Răng số 6 là 1 răng hàm lớn thứ nhất giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Dù vậy, không ít người chưa rõ răng số 6 là răng nào, tên gọi khác là gì? Cụ thể răng hàm số 6 mọc khi nào, răng cấm số 6 có thay không, có mọc lại không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết của Nha khoa Việt Smile.
Răng số 6 là răng nào?
Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, răng hàm, răng cối là răng hàm lớn thứ nhất của con người đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính.
Răng hàm số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, gần như toàn bộ lực ăn nhai sẽ dồn vào răng này, giúp chúng ta nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm nên răng 6 còn được biết đến là chìa khóa của khớp cắn sau này. Nếu răng 6 bị mọc lệch lạc sẽ dẫn tới khớp cắn sau này bị chen chúc, xô lệch. Bởi vậy, cách tốt nhất để giữ cho răng cấm số 6 luôn khỏe mạnh, không bị sâu và sai lệch, các bậc cha mẹ nên quan tâm, theo dõi ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng này.
Răng cấm số 6 mọc khi nào?
Theo quy luật tự nhiên, chiếc răng cấm số 6 thường mọc rất sớm, vào độ tuổi 6-7 tuổi. Trong khi đó, răng vĩnh viễn số 4 và răng số 5 mọc ở độ tuổi 10-12.
Đây là chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên khi chưa có chiếc răng sữa nào thay cả. Do đó, việc chăm sóc chiếc răng cấm này cũng như các răng sữa khác không được chú trọng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu..thậm chí là mất răng số 6 sớm.
Vị trí răng số 6 ở đâu? Hình ảnh răng cấm
Răng cấm số 6 thuộc nhóm răng hàm lớn nằm sâu trong cùng của cung hàm. Bạn có thể xác định vị trí răng hàm số 6 bằng cách đếm từ răng cửa chính (răng nằm chính giữa cung hàm, thẳng với sống mũi) vào bên trong đến số 6, tức răng số 6 nằm giữa răng số 5 và răng số 7
Mỗi chúng ta sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng số 6 nằm ở 4 cung hàm của con người, chia thành hai cặp hàm trên và hàm dưới đối xứng nhau.
Bạn có thể hình dung rõ hơn về răng số 6 qua hình ảnh dưới đây:
Răng hàm số 6 có mấy chân
Răng cấm số 6 hàm trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân.
Răng có cấu tạo gồm 3 phần gồm men răng ngoài cùng, tiếp đó là ngà răng và trong cùng là tủy răng.
Trong đó tủy răng là thành phần quan trọng nhất, nó là thành phần giúp vận chuyển, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi sống một chiếc răng.
Vậy chiếc răng cấm số 6 có mấy ống tủy? Răng số 6 là một trong những chiếc răng có nhiều ống tủy nhất trong số các răng của con người. Số lượng ít nhất của răng hàm số 6 là 3 ống tủy và có thể lên tới 5 ống tủy.
Răng cấm số 6 có thay không? có mọc lại không?
Nhiều người lầm tưởng rằng răng cấm vẫn là chiếc răng sữa và có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn nên thường để răng số 6 bị sâu nặng, vỡ lớn. Đây là 1 điều vô cùng đáng tiếc.
Răng số 6 là 1 trong số những chiếc răng có vai trò quan trọng bậc nhất trên cung hàm. Răng cấm, nghĩa là cấm xâm lấn, cấm nhổ bỏ khi không cần thiết.
Theo quy luật tự nhiên, răng cấm ở cả trẻ em và người lớn đều chỉ mọc 1 lần duy nhất, không thay . Vì vậy, răng cấm số 6 sẽ tồn tại suốt từ khi mọc đến khi hỏng hoặc về già mà không mọc lại. Nếu bất kì lý do nào gây mất răng 6 thì chúng ta cũng không thể mọc thêm răng mới thay thế.
Tầm quan trọng của răng cấm số 6
Làm gì khi răng cấm số 6 bị sâu hỏng, tổn thương
Trong các trường hợp răng số 6 bị sâu, nứt vỡ bạn có thể thực hiện điều trị phục hồi bằng hàn trám răng hoặc bọc răng sứ thì bạn có thể lựa chọn phương pháp này nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hủy hoại tủy răng.
Đối với những răng bị hỏng tủy, bọc sứ cũng là biện pháp tăng cường bảo vệ cho răng thật vì các răng này sẽ yếu hơn bình thường. Trường hợp răng bạn đã điều trị tủy, lúc này tương tự như một cây khô hút hết nhựa, bạn cần bọc chụp chiếc răng đó lại để bảo vệ răng.
Sâu răng hàm số 6 ở mức độ nhẹ ta có thể không thấy đau hoặc đau thoáng quá, ở giai đoạn đầu chúng chưa gây nhiều khó chịu nên mọi người thường chủ quan. Tuy nhiên, răng sâu và phát triển âm thầm và dễ lây lan sang cả những chiếc răng kế cận, để lâu ngày sẽ ăn sâu vào tủy gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm tủy răng, viêm chóp răng, áp xe răng…cực kỳ nguy hiểm.
Khi phát hiện những vết đen nhỏ trên bề mặt răng hoặc những lỗ sâu trên răng 6, bạn hãy đến nha sĩ thăm khám và điều trị sớm, tránh hậu quả sâu răng nặng không thể bảo tồn – phải nhổ bỏ, răng lung lay rồi tự rụng, sau đó phải trồng răng mới, điều này sẽ vô cùng tốn kém.
Nhổ răng cấm số 6 được xem là giải pháp cuối cùng, chỉ được bác sĩ chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nặng không thể bảo tồn được nữa.
Khi mất răng cấm, bạn nên nhanh chóng trồng lại bằng phương pháp phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Trồng lại răng cấm số 6 bằng phương pháp implant là 1 giải pháp được đông đảo khách hàng lựa chọn để phục hồi thẩm mỹ, chức năng ăn nhai của răng 6 đã mất, giúp bạn tránh được biến chứng của việc mất răng như tiêu xương hàm, xô lệch răng, tụt nướu…
Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, là răng hàm lớn thứ nhất của con người đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính.
Răng cấm số 6 thường mọc khi trẻ 6-7 tuổi, mọc duy nhất và không thay, không mọc lại khi mất đi.
Răng cấm số 6 hàm trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân.
Trên đây là bài viết Răng số 6 là răng nào? Răng cấm số 6 có thay không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.