Tại sao phải đeo hàm duy trì? Bác sĩ giải đáp

Biên tập: Thu Huyền 10-10-2024 148 lượt xem

Một điều mà bất cứ ai khi tìm hiểu về niềng răng cũng đều thắc mắc, đó là “Tại sao phải đeo hàm duy trì”. Hãy cùng đọc phần chia sẻ ngay sau đây của bác sĩ chuyên sâu niềng răng tại Nha khoa Việt Smile để bỏ túi kiến thức hữu ích nhé.

ham duy tri
Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Hàm duy trì là gì?

Sau thời gian “vất vả” đeo máng hay mắc cài dây cung để chỉnh răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng hàm duy trì để giữ vững thành quả niềng răng, chống chạy răng hay tái phát chỉnh nha.

Khay duy trì có thể là máng trong suốt hàm nhựa sắt tùy vào sự lựa chọn của mỗi khách hàng. Hàm khá thoải mái và dễ chịu nên bạn không cần thấy khó chịu khi niềng răng xong rồi còn phải đeo tiếp duy trì

Những thắc mắc về khay duy trì

+ Tại sao sau niềng răng bạn cần dùng hàm duy trì?

+ Nên đeo hàm này thời gian như nào cho hợp lý?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đeo khí cụ duy trì sau niềng răng?

Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Có thể nói rằng, đeo hàm duy trì là một thử thách cuối cùng, mang tính quyết định về việc bạn có cơ hội sở hữu một hàm răng đẹp, một nụ cười tỏa sáng hay không. Theo các chuyên gia, việc đeo hàm duy trì sau tháo mắc cài niềng răng là rất cần thiết. Nguyên nhân là vì:

  • Sau khi tháo mắc cài, mô nướu và mô nha chu sẽ cần thời gian để điều chỉnh lại cấu trúc sao cho ổn định. Nếu không đeo hàm duy trì, dây chằng nha chu có thể khiến răng trở về vị trí ban đầu.
  • Bên cạnh đó, sau quá trình niềng răng, xương hàm và răng nhạy cảm và yếu hơn vì thường xuyên phải chịu lực xiết. Hơn nữa, răng và khớp cũng sẽ phải hoạt động nhiều trong quá trình ăn uống. Những yếu tố này cũng có thể khiến răng trở lại vị trí ban đầu.
Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Như vậy, đeo hàm duy trì sẽ giúp người bệnh bảo đảm kết quả niềng răng, răng sẽ được giữ cố định ở vị trí mới, tránh tình trạng xô lệch răng trong quá trình mô và nướu đang thích nghi với sự thay đổi của hàm răng. Với thắc mắc cần đeo hàm duy trì trong bao lâu, các bác sĩ giải đáp như sau:

  • Thời gian niềng răng càng lâu thì tần suất đeo hàm sẽ giảm đi và còn phụ thuộc vào vấn đề khớp cắn và từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
  • Phần lớn, trong giai đoạn một tháng đầu tiên từ khi tháo mắc cài, người bệnh cần đeo liên tục cả ngày lẫn đêm. Vài năm sau thì tần suất đeo có thể thưa hơn. Chẳng hạn, chỉ cần đeo 2 đến 3 buổi trong một tuần.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Hiện nay, hàm duy trì niềng răng có 2 loại chính là cố định và tháo lắp:

Hàm duy trì cố định

Hàm cố định sau khi niềng răng được làm với chất liệu thép không gỉ ở dạng sợi dài, hình dạng giống như dây cung. Bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều dài của khí cụ rồi gắn vào mặt trong của răng bằng composite. Phương pháp này giúp răng được cố định liên tục, ngăn chặn việc di chuyển ngoài ý muốn của răng.

Tuy nhiên, hàm duy trì cố định không áp dụng cho tất cả các trường hợp vì còn phụ thuộc vào khớp cắn của mỗi người. Đồng thời việc vệ sinh răng miệng cũng có phần phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, nếu không rất dễ bị mắc thức ăn, dẫn dến sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…

Các loại hàm duy trì sau niềng răng
Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì tháo lắp

Máng duy trì niềng răng loại tháo lắp được chia làm 2 loại phổ biến như sau:

  • Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt:

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa có hình dáng giống với niềng răng trong suốt. Do được lấy dấu thiết kế riêng nên hàm vừa vặn và ôm khít răng, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Bạn có thể mang hàm trong suốt cả ngày mà không lo ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, với khả năng tháo lắp dễ dàng, giúp thuận tiện hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng hằng ngày.

Tuy nhiên, đây cũng trở thành nhược điểm của loại hàm này, khiến nhiều người thường quên không đeo, đeo không đủ thời gian hoặc làm mất hàm nhiều lần.

Đeo hàm duy trì răng bị chạy phải làm sao?

Tùy vào mức độ “chạy” của răng, Bác sĩ tư vấn giải pháp xử lý sau đây:

Làm lại hàm duy trì: Nếu hàm duy trì lỏng lẻo, không ôm sát cung răng thì bạn nên đi đến phòng khám để làm lại. Thông thường, lựa chọn trung tâm chỉnh nha uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giàu chuyên môn, giúp quá trình niềng răng và đeo hàm duy trì đạt kết quả tốt nhất, không xảy ra vấn đề như “chạy” răng.

Đeo hàm duy trì răng bị chạy phải làm sao?
Đeo hàm duy trì răng bị chạy phải làm sao?

Đeo hàm duy trì đủ thời gian: Đôi khi, tình trạng chạy răng là do khách hàng không đeo hàm duy trì đúng thời gian. Để khắc phục, bạn nên tuân theo khuyến nghị của Bác sĩ, đeo niềng duy trì 20 – 22 giờ/ngày và sử dụng liên tục trong 12 tháng, mới giúp cho răng và xương hàm thực sự ổn định.

Niềng răng lần nữa (nếu cần thiết): Nhiều trường hợp, Bác sĩ yêu cầu khách hàng đeo niềng răng thêm 3 – 6 tháng và siết dây cung, nhằm điều chỉnh răng sai lệch trở về vị trí ban đầu, đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Lời đáp: Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Câu trả lời chi tiết sẽ có trong video dưới đây của Nha khoa Việt Smile.

Bác sĩ niềng răng Việt Smile giải đáp thắc mắc của bạn

 Hướng dẫn cách sử dụng và vệ sinh hàm duy trì

  • Hàm duy trì phải được làm sạch hằng ngày khi bạn đánh răng. Cụ thể là rửa sạch qua với nước lạnh, sau đó vệ sinh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm với kem đánh răng. Thực hiện mỗi ngày giúp làm sạch cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, cũng như hạn chế vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Mỗi khi tháo niềng duy trì để tham gia hoạt động thể thao, sinh hoạt và ăn uống thì bạn nên đặt cẩn thận vào hộp, tránh tình trạng rơi, vỡ hoặc bị mất.
  • Không cho hàm duy trì sau khi niềng răng vào nước nóng (nhất là hàm nhựa trong suốt) vì có thể khiến nhựa biến dạng.

Một số lưu ý khi đeo hàm duy trì

Để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Cần đeo liên tục trong thời gian đầu tiên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tháo hàm ra và quên không đeo lại.

– Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình sử dụng hàm duy trì để phòng ngừa hiệu quả các bệnh về răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng.

Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì
Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì

– Cách vệ sinh hàm duy trì như sau: Rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để vệ sinh hàm, loại bỏ toàn bộ những cặn bẩn, vụn thức ăn còn bám trên hàm để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây hại cho sức khỏe răng miệng. Lưu ý không vệ sinh hàm bằng nước nóng để tránh làm hàm nhựa bị biến dạng.

– Lưu ý khi ăn, nhai và tham gia một số hoạt động thể thao dưới nước, người bệnh cũng cần tháo hàm duy trì và cất trong hộp chuyên dụng để phòng tránh tình trạng vỡ hàm, gãy hàm hoặc rơi mất hàm.

– Người bệnh cũng cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời nếu có vấn đề bất thường phát sinh.

Với những nội dung bác sĩ chuyên sâu tại trung tâm niềng răng Việt Smile vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đã biết được tầm quan trọng của việc dùng hàm duy trì sau khi kết thúc quá trình nắn chỉnh răng. Hi vọng các đồng niềng sẽ nghiêm túc thực hiện công đoạn này để bảo toàn kết quả chỉnh nha 1 cách toàn diện.

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Tại sao phải đeo hàm duy trì? Bác sĩ giải đáp mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc