Răng số 7 có mấy ống tủy, có vai trò gì trên cung hàm, có nên nhổ răng hàm số 7 không? Và nếu răng số 7 bị hỏng cần nhổ bỏ thì làm sao để khắc phục? Hãy cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bài viết sau đây.
Răng hàm số 7 mọc khi nào?
Răng 7 hay còn gọi là răng hàm số 2, răng cối lớn thứ 2 là chiếc răng quan trọng bậc nhất trên cung hàm của chúng ta. Độ tuổi trẻ bắt đầu mọc răng số 7 vĩnh viễn là từ 12 -13 tuổi, khi đã thay hết răng sữa. Mỗi người sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng hàm số 7, 2 cái răng 7 ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới.
Vị trí răng số 7 là nằm giữa răng số 6 và răng số 8 (răng khôn) trên sơ đồ răng, răng này thực hiện chức năng nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Với một số người chưa mọc răng số 8 (răng khôn) hoặc không có răng số 8, vị trí răng số 7 sẽ là răng cuối cùng trên cung hàm.
Răng số 7 là răng vĩnh viễn, có nghĩa nó sẽ theo chúng ta cho tới cuối đời và không thể mọc lại nếu bị rụng. Bởi vậy mỗi chúng ta hãy chú trọng chăm sóc răng miệng để gìn giữ chiếc răng quan trọng này cũng như hàm răng của mình thật khỏe mạnh nhé.
Răng số 7 có mấy ống tủy?
Răng cối lớn thứ 2 thường có kích thước lớn và cấu tạo răng phức tạp. Chiếc răng hàm này thuộc top răng nhiều chân và có từ 3 ống tủy trở lên. Răng số 7 hàm trên có 3 chân, hàm dưới có 2 chân. Mỗi răng thường có 3 ống tủy.
Trong nhiều trường hợp phức tạp, những chiếc răng hàm số 2 này có thể có nhiều chân hơn dẫn tới việc điều trị răng số 7 khi bị tổn thương cũng trở nên phức tạp hơn.
Có nên nhổ răng hàm số 7 không?
Theo nguyên tắc bảo toàn răng thật, việc nhổ răng chỉ diễn ra khi cấu tạo và chức năng của răng thật bị phá hủy hoàn toàn, không còn khả năng cứu chữa.
Với răng hàm số 2 – tức răng số 7 chỉ được nhổ khi có sự thăm khám kỹ càng và chỉ định rõ ràng. Nhổ răng cấm là chỉ định cuối cùng của Bác sĩ khi không thể bảo tồn răng được nữa. Bạn không được tự ý nhổ bỏ khi chưa có đánh giá rõ ràng.
Một số trường hợp việc nhổ răng hàm số 7 là cần thiết:
- Răng bị bệnh lý không thể phục hồi như: sâu răng, viêm tủy nặng…
- Răng hàm số 7 bị sâu nặng không điều trị, thân răng bị mủn dần, tạo thành lỗ hổng lớn, chỉ còn lại chân răng.
- Răng bị sứt, mẻ, vỡ lớn… không thể phục hồi do va đập, chấn thương, tai nạn
- Răng hàm số 2 bị tiêu xương, lung lay sắp rụng.
- Răng bị biến chứng viêm nha chu, viêm chóp răng nặng
Lúc này, nhổ răng số 7 là việc cần thiết để bảo đảm sức khỏe răng miệng, tránh ảnh hưởng xấu tới các răng xung quanh.
Nhổ răng 7 rồi có cần trồng lại?
Răng số 7 được coi là chiếc răng quan trọng trong cung hàm đảm nhận vai trò nhai thức ăn. Vì vậy, sau khi nhổ răng hàm này, bạn cần trồng lại răng mới càng sớm càng tốt.
Răng mất để lâu ngày không chỉ khiến việc ăn nhai không được đảm bảo mà còn khiến tiêu xương, xô lệch toàn bộ hệ thống nhai, gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng.
Lựa chọn trồng răng bằng phương pháp nào?
Hiện nay, công nghệ trồng răng giả rất phát triển có thể khôi phục răng đã khuyết tối đa là cấy ghép implant.Trồng răng implant răng 7 là kỹ thuật trồng răng giả bằng cách cấy vào xương hàm tại vị trí chân răng cũ một chiếc chân răng nhân tạo, sau đó trồng lên chân răng này một chiếc răng sứ.
Đây là phương pháp khắc phục được tất cả các nhược điểm của các phương pháp trồng răng trước đây, Răng implant có cấu tạo như răng tự nhiên, tồn tại độc lập trên cung hàm, không ảnh hưởng tới các răng kế cận, không phải mài cùi răng bên cạnh.
Cấy ghép implant mang đến tính thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai toàn diện cho chiếc răng giả. Bên cạnh đó, thiết kế chắc chắn ổn định giúp Implant có độ bền cao và ổn định trong suốt thời gian dài sử dụng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho “Răng số 7 là răng nào, có nên nhổ không?”.
Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ ngay với Nha khoa Việt Smile để được bác sĩ tư vấn chi tiết bạn nhé.
Trên đây là bài viết Răng số 7 có mấy ống tủy? Có nên nhổ răng số 7 không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.