hy vọng phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về mất răng cũng như ảnh hưởng do tình trạng này gây ra. Cùng với đó là các phương pháp khắc phục giúp bạn có một sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì có thể bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ qua hotline 19000 3331 để VIET SMILE tư vấn, hỗ trợ bạn ngay nhé!
Cấy implant nhẹ nhàng hơn tưởng tượng – KH. Nguyễn Thị Ngọc Huyền CG4158
Tài liệu tham khảo:
- Tooth loss in older adults – Dữ liệu y tế công cộng Minnesota
- 9 Risk Factors for Tooth Loss – Trang thông tin y khoa WebMD
- Tooth Loss in Adults (Age 20 to 64) – Viện nghiên cứu nha khoa và khung xương mặt Hoa Kỳ
Trên đây là bài viết Mất răng là gì? Các cách khắc phục khi mất răng mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.