Đau răng khôn nên làm gì? Có nên nhổ không?

Biên tập: Thu Huyền 16-06-2022 1072 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Ngọc Khánh

Có nên nhổ răng khôn khi răng đang đau hoặc bị sưng viêm hay không, đau răng khôn có nên nhổ không là một vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay. Bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên sâu tiểu phẫu tại Nha khoa Việt Smile sẽ giải đáp để bạn có câu trả lời khi bạn đang có các dấu hiệu đau răng khôn.

Có nên nhổ răng khôn khi răng đang đau
Có nên nhổ răng khôn khi răng đang đau?

3 nguyên nhân gây đau răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc cuối cùng, nằm trong cùng của cung hàm. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng khôn, dưới đây là một số nguyên nhân chính gây đau răng khôn:

1. Viêm lợi trùm khi mọc răng khôn

Nguyên nhân này thường gặp rất phổ biến bởi răng khôn mọc rất muộn, sau khi các răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm do đó thường thiếu chỗ mọc răng, răng mọc không hoàn toàn.Vì vậy dẫn đến lợi trùm lên bề mặt răng khôn tạo thành một chiếc hố để giữ thức ăn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm lợi gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

2. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đâm vào các răng khác gây ra một số triệu chứng như:

  • Gây đau nhức hàm.
  • Sưng đỏ nướu răng
  • Khó há miệng
  • Ốm sốt hoặc không
  • Răng khôn mọc lệch có thể gây ra biến chứng sâu răng số 7.

3. Sâu răng khôn khi mọc răng

Răng 8 nằm sâu bên trong chính vì thế rất khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng đẫn sến sâu răng. Khi sâu răng khôn bạn sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Ê buốt răng, có thể buốt tự nhiên hoặc buốt khi ăn nóng hoặc lạnh. Hiện tượng buốt này có thể lan lên đầu hoặc nửa mặt.
  • Đau khi ăn nhai hoặc đau khi ấn vào răng khôn.
  • Răng khôn sậm màu, có màu nâu xám hoặc đen
  • Răng số 8 trở nên nhạy cảm với các tác nhân nóng lạnh
  • Hơi thở có mùi khó chịu
4 rang khon bi sau
Khách hàng nhổ cùng lúc 4 răng khôn bị sâu mặt nhai

Đau răng khôn nên làm gì?

Việt Smile sẽ gợi ý cho bạn một số cách trị đau răng khôn, mẹo giảm đau tạm thời ngay tại nhà có thể giúp bạn đỡ đau răng khôn ngay dưới đây:

Vệ sinh răng miệng kĩ càng

Bạn hãy điều chỉnh cách vệ sinh răng miệng của mình để việc làm sạch răng, khoang miệng, đặc biệt là vị trí đau răng khôn hiệu quả hơn.

Hãy chọn cho mình bàn chải đánh răng phù hợp, đầu bàn chải lông mềm để chải răng đều đặn 2 lần/ngày. Bạn không nên đánh răng theo chiều ngang mà cần đánh theo chiều dọc, xoay tròn bàn chải để làm sạch tất cả mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài của răng. Để bảo vệ răng, tránh mòn men, gây tổn thương nướu răng, bạn cần thực hiện thao tác đánh răng với 1 lực nhẹ nhàng, không chải răng quá qua loa hoặc quá lâu.

Bạn chú ý để bàn chải đánh răng tại nơi thoáng mát, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bắt đầu sờn để việc đánh răng được tốt nhất. Hơn nữa, bạn cần kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, tránh thức ăn bị mắc kẹt lại, tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát triển.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách bạn vẫn nên duy trì việc khám răng và lấy cao răng định kì tại nha khoa giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, không bị đau răng khôn, không viêm nướu.

Giảm đau răng khôn bằng chườm đá lạnh

Khi răng khôn mọc bạn có thể bị sưng nướu, viêm quanh răng, nhiều trường hợp sưng má, lúc này bạn có thể áp dụng cách chườm đá lạnh để đỡ đau răng khôn.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị túi chườm lạnh hoặc vài viên đá lạnh cho vào túi vải sạch
  • Dùng túi chườm tại khu vực ngoài vùng bị đau răng khôn
  • Bạn nên thực hiện chườm 10 phút nghỉ 10 phút để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
chườm lạnh giảm đau răng
Chườm lạnh giảm đau răng khôn

Súc miệng nước muối giảm đau răng khôn

Nước muối từ lâu đã được biết là có khả năng làm chắc răng, kháng khuẩn khá tốt, giảm đau nhức răng, hạn chế sự phát triển của viêm sưng nướu. Bởi vậy, dùng nước muối để súc miệng hàng ngày là 1 mẹo giúp bạn không cần lo lắng đau răng khôn nên làm gì.

Cách sử dụng nước muối giảm sưng đau răng khôn được thực hiện như sau: Bạn có thể dùng dung dịch nước muối pha loãng, dùng súc miệng 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần bạn súc khoảng 30 – 40 giây rồi nhổ bỏ.

Lưu ý: Đây là mẹo giảm đau răng khôn được dùng phổ biến nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng

Sử dụng lá bạc hà

Lá bạc hà có công dụng giảm đau răng khôn rất hiệu quả. Bạn hãy áp dụng ngay mẹo này theo hướng dẫn như sau

  • Chuẩn bị v5-7 lá bạc hà tươi sau đó rửa sạch, để ráo
  • Đun sôi lượng nước vừa đủ rồi cho lá bạc hà đun 2 phút
  • Để nguội và chắt nước lá bạc hà này dùng súc miệng
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện khi đau răng khôn
giảm đau răng 8
Dùng bạc hà giảm đau răng khôn (Hình ảnh lá bạc hà)

Đau răng khôn uống thuốc gì?

Răng khôn mọc khiến nhiều bạn cảm thấy khó chịu kèm theo những cơn đau, đau ít có và có cả đau, sưng nhiều. Vậy nếu chưa nhổ răng khôn có thuốc nào giúp giảm những cơn đau do răng khôn gây ra hay không?

Đau răng khôn nên uống thuốc gì?
Đau răng khôn nên uống thuốc gì?

Răng khôn đau có thể theo từng đợt và theo các mức độ khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau răng khôn có mức độ từ vừa đến nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng đường uống giúp bạn giảm đau:

Đây là các loại thuốc có thể dễ dàng tìm được tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng thì bạn vẫn nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc, liều lượng sử dụng phù hợp cho bạn trước nhé!

Đau răng khôn không nên ăn gì?

Nếu bạn đang bị đau nhức răng khôn bạn không nên ăn gì để hạn chế tình trang đau răng chuyển biến xấu hơn? Dưới đây là những lưu ý về những thực phẩm bạn nên tránh ăn khi bị đau răng khôn:

  • Những loại thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng răng lợi như các chất kích thích bia rượu, nước có gas, ớt cay, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, rau muống, thịt gà và đồ nếp (xôi, cơm nếp, bánh từ bột nếp,…).
  • Ngoài ra còn nên tránh những món ăn quá cứng, dai, dẻo, khó nhai dễ bám vào chân răng khiến bạn khó vệ sinh, gây sưng đau răng hơn.
Đau răng khôn không nên ăn gì?
Đau răng khôn không nên ăn gì?

Đau răng khôn có thể gây ra hậu quả gì?

Đau nhức, ảnh hưởng ăn uống, vệ sinh răng

Răng khôn mọc gây đau nhức răng, sưng viêm nướu điều này khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Những vấn đề này không được khắc phục sớm có thể gây đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng trực tiếp với chất lượng cuộc sống. Chúng ta bị đau rất dễ nảy sinh tâm lý cáu gắt, người thì bị ốm sốt, người lại chán ăn, đau răng đến mất ăn, mất ngủ…

Ảnh hưởng tới răng số 7

Đau nhức răng khôn kèm viêm nhiễm khi không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng như: há miệng hạn chế, đau lan tỏa lên vùng mặt, vùng đầu. Đặc biệt, đau răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây sâu răng.

Đa phần các răng khôn mọc lệch sẽ nghiêng về răng số 7 hoặc tạo ra một tiếp xúc không tốt với răng số 7 bên cạnh, chúng có thể chèn ép răng 7 gây đau dữ dội, lung lay chân răng, tiêu xương, làm răng này xô lệch.  Hơn nữa, tại vị trí tiếp xúc giữa răng số 7 và răng khôn số 8 thức ăn rất dễ mắc kẹt lại, khi không được vệ sinh sạch sẽ khiến răng bị sâu.

Nhổ 2 răng khôn mọc lệch không đau như tưởng tượng – KH Hồng Vân

Răng chen chúc, xô lệch khớp cắn

Không chỉ gây đau nhức, chèn ép răng số 7 khiến răng này nghiêng ngả, các răng khôn mọc lệch có thể khiến xô lệch, chen chúc các răng trên cung hàm, từ đó gây xáo trộn khớp cắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều khách hàng phải niềng răng mặc dù trước đó răng của họ khá tốt, thẳng đều.

Gây u nang xương hàm, nguy hiểm đến tính mạng

Khi răng khôn mọc lệch khỏi cung hàm thường sẽ đâm vào má, gây đau, cọ xát vào niêm mạc vùng má có thể làm viêm nhiễm, chảy máu khi tác động mạnh vào, thậm chí ổ viêm lan rộng tạo áp xe, gây nhiễm trùng máu, u nang xương hàm, làm hỏng xương hàm và dây thần kinh. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được ngăn chặn ngay từ đầu có thể làm ảnh hưởng đến các xoang hàm, mũi, tai, họng xung quanh, tổn thương cơ, viêm mô tế bào, gây ra các biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

biến chứng răng khôn
Biến chứng nguy hiểm do mọc răng khôn

Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?

Không phải tất cả các trường hợp mọc răng khôn đều được các bác sĩ chỉ định nhổ răng. Các trường hợp nên nhổ răng khi mọc răng khôn là:

  • Răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 gây đau, ảnh hưởng đến các răng kế cận khác
  • Răng số 8 bị Viêm lợi trùm tiếp diễn nhiều lần làm xung quanh bề mặt răng bị ê buốt, sưng tấy.
  • Răng 8 mọc lệch 90 độ, mọc ngang,, làm xô lệch cả hàm.
  • Răng khôn bị sâu: Trường hợp này sẽ được các bác sĩ chỉ định nhổ răng để tránh gây lây lan sang các răng khác gây ảnh hưởng đến chức năng của răng.
  • Mọc răng khôn gây sốt, nổi hạch, sưng má…
  • Răng số 8 bị Viêm nha chu
  • Nhổ răng 8 với mục đích chỉnh nha
nhổ răng khôn không đau
An tâm nhổ răng khôn tại Việt Smile với công nghệ hiện đại

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?

Việc có nên nhổ răng khôn khi răng đang đau hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của khách hàng và theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi thăm khám tại nha khoa Việt Smile tùy vào từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn ngay lập tức hoặc nhổ răng khôn sau khi áp dụng các phương pháp để giảm đau, chống viêm.

Thông thường, nếu răng số 8 của bạn sưng đau nhưng chưa hình thành áp xe, ổ viêm có thể tiến hành nhổ luôn sau khi bác sĩ chụp x quang xác định vị trí hướng mọc và chân răng. Nếu sưng viêm hình thành ổ áp xe, có mủ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn uống từ 5 – 7 ngày để ổn định ổ viêm và hẹn ngày tới thực hiện nhổ răng.

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là khi răng đã mọc được ⅔. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng khi có các dấu hiệu mọc răng khôn phải đến ngay các phòng khám nha khoa để được thăm khám để hạn chế được các rủi ro do mọc răng khôn gây ra.

Quá trình liền thương sau nhổ răng 8 như thế nào?

5/5 - (2 bình chọn)

Trên đây là bài viết Đau răng khôn nên làm gì? Có nên nhổ không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc