Lưu ý sau khi gắn mắc cài bạn cần biết :Lưu ý sau khi gắn mắc cài là những điều bạn cần quan tâm đến để biết cách vệ sinh răng miệng, ăn uống như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bạn chưa biết cần phải lưu ý những điều gì sau khi gắn mắc cài hãy theo dõi thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.
Những lưu ý sau khi gắn mắc cài
Bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi, tay nghề cao, cùng sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo ca niềng răng đạt hiệu quả như mong đợi. Đó là lý do bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện niềng răng. Không chỉ giúp quá trình chỉnh nha được thuận lợi, suôn sẻ mà lựa chọn phòng nha uy tín còn hạn chế, phòng tránh được các rủi ro, biến chứng. Khi gắn mắc cài niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu suất:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Sau khi gắn mắc cài bạn nên tránh cắn đồ ăn hoặc vật cứng bằng răng cửa mà nên cắt nhỏ đồ ăn và nhai bằng răng sau:
Những đồ cứng, dai và dính: Nó có thể làm tăng nguy cơ bung, sứt mắc cài hoặc di lệch khí cụ
Những loại ra, củ, quả (cà rốt, táo, ngô,…) nên nấu như hoặc cắt nhỏ trước khi ăn tránh cắn trực tiếp.
Những loại hoạt như hướng dương, hạt dưa, hạnh nhân, mắc ca,…nên lấy tay bóc làm nhỏ hoặc nghiền nhỏ trước khi ăn.
Không nên ăn những loại keo như caramen, chocolate, kẹo cao su,… độ dai dính của thực phẩm rất dễ giắt vào các kẽ răng hoặc mắc cài.
Các loại thịt dai nên cắt mỏng, nhỏ hoặc ninh nhừ trước khi ăn.
Lưu ý với những bạn dùng mắc cài sứ, mắc cài pha lê mà dùng chun chuỗi màu trong suốt nên tránh những đồ ăn dễ bám màu như nghệ, trà xanh, cafe,… vì dễ làm cho chun nhanh đổi màu.
Có cách chăm sóc răng miệng phù hợp
Vệ sinh răng miệng như bình thường ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride. Chải nhẹ nhàng, chải mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của tất cả các răng, chú ý điểm tiếp xúc giữa mắc cài và không đánh mạnh đầu bàn chải vào mắc cài.
Sử dụng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước để giúp vệ sinh răng miệng sạch hơn.
Sử dụng các loại nước súc miệng không chứa cồn và tạo mùi giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, thức ăn thừa mà không ảnh hưởng đến răng miệng.
Chuẩn bị sáp nha khoa
Khi đeo niềng răng không thể tránh khỏi mắc cài chạm vào môi má gây tổn thương, nhất là trong thời gian đầu mới gắn niềng. Dùng sáp chỉnh nha sẽ giúp ngăn chặn mắc cài cọ xát môi má tạm thời.
Lưu ý khi khí cụ bị rơi
Nếu không may bị bung, tuột khí cụ hoặc mắc cài bạn hãy giữ lại và để chúng vào túi zip cẩn thận. Sau đó liên hệ với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
Không tự ý tháo và điều chỉnh khí cụ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Massage nướu hoặc chườm lạnh
Sau gắn mắc cài lực siết răng sẽ bắt đầu sinh ra nên có thể gây ra một vài biểu hiện đau nhức, khó chịu. Đây là biểu hiện bình thường, bởi răng của bạn chưa quen với sự dịch chuyển răng.
Với những trường hợp này bạn hãy dùng tay massage nướu hoặc dùng túi chườm lạnh để giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Tuân thủ kế hoạch, lộ trình niềng răng của bác sĩ
Niềng răng là một quá trình lâu dài, có thể từ 1,5 – 2 năm hoặc lâu hơn. Do đó khi niềng, bạn cần tuân thủ lộ trình cũng như các hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Trong thời gian niềng răng bạn cần quay lại nha khoa tái khám định kì hàng tháng để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và thực hiện các thủ thuật trong quá trình niềng để đưa các răng về đúng vị trí.
Cách vệ sinh răng miệng cho người niềng răng?
Khi niềng răng bạn sẽ cần phải đeo rất nhiều khí cụ nên việc vệ sinh răng miệng cần cẩn thận hơn. Dưới đây là các bước vệ sinh răng miệng đúng cách cho người niềng răng.
- Bước 1: Chải răng bằng bàn chải với kem đánh răng như bình thường. Lưu ý chải thật kỹ mắc cài và khí cụ với lực nhẹ nhàng.
- Bước 2: Sử dụng máy tăm nước để làm sạch các vùng kẽ răng và mắc cài.
- Bước 3: Sử dụng thêm bàn chải kẽ để làm sạch các góc và các khe của mắc cài và dây cung.
- Bước 4: Súc miệng lại bằng nước súc miệng có chứa Fluoride để loại bỏ hết những thức ăn thừa còn sót lại giúp bảo vệ răng.
Trên đây là bài viết Lưu ý sau khi gắn mắc cài bạn cần biết mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.