Giai đoạn đeo thun liên hàm trong chỉnh nha là khi nào? đeo thun liên hàm răng số mấy? Chỉnh nha là kỹ thuật rất phức tạp nên khi niềng bạn cần lựa chọn bác sĩ chuyên sâu, tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn. Vì cấu tạo răng cũng như mức độ lệch lạc của mỗi người không giống nhau nên lộ trình điều trị sẽ sự khác biệt. Vậy, có phải niềng răng ai cũng cần đeo thun liên hàm, đeo chun để làm gì, khi nào bắt đầu đeo. Cùng Nha khoa VIET SMILE tìm hiểu chi tiết về thun liên hàm – chun chỉnh nha ngay bây giờ nhé.
Thun liên hàm – chun chỉnh nha là gì?
Thun liên hàm loại là dây thun có độ đàn hồi tốt được sử dụng căng từ hàm này sang hàm hàm đối diện. Thun kéo này sẽ được gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới để kéo các răng về vị trí mong muốn hoặc cũng có trường hợp thun liên hàm trong niềng răng sẽ được gắn vào mini vis để điều chỉnh thế răng.
Thun liên hàm thường được gọi với cái tên khác là chun niềng răng, thun kéo liên hàm, elastic band, chain elastic, chun chỉnh nha. Thun kéo liên hàm thường được bác sĩ chỉ định cho khách hàng sử dụng trong các trường hợp như :
- Kéo răng khấp khểnh
- Kéo răng mọc chếch hẳn trên xương hàm
- Răng mọc lệch, mọc chìa ra trước, sau
- Răng khớp cắn hở
- Khớp cắn đối đầu
Xem thêm: Chun liên hàm là gì? – Tất cả thông tin về chun liên hàm
Ai niềng răng cũng đeo thun liên hàm?
Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng tại Nha khoa VIET SMILE cho biết: “Không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều phải dùng thun liên hàm mà chỉ trong số trường hợp đặc biệt bác sỹ mới chỉ định sử dụng thêm dây thun để tạo thêm lực nhằm di chuyển răng hiệu quả hơn, giúp căn chỉnh khớp cắn chuẩn.”
Giai đoạn đeo thun liên hàm là khi nào?
Giai đoạn đeo thun liên hàm : Thời điểm và thời gian đeo thun liên hàm đối với mỗi người là khác nhau. Có trường hợp phải đeo thun ngay từ khi bắt đầu niềng, người chỉ đeo thun trong một vài tháng đầu nhưng cũng có trường hợp thun liên hàm cần đeo trong giai đoạn tinh chỉnh răng của quá trình niềng răng.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc mình sẽ cần dùng thun kéo trong bao nhiêu tháng, điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, quá trình dịch chuyển răng của mỗi người. Trong quá trình niềng răng bác sĩ chuyên sâu sẽ là người tính toán và theo dõi lực kéo để niềng răng đạt kết quả tốt nhất. Khi răng cần điều chỉnh của bạn đã về vị trí tiêu chuẩn và được bác sĩ xác định không cần sử dụng thun nữa thì lúc đó bạn sẽ ngưng dùng – không cần dùng thun kéo nữa.
Vai trò của việc đeo thun liên hàm như là một trợ lực để kéo răng về vị trí chuẩn, do đó thời gian đầu đeo thun bạn chưa quen. Thời điểm này bạn cảm nhận rõ sự hiện diện của những cơn ê tức răng, sẽ hơi khó chịu, bạn sẽ cần vài ngày để thích nghi. Dù hơi đau nhưng tuyệt đối không được tháo thun liên hàm ra nhé. Kiên trì một chút, bạn sẽ sớm được thấy thành quả, răng sẽ sớm di chuyển về vị trí tiêu chuẩn.
Để thun liên hàm phát huy tác dụng nhất định phải tuân thời gian đeo thun ít nhất từ 20 – 22 giờ/ ngày, vì vậy bạn sẽ cần phải đeo nó ngay cả trong khi ngủ và chỉ nên bỏ ra khi ăn uống mà thôi.
Xem thêm: Đeo thun liên hàm có đau không?
Các loại thun liên hàm
Tùy vào tình trạng răng cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng loại thun liên hàm phù hợp. Có 3 dòng thun liên hàm thường được sử dụng phổ biến:
Thun liên hàm loại 1:
Đây là loại thun thường sử dụng trong trường hợp đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Với thun liên hàm loại 1, bác sĩ sẽ móc thun từ vị trí răng nanh, răng hàm trên cho đến răng hàm dưới để tạo ra lực kéo vừa đủ.
Thun liên hàm loại 2:
Với thun liên hàm loại 2 sẽ được bác sĩ sử dụng trường hợp phải nhổ răng với mục đích củng cố điểm neo. Bác sĩ sẽ tiến hành móc thun từ răng hàm dưới đầu tiên cho đến răng nanh hàm trên, di xa ra trục răng thuộc hàm dưới, dịch chuyển vị trí răng cửa hàm trên.
Thun liên hàm loại 3:
Được áp dụng trong trường hợp răng hàm dưới bị hở. Khi đó, thun liên hàm loại 3 giúp phần răng hàm trên được nâng lên, đồng thời phần răng hàm dưới được rút lại.
Thun liên hàm loại 3 sẽ thường được dùng với các trường hợp phần răng hàm dưới bị hở. Khi này, thun liên hàm sẽ giúp nâng lên phần răng thuộc hàm trên và điều chỉnh phần răng hàm dưới.
Mỗi loại thun liên hàm sẽ có những đặc điểm và chức năng khác nhau nên để biết trường hợp của bạn sử dụng loại thun nào hãy trao đổi với bác sĩ điều trị của bạn nhé!
Xem thêm: Cách đeo thun liên hàm
Đeo thun liên hàm răng số mấy? Mua thun liên hàm ở đâu?
Sản phẩm chăm sóc răng niềng này hiện đang có bán khá phổ biến tại các phòng khám nha khoa, các nhà thuốc hoặc bạn có thể dễ dàng tìm mua trên các trang thương mại điện tử.
Đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ niềng răng mắc cài tại tất cả các chi nhánh Nha Khoa VIET SMILE đều sẽ được cung cấp miễn phí sản phẩm này (khi có chỉ định từ bác sĩ).
Hi vọng bài chia sẻ của Nha khoa VIET SMILE đã giúp bạn đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về việc đeo thun liên hàm trong chỉnh nha – niềng răng.
Do thun kéo liên hàm đóng vai trò như một trợ lực để kéo răng về vị trí chuẩn, vì vậy bạn hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo có một hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn, ăn nhai tốt sau khi tháo niềng nhé.
Nếu cần tư vấn về chăm sóc răng miệng , Giai đoạn đeo thun liên hàm, đeo thun liên hàm răng số mấy, thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa VIET SMILE theo số hotline 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất
Tài liệu tham khảo
- Orthodontic biomechanics with intermaxillary elastics – Thư viện y khoa Hoa Kỳ cập nhật 24/7/2023
- The Effect of Modifications to Intermaxillary Orthodontic – Western University
Lưu ý gì khi đeo thun niềng răng?
Chun liên hàm là khí cụ phải được thay đổi mỗi ngày. Vì vậy, sau khi được bác sĩ hướng dẫn đeo thun liên hàm lần đầu thì người niềng răng hãy ghi nhớ và áp dụng cách đeo chuẩn vào lần sau. Cụ thể, các bước gắn thun liên hàm vô cùng đơn giản. Đầu tiên, hãy đứng trước gương và mở miệng thật to. Dùng một tay hoặc cả hai tay kéo dây thun ra, sau đó đặt thun vào đúng vị trí đã được bác sĩ hướng dẫn trước đó.
- Đeo dây thun liên hàm theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường là phải đeo trong vòng 20 giờ kể cả trong giấc ngủ.
- Tháo dây thun khi ăn uống và vệ sinh răng miệng để tránh thun bị đứt, gây đau và chảy máu răng.
- Mỗi ngày, bạn nên thay dây thun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng để đảm bảo độ đàn hồi.
- Mang dây thun dự phòng khi ra ngoài để tránh tình trạng bị rơi, mất hoặc hỏng dây thun đang dùng.
- Rửa tay sạch sẽ khi đeo hoặc tháo thun liên hàm.
- Bảo quản dây thun cẩn thận, không được đặt ở khu vực ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm kết hợp bàn chải kẽ. Ngoài ra, cần sử dụng thêm tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ mảng bám, tránh tình trạng thun bị ố vàng.
- Không tự ý dùng hai hoặc nhiều thun cùng lúc vì điều này ảnh hưởng xấu đến chân răng.
- Không há miệng quá to khi đeo thun vì có thể làm dây thun mất đi tính co giãn, dễ bị đứt và rơi vào bên trong miệng.
Trên đây là bài viết Giai đoạn đeo thun liên hàm là khi nào? Mua thun liên hàm ở đâu? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.