Tương tự như các khí cụ chỉnh nha khác, dây cung niềng răng là 1 phần không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Nó hỗ trợ điều chỉnh vị trí răng, cải thiện khớp cắn và tạo ra sự căng đều trong hàm khi niềng. Vậy dây cung niềng răng là gì? Có bao nhiêu loại dây cung niềng răng? Và những câu hỏi liên quan đến dây cung niềng răng. Hãy cùng Việt Smile tìm hiểu trong bài viết sau!
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng (archwire) là loại dây có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với mắc cài trên thân răng để tạo thành một lực kéo để dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn của khách hàng.
Cụ thể hơn, sau khi cố định mắc cài trên thân răng, bác sĩ sẽ đặt dây cung vào trong rãnh giữa mắc cài và cố định bằng dây thun. Riêng với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, dây cung có thể tự động trượt giữa các rãnh của mắc cài.
Xem thêm: 16 khí cụ chỉnh nha bạn nên biết trước khi niềng răng
Các loại dây cung niềng răng
Có nhiều loại dây cung niềng răng khác nhau, và sự lựa chọn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Dưới đây là một số loại dây cung phổ biến:
Dây cung niềng răng thép không gỉ (Stainless Steel)
Được cấu tạo từ một loại hợp kim thép không gỉ hoặc các vật liệu khác có độ dẻo và độ bền cao. Thành phần cấu tạo nên dây cung thép không gỉ thuộc loại Austenitic 18-8 trong đó có chứa 17 – 25% Chromium, 8 – 25% Niken, 1 – 2% Carbon.
Dây cung niềng răng thường được làm thành dạng sợi mảnh và dẹp và khá cứng. Với chiều rộng và độ dày thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của khách hàng. Chi phí dây cung thép không gỉ thường thấp hơn các loại khác, chống ăn mòn tốt và lành tính nên được sử dụng phổ biến.
Dây cung niềng răng Niken – Titan (Niti)
Dây cung Tini có thành phần gồm 55% Niken và 45% Titanium, có độ đàn hồi cao, độ cứng thấp và có thể ứng dụng trong hầu hết các trường hợp niềng răng bằng mắc cài. Chính vì thế, dây cung Niti cũng là sự lựa chọn được nhiều khách hàng tin dùng trong chỉnh nha.
Hợp kim Niken-Titan có khả năng phục hồi hình dạng ban đầu sau khi áp lực được thay đổi, giúp dây cung đạt được độ linh hoạt và đồng thời duy trì độ căng trong quá trình niềng răng
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung Cobalt – Chromium có cấu tạo gồm 40% Coban, 20% Crom, 16% Sắt và 15% Niken. Đối với loại này thường có độ cứng yếu, không thể dùng cho các ca niềng răng phức tạp nên loại dây cung này ít được sử dụng trong chỉnh nha.
Dây cung niềng răng Titan – Beta (TMA)
Đối với dây cung Titan – Beta trong thành phần cấu tạo có chứa 79% Titanium, 11% Molypden, 6% Zirconium và 4 % Tin. Loại dây cung này có ưu điểm là có thể tăng và giảm chiều dài linh hoạt trong quá trình chỉnh răng, mang lại hiệu quả tương đối tốt.
Tuột dây cung khi niềng răng phải làm sao?
Tuột dây cung là điều rất hiếm khi xảy ra khi bạn chỉnh nha tại các cơ sở nha khoa uy tín. Việc tuột dây cung có thể do bị bật chun ở mắc cài thường hoặc bật lẫy mắc cài ở dòng tự động.
Nếu bạn gặp tình trạng này, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách dùng sáp nha khoa để giúp cố định dây cung. Sau đó nên liên hệ bác sĩ và đến nha khoa càng sớm càng tốt để cố định dây cung để tránh ảnh hưởng tới quá trình niềng răng của mình.
Xem thêm: Sáp nha khoa có tác dụng gì trong niềng răng?
Khắc phục dây cung niềng răng đâm vào má
Trong quá trình niềng răng có thể có tình trạng bị dây cung niềng răng đâm vào má. Đây là trường hợp đoạn cuối của dây cung bị thừa ra khi răng dịch chuyển gây ra.
Nhiều bạn lúc này thường dùng tay uốn cong đầu dây cung, nhưng cách xử lý này không an toàn bởi vì sẽ làm dây cung lệch lạc, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Trường hợp này tốt nhất là bạn nên dùng sáp nha khoa để khắc phục tạm thời và liên hệ và gặp bác sĩ đề được kiểm tra cụ thể và chính xác. Các bác sĩ sẽ có phương pháp điều chỉnh phù hợp hoặc bọc lại dây cung để nó không gây ra tình trạng trên gây khó khăn trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt của bạn.
Việc hiểu về dây cung niềng răng và cách xử lý những vấn đề liên quan là rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và hữu ích về dây cung niềng răng. Hãy luôn liên hệ với bác sĩ niềng răng của bạn để nhận được sự hướng dẫn chính xác và đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.
Tài liệu tham khảo:
- Orthodontic archwire – Thư viện bách khoa toàn thư Wikipedia
- 3M Archwires – Hãng mắc cài 3M
Trên đây là bài viết Dây cung niềng răng là gì? Các loại dây cung niềng răng phổ biến mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.