Vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng liệu có gây nguy hiểm gì không? Cục máu đông có vai trò như thế nào với răng miệng sau khi nhổ răng? Làm sao để tránh tình trạng vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng? Cùng VIET SMILE tìm hiểu rõ hơn về cục máu đông cũng như vai trò, cách khắc phục nếu không may bị vỡ cục máu đông ngay trong bài viết dưới đây.
Cục máu đông sau khi nhổ răng là gì?
Cục đông sau khi nhổ răng là gì? Sau nhổ răng tại vị trí răng vừa nhổ sẽ xuất hiện cục máu đông lại để bịt kín vết thương với mục đích ngăn máu chảy, bảo vệ vùng mới nhổ. Trong khoảng 1-2 ngày đầu sau nhổ bạn có thể thấy cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt đây là biểu hiện bình thường.
Bởi cục máu đông bao gồm sự kết hợp của huyết tương, tiểu cầu, fibrinogen và các yếu tố đông máu khác. Cục máu đông có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ, làm lành vết thương khi cung cấp chất bảo vệ, kích thích quá trình tái tạo tế bào mô và mạch máu mới.
Vậy cục máu đông sau khi nhổ răng có những vai trò gì?
Vai trò của máu đông sau khi nhổ răng
Máu đông hay cục máu đông là một phần yếu tố của quá trình phục hồi, lành thương sau khi nhổ răng.
Máu đông sẽ được hình thành ở vết thương sau nhổ răng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn cũng như bảo vệ và giúp phục hồi vết thương nhanh chóng hơn. Cục máu đông có một số vai trò quan trọng như sau:
Cầm máu vết thương
Máu đông sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu, mất máu quá nhiều sau khi nhổ răng. Bởi sau khi trải quá tiểu phẫu, các mạch máu ở vùng nhổ răng sẽ giãn ra nên khi kết thúc quá trình nhổ. Các thành mạch máu dần đóng lại máu đông dần lại để ngăn chặn chảy máu, cầm máu vết thương.
Bảo vệ ổ răng khỏi vi khuẩn
Máu đông không chỉ giúp cầm máu mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi về thương bởi cục máu đông có thể giúp bảo vệ ổ răng khỏi vi khuẩn. Ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương sau khi thực hiện nhổ răng cho khách hàng.
Thúc đẩy quá trình lành thương
Trong quá trình phục hồi vết thương sau nhổ răng, cục máu đông sẽ dần được thay thế bằng các tế bào mới. Mô liên kết để tái tạo giúp phần lợi liền, trở lại trạng thái bình thường. Cục máu đông sẽ giúp kích thích, thúc đẩy các tế bào phát triển, đẩy nhanh quá trình lành thương.
Vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng có sao không?
Cục máu đông có vai trò quan trọng, vậy nếu vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng thì có sao không?
Tình trạng vỡ cục máu đông sau khi nhổ khá ít xảy ra, nhưng cũng không phải là điều hiếm thấy. Lý do vỡ cục máu đông có thể do sau khi nhổ răng bạn chưa thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bạn gặp các bệnh lý khiến máu khó đông.
Nếu không may cục máu đông bị vỡ thì bạn bị mất đi một lớp bảo vệ vết thương, dễ bị nhiễm trùng, sưng viêm. Khi phát hiện tình trạng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở gần nhất để được kiểm tra, xử lý kịp thời. Vì nếu bạn để vết thương bị hở càng lâu thì bạn có thể bị đau hay bị nhiễm trùng nặng hơn.
Dù hiện tượng vỡ cục máu đông sau khi nhổ ít xảy ra nhưng bạn vẫn nên quan sát, kiểm tra tình trạng vết thương xem máu đã đông hay chưa, có bị chảy nhiều không để đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn nhé!
Cục máu đông sau khi nhổ răng khi nào hết?
Sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ được hình thành trong vị trí lỗ răng vừa nhổ để ngăn máu chảy ra và bảo vệ vết thương. Thời gian cục máu đông tan hết và vết thương lành còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
Vị trí răng nhổ
Thời gian để cục máu đông ở các vị trí răng nhổ sẽ có sự khác nhau. Nếu bạn nhổ các cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ thì thời gian lành thương sẽ nhanh hơn bởi vị trí nhổ có kích thước ổ răng nhỏ hơn. Còn với các răng hàm lớn hay đặc biệt là răng khôn hay răng 8 thì thời gian cục máu đông tan hết sẽ lâu hơn, vết thương lâu lành hơn.
Phương pháp nhổ răng
Phương pháp nhổ răng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian máu đông tan và lành vết thương. Khi bạn nhổ răng bằng máy nhổ răng sóng siêu âm thì vết thương sẽ nhanh lành hơn khi nhổ truyền thống.
Cơ địa, tình trạng sức khỏe
Với bạn có cơ địa, sức khỏe cá nhân của bạn tốt, ổn định thì quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và máu đông cũng tan nhanh hơn. Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng giúp sức khỏe của bạn tốt hơn, vết thương mau lành hơn.
Thông thường, cục máu đông sau khi nhổ răng sẽ tan dần và hết sau 3-5 ngày và vết thương cũng sẽ lành sau khoảng 7-10 ngày. Nhưng vẫn có một số bạn gặp tình trạng vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng hay vết thương bị sưng, viêm thì thời gian lành thương có thể lâu hơn và cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Một số lưu ý quan trọng để bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng
Vậy cần lưu ý điều gì để bảo vệ và tránh tình trạng vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng?
Sau khi nhổ răng, việc bảo vệ cục máu đông cũng rất quan trọng để đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng:
Tránh tác động lực mạnh
Sau nhổ răng bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh, tránh tác động lực mạnh vào vị trí nhổ răng vì có thể gây vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng. Điều này cũng gây chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe của bạn.
Không súc miệng mạnh bằng nước muối
Trong 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng bạn không nên súc miệng mạnh bằng nước muối vì có thể khiến cục máu đông bị tan, di chuyển, gây chảy máu. Khi đánh răng bạn cũng nên chải nhẹ nhàng, tránh vị trí nhổ răng vì có thể gây vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng.
Không mút, chép miệng, hút thuốc lá
Khi bạn mút, chép miệng hay hút thuốc lá không chỉ tác động lực mạnh gây vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng mà còn có thể gây chảy máu, nhiễm trùng khi hút thuốc lá.
Ăn đồ ăn mềm, nguội
Trong 1-2 ngày đầu sau nhổ răng bạn nên ăn đồ mềm, không nóng để tránh ảnh hưởng vị trí nhổ răng và làm cục máu đông bị tan ra. Sau ăn bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước để loại bỏ thức ăn thừa, giảm vi khuẩn bám lại vết thương gây nhiễm trùng.
Qua đây, VIET SMILE hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò của cục máu đông và các lưu ý để hạn chế tình trạng vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, bạn có thể liên hệ VIET SMILE qua hotline 1900 3331 để được hỗ trợ ngay nhé!
Trên đây là bài viết Vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng có gây nguy hiểm gì không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.