Cách đeo thun liên hàm như thế nào? Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả và sớm có nụ cười đẹp như ước muốn nhiều bạn bác sĩ sẽ cần đến sự hỗ trợ của dây thun. Vậy đeo thun như thế nào để giúp quá trình chỉnh nha nhanh và tốt nhất. Ngay sau đây, chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile sẽ hướng cách đeo thun kéo liên hàm.
Các kiểu đeo thun liên hàm
Dựa vào kế hoạch chỉnh nha bác sĩ sẽ đưa ra các kiểu đeo thun liên hàm khác nhau:
Thun hạng II:
- Lực: 1/4 inch; 6 oz ( 1 inch= 25,4 mm, 1 oz = 28,3g)
- Mục đích: Dùng trong trường hợp phải nhổ răng với mục đích củng cố điểm neo giữ
- Cách sử dụng: Khi sử dụng bác sĩ sẽ móc nối từ răng hàm dưới thứ nhất cho tới răng nanh hàm trên.
Thun hạng III:
- Lực: 1/4 inch; 3.5 oz
- Mục đích: Được bác sĩ sử dụng trong trường hợp răng hàm dưới bị hở
- Cách sử dụng: Bác sĩ sẽ đặt thun liên hàm trên răng của hàm trên và dưới, đồng thời kết nối chúng lại với nhau bằng một đoạn dây thun để giúp giúp phần răng hàm trên được nâng lên. Đồng thời phần răng hàm dưới được rút lại.
Thun cắn chéo:
- Lực: 3/16 inch; 6 oz
- Mục đích: Bác sĩ sử dụng trong trường hợp chỉnh sửa cắn chéo
- Cách sử dụng: Trong trường hợp này bác sĩ sẽ mắc dây thun ở mặt ngoài răng cối hàm trên hoặc dưới đến mặt trong của răng cối đối diện
Thun chỉnh đường giữa:
- Lực: 1/4 inch; 6 oz
- Mục đích: Được sử dụng khi đường giữa bị lệch
- Cách sử dụng: Bác sĩ sẽ móc phụ răng 2 hàm trên băng qua răng 1 và bắt chéo xuống răng 2 ở hàm dưới
Xem thêm: Đeo thun liên hàm có đau không?
Thun kéo liên hàm dùng khi nào?
Chun chỉnh nha là gì? cách đeo thun kéo liên hàm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
Thun liên hàm thường được gọi với cái tên khác là chun chỉnh nha, thun kéo liên hàm, elastic band, chain elastic, chun niềng răng.
Thun liên hàm loại là dây thun có độ đàn hồi tốt, được gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới để kéo các răng về vị trí mong muốn. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp dây thun niềng răng sẽ được gắn vào vít Implant để điều chỉnh thế răng.
Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng tại Nha khoa Việt Smile cho biết: “Không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều phải dùng thun liên hàm mà chỉ trong số trường hợp đặc biệt bác sỹ mới chỉ định sử dụng thêm dây thun để tạo thêm lực nhằm di chuyển răng hiệu quả hơn, giúp căn chỉnh khớp cắn chuẩn.”
Elastic band thường được bác sĩ chỉ định cho khách hàng sử dụng trong các trường hợp như :
- Kéo răng khấp khểnh
- Kéo răng mọc chếch hẳn trên xương hàm
- Răng mọc lệch, mọc chìa ra trước, sau
- Răng khớp cắn hở
- Khớp cắn đối đầu
Xem thêm: Thun liên hàm là gì? – Tất cả thông tin về chun liên hàm
Cách đeo thun liên hàm?
Trong quá trình niềng răng, thun liên hàm cần phải đeo tối thiểu 12 giờ/ngày .Để đảm bảo độ đàn hồi và áp lực kéo, bạn cần phải thay thun từ 2 – 3 lần trong một ngày. Vì thế, bạn cần phải biết cách đeo thun liên hàm đúng chuẩn tại nhà để mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất. Nếu bạn chưa quen thì có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định xem thun liên hàm trước bác sĩ đã gắn vào răng nào.
Bước 2: Há miệng thật to, bắt đầu tháo thun cũ ra và đeo lại dây thun vào đúng vị trí ban đầu.
Xem thêm: Giai đoạn đeo thun liên hàm
Video tham khảo:
Tài liệu tham khảo
- Orthodontic biomechanics with intermaxillary elastics – Thư viện y khoa Hoa Kỳ cập nhật 24/7/2023
- The Effect of Modifications to Intermaxillary Orthodontic – Western University
Trên đây là bài viết Các kiểu đeo thun liên hàm trong niềng răng chỉnh nha mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.