Nhổ răng khi niềng có sao không?

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 14-06-2023 567 lượt xem

Nhổ răng khi niềng răng là một trong những chỉ định bác sĩ có thể đưa ra để giúp hỗ trợ quá trình chỉnh nha được thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất sau tháo niềng. Tuy nhiên, nhắc đến nhổ răng khi niềng nhiều người lo sợ không biết có đau không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? hay Đâu là những răng sẽ cần phải nhổ khi niềng. Cùng VIET SMILE đi giải đáp tất cả những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây nhé.

Nhổ răng khi niềng có sao không?
Nhổ răng khi niềng có sao không?

Có nên nhổ răng khi niềng?

Niềng răng là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng dây cung, mắc cài hay khay niềng trong suốt để tạo lực lên răng nhằm kéo răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Vì tính chất di chuyển của răng nên cần có khoảng trống nhất định, nhưng ở một số trường hợp không đủ khoảng trống để răng di chuyển nên bác sĩ sẽ cần đưa ra chỉ định nhổ răng.

Mục đích của việc nhổ răng là để tạo điều kiện thuận lợi để các răng di chuyển, giúp răng sắp xếp lại vị trí để trở nên đều đặn và khớp cắn tốt nhất. Do vậy đây là việc làm cần thiết nên bạn hãy tuân thủ theo đúng như chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên nhổ răng, với những trường hợp như răng thưa, răng mọc không quá dày thì bạn có thể không cần nhổ răng mà vẫn đạt hiệu quả như mong đợi. Do vậy trước khi đưa ra quyết định có nhổ răng hay không, bác sĩ sẽ cần tính toán kỹ lưỡng thì mới đi đến quyết định cuối cùng, do vậy việc nhổ răng sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Một số trường hợp cần nhổ răng khi niềng

Một số trường hợp cần nhổ răng khi niềng
Một số trường hợp cần nhổ răng khi niềng

Như trên đã nói, không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng khi niềng. Sau đây là một số trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng răng:

Răng hô, móm: Với những răng hô, móm nặng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ cần chỉ định nhổ 2 – 4 răng, răng nào thì bác sĩ sẽ tính toán và đưa ra cụ thể trên phác đồ điều trị.

Răng mọc lộn xộn: Khi răng mọc chồng chéo, chen chúc với nhau kết hợp với đó là khung hàm nhỏ, không đủ điều kiện để giúp răng sắp đều các răng. Do vậy bác sĩ sẽ cần nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho các răng còn lại dịch chuyển về khớp cắn tốt nhất, giúp khắc phục hoàn toàn răng khấp khểnh.

Quá nhiều răng: Trên cung hàm có quá nhiều răng như răng kẹ thừa, răng sữa chưa rụng. Trường hợp này bạn nên nhổ đi vì thứ nhất chiếc răng đó không có chức năng gì mà còn gây mất thẩm mỹ, thứ 2 tạo khoảng trống cho các răng khác đủ chỗ để sắp đều.

Sai lệch khớp cắn: Với những trường hợp sai lệch khớp cắn, 2 hàm không ăn khớp với nhau khi ở trạng thái nghỉ, bác sĩ sẽ đánh giá nếu không đủ khoảng trống để kéo răng 2 hàm về khớp cắn chuẩn bác sĩ sẽ cần thực hiện nhổ răng khi niềng răng.

Nhổ răng khi niềng có hại không?

Nhổ răng khi niềng có hại không?
Nhổ răng khi niềng có hại không?

Nhổ răng chỉnh nha là một thủ thuật không quá phức tại và trước khi nhổ bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát và thực hiện chụp phim X-Quang đánh giá cấu trúc răng. Vậy nên nhổ răng khi niềng sẽ không gây hại gì cho sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa có đủ những điều kiện sau:

  • Có hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ quá trình niềng răng, nhổ răng khi niềng của bạn diễn ra nhanh chóng, chính xác và nhẹ nhàng.
  • Bác sĩ thực hiện cho bạn cần là người có tay nghề tốt, chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm để hạn chế được những rủi ro khi gặp phải.
  • Phòng điều trị phải được đảm bảo vô trùng, dụng cụ phải được hấp sấy cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo các khách hàng với nhau.

Nhổ răng khi niềng có đau không?

Nhắc đến nhổ răng nhiều bạn lo sợ rằng nhổ răng sẽ gây đau nhức, khó chịu. Nhưng thực tế, quá trình nhổ răng của bạn bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí răng cần nhổ nên bạn hoàn toàn sẽ không có cảm giác đau nhức sau khi nhổ.

Ở một số người do cơ địa nhạy cảm, sau nhổ thuốc tê đã tan hết thì có thể gặp phải tình trạng ê ê nhẹ. Nhưng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và chúng sẽ chấm dứt sau 1 vài ngày sau đó. Do vậy nếu bác sĩ có chỉ định nhổ răng bạn hãy đồng ý để giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt.

Nhổ răng khi niềng có đau không?
Nhổ răng khi niềng có đau không?

Nhổ răng có bị hóp má không?

Ngoài câu hỏi nhổ răng có đau không, thì nhổ răng có bị hóp má không cũng là câu hỏi khiến nhiều bạn cần nhổ răng khi niềng đặt ra. Thông quá thực tế nhiều ca niềng răng, bác sĩ nhận định, nhổ răng khi niềng răng KHÔNG dẫn đến hóp má. Bởi sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để kéo các răng kế cận vào vị trí răng sau nhổ, do vậy trên cung hàm của bạn vẫn đầy đủ răng.

Hiện tượng hóp má khi niềng răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Lười ăn nhai: Khi niềng răng, bạn chỉ ăn các đồ mềm, sử dụng ít lực nhai hơn. Điều này khiến hệ thống cơ hoạt động ít, dẫn đến các cơ tự động chùng xuống và mềm đi dẫn đến hóp má. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện chế độ ăn nhai hợp lý, thời gian đầu mới đeo niềng hoặc sau mỗi siết răng bạn có thể sử dụng đồ mềm sau đó một thời gian khi đã quen với khí cụ niềng thì nên ăn nhai bình thường, không cần quá kiêng khem, chỉ cần tránh các món ăn quá cứng, quá dai.
  • Do stress: Niềng răng bị hóp má có thể do bạn bị căng thẳng, stress dẫn đến mất ngủ làm cho khiến gương mặt của bạn trông tiều tuỵ hơn.
  • Do bác sĩ chỉnh nha sai kỹ thuật: Một số nha sĩ có kỹ thuật tốt sử dụng các khí cụ chỉnh nha không đúng thời điểm hay dùng lực siết quá mạnh.

Nhổ răng nào khi niềng răng?

Nhổ răng khi niềng răng là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình dịch chuyển của răng thuận lợi. Vậy đâu là những răng sẽ cần phải nhổ khi niềng răng:

Nhổ răng nào khi niềng răng?
Nhổ răng nào khi niềng răng?

Nhổ răng số 4 khi niềng

Răng số 4 là răng thường được chỉ định đầu tiên khi nhổ răng chỉnh nha. Bởi răng số 4 là chiếc răng nằm ở chính giữa cung hàm và có kích thước không quá to cũng không quá nhỏ nên có thể tạo ra khoảng trống vừa đủ để răng dịch chuyển.

Bên cạnh đó, răng số 4 là răng không có quá nhiều chức năng ăn nhai trên cung hàm nên sau khi nhổ sẽ không ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng. Bên cạnh đó, răng số 4 và răng số 5 có chức năng tương tự như nhau nên có thể thay thế cho nhau được.

Nhổ răng số 5

Bên cạnh răng số 4 thì một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4. Cũng giống như răng số 4, răng số 5 là răng hàm nhỏ có cấu trúc không quá nhỏ cũng không quá lớn, do vậy sau nhổ sẽ tạo ra một khoảng trống vô cùng thuận lợi để răng có đủ vị trí để dịch chuyển (không thừa, không thiếu). Răng số 5 còn nằm khuất ở phía bên trong, khi cười sẽ không lộ ra khoảng trống nên không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bạn.

Nhổ răng số 8

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm và mọc vào khoảng từ 18 – 25 tuổi. Đây là thời điểm răng, nướu đã phát triển ổn định, do vậy khi mọc lên chúng thường không đủ vị trí nên có hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, chèn ép răng số 7,… Răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng khó vệ sinh, nên để phòng tránh các bệnh lý răng miệng miệng và không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Nhổ răng khi niềng có sao không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc