Lệch khớp cắn là sự bất hài hòa giữa các răng trên cung hàm dẫn đến khuôn mặt thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm chức năng ăn nhai của răng và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý răng miệng. Vậy lệch khớp cắn xuất phát từ nguyên nhân nào? Có mấy dạng sai lệch khớp cắn và làm sao để khắc phục? Bài viết dưới đây bác sĩ nha khoa VIET SMILE sẽ giúp bạn giải đáp.
Khớp cắn lệch là gì?
Lệch khớp cắn là khi để miệng ở trạng thái nghỉ hàm trên và dưới không ăn khớp với nhau hoặc các răng không đều nhau, làm giảm thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và khả năng phát âm. Do đó, việc tìm ra phương pháp khắc phục là điều cần thiết, giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu răng lệch khớp cắn
Một số dấu hiệu nhận biết răng lệch khớp cắn:
- Các răng mọc chồng chéo lên nhau
- Răng hai hàm không ăn khớp với nhau khi cắn lại
- Khi để răng hàm 2 hàm ở trạng thái nghỉ, đường giữa của răng cửa hàm trên và hàm dưới không thẳng hàng mà nằm lệch nhau
- Nhìn từ góc nghiêng 3 tầng khuôn mặt không cân xứng
- Việc cắn xé và nhai thức ăn khó khăn, thường bị mỏi hàm
- Khi ăn hay nói chuyện hay bị cắn vào má
Nguyên nhân sai khớp cắn?
Lệch khớp cắn là tình trạng phổ biến hiện nay, vậy lệch khớp cắn là do những nguyên nhân nào gây nên. Mời các bạn cùng đi tìm hiểu nhé.
Do di truyền
Di truyền là nguyên nhân chất lượng dẫn đến sai lệch khớp cắn. Các thế hệ trước trong gia đình cận nhất là thế hệ bố mẹ nếu có tình trạng sai lệch khớp cắn thì tỷ lệ con cái bị sai lệch khớp cắn là rất lớn. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất và khó có thể kiểm soát được.
Do những thói quen xấu
Những thói quen xấu từ nhỏ như nhai núm vú giả, bú bình trong thời gian dài, mút ngón tay, tật đẩy lưỡi là nguyên nhân không thể kể đến khi bị sai lệch khớp cắn. Bởi, khi trẻ còn nhỏ xương hàm còn mềm dễ chịu sự tác động từ những thói quen xấu đó. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã khuyến cáo rất nhiều nhưng một số cha mẹ vẫn chủ quan chưa bắt bé bỏ dẫn đến bé bị sai lệch khớp cắn.
Do mất răng lâu ngày gây nên
Mất răng lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các răng bên cạnh sẽ bị nghiêng về phía răng mất dẫn đến sai lệch khớp cắn.
Do thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn
Răng sữa có vai trò giữ chỗ giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí trên cung hàm. Nếu răng sữa thay quá sớm hoặc quá muộn răng vĩnh viễn mọc lên sẽ lệch lạc, không đúng vị trí.
Do bị va đập
Bạn không may bị va đập do tai nạn làm cho cấu trúc xương hàm bị biến dạng, từ đó dẫn đến sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
Các dạng sai lệch khớp cắn phổ biến
Để tìm ra phương pháp khắc phục đúng đắn, hiệu quả bạn cần biết có những dạng sai lệch khớp cắn nào.
Khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược tình trạng xương hàm dưới phát triển quá phát, khiến chúng đưa ra trước nhiều hơn so với hàm trên. Nhìn từ góc nghiêng khuôn mặt có hình lưỡi cày, cằm bị nhô ra trước nhiều hơn làm khuôn mặt bất hài hòa.
Khớp cắn sâu
Dạng sai lệch khớp cắn này là khi 2 hàm cắn vào nhau răng hàm trên bao phủ lên răng hàm dưới. Khi nhìn vào rất khó thấy hoặc không thấy răng hàm dưới, làm cho nụ cười không tươi, ăn nhai khó khăn. Nhìn tổng thể 3 tầng khuôn mặt trán, mũi, cằm giống với người bị hô, vẩu.
Khớp cắn hở
Khi để 2 hàm ở trạng thái nghỉ, răng hàm trên và dưới không chạm vào nhau tạo thành khoảng hở và có thể nhìn thấy lưỡi. Điều này khiến việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn trở nên khó khăn và gây mất thẩm mỹ. Khớp cắn hở được chia làm 2 loại là cắn hở trước và cắn hở sau. Đây là một trong những dạng khớp cắn dễ nhận biết nhất.
Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo tình trạng các răng mọc lộn xộn, chen chúc, cái thò ra cái thụt theo từng nhóm răng, làm cho khuôn hàm không được hài hòa, các răng bị mất cân đối với nhau. Khi đó bạn sẽ thấy ăn nhai khó khăn do khả năng cắn và nghiền nát thức ăn của răng không được đảm bảo.
Khớp cắn đối đầu
Khớp cắn đối đầu (khớp cắn đối đỉnh) có đặc điểm rõ nhất là rìa của nhóm răng cửa 2 hàm chạm vào nhau, răng hàm có thể chạm hoặc không khi ở trạng thái nghỉ.
Lệch khớp cắn gây ảnh hưởng tới chức năng răng và thẩm mỹ như nào?
Khớp cắn không tốt sẽ khiến có gương mặt bị thay đổi, mất cân xứng, giảm thẩm mỹ. Từ đó, khiến bạn cảm thấy tự ti khi ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Giảm chức năng ăn nhai: Khi cấu trúc 2 hàm không khớp với nhau, các răng mọc lộn xộn trên cung hàm dẫn đến khó khăn cho việc cắt nhỏ thức ăn ở nhóm răng cửa, lực nhai ở nhóm răng hàm không đều khiến thức ăn khó được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày. Lực nhai không đều lâu ngày khiến răng bị yếu đi dễ bị gãy, vỡ thậm chí là mất răng. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ mắc các bệnh về khớp thái dương hàm và bệnh về đường tiêu hóa.
Các cách khắc phục sai lệch khớp cắn
Làm răng răng sứ thẩm mỹ
Với những trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ bạn có thể lựa chọn phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ. Với phương pháp này bác sĩ sẽ giúp điều chỉnh lại hình dáng răng và kích thước răng đưa về khớp cắn tốt nhất. Răng sứ có màu sắc tượng tự với răng thật và có độ bền chắc cao vừa mang lại tính thẩm mỹ vừa giúp răng được chắc khỏe, bảo vệ răng thật đến mức tối đa.
Niềng răng khắc phục lệch khớp cắn
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, hoặc khay niềng trong suốt để tạo lực đưa các răng về đúng vị trí. Niềng răng cũng là một trong những biện pháp khắc phục sai lệch khớp cắn được bác sĩ khuyên dùng. Bởi niềng răng có thể áp dụng được hầu hết các dạng sai lệch khớp cắn và đảm bảo an toàn, hiệu quả dài lâu.
Hiện nay, có nhiều loại niềng răng khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, pha lê, niềng răng máng trong suốt.
Niềng răng mắc cài kim loại
Đúng với tên gọi mắc cài được làm từ chất liệu kim loại không gỉ, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt thời gian niềng răng. Mắc cài kim loại gồm 2 loại:
- Mắc cài kim loại thường: Hệ thống mắc cài được kết nối với nhau bằng dây cung và cố định bằng dây thun nha khoa để tạo lực ổn định giúp các răng dịch chuyển về vị trí thẳng hàng.
- Mắc cài kim loại tự động: Mắc cài được thiết kế hiện đại hơn với nắp khóa đóng mở tự động. Khi đó dây cung sẽ trượt vào trong rãnh mắc cài và được cố định bằng khóa tự động. Từ đó dây cung được cố định chắc chắn và lực kéo cũng ổn định hơn.
Niềng răng mắc cài sứ/pha lê
Cũng giống mắc cài kim loại là sử dụng dây cung, mắc cài để điều chỉnh răng, khớp cắn. Nhưng tân tiến hơn là mắc cài được làm từ chất liệu sứ/pha lê có màu tương tự như răng thật. Nếu đứng ở khoảng cách xa rất khó nhận ra bạn đang đeo niềng, giúp bạn tự tin hơn mỗi ngày.
Niềng răng máng trong suốt
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Toàn bộ hệ thống dây cung, mắc cài được thay thế bằng các khay trong suốt gần như vô hình, mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Các khay đều được thiết kế dựa trên dấu răng của từng khách khách nên được ôm sát vào răng giúp quá trình niềng răng nhẹ nhàng
- Khay niềng còn có khả năng tháo lắp, bạn có thể tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, vệ sinh khay.
- Đặc biệt, niềng răng trong suốt bạn sẽ được biết biết trước kết quả niềng răng thông qua phần mềm Clincheck 3D.
- Tuy nhiên niềng răng bằng phương pháp nào thì thời gian niềng cũng sẽ dao động từ 18 – 24 tháng, nên bạn hãy chuẩn bị tâm lý và thời gian thật tốt để quá trình niềng răng đạt kết quả tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp được áp dụng với những trường hợp sai lệch khớp cắn nặng do yếu tố xương hàm. Với phương pháp này bác sĩ sẽ cần tác động vào xương hàm để đưa hàm về đúng vị trí. Từ đó khớp cắn trở nên tốt hơn, thẩm mỹ gương mặt được cải thiện.
Trên đây là những thông tin liên quan đến lệch khớp cắn bạn có thể theo dõi để biết thêm nhiều kiến thức mới. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhanh nhất và miễn phí nhé.
Giải đáp từ bác sĩ về lệch khớp cắn
Trên đây là bài viết Lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.