Giảm đau khi đeo thun liên hàm bằng cách nào? Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ dùng đến thun liên hàm để giúp điều chỉnh răng về vị trí tốt hơn. Vậy thun này dùng để làm gì, đeo chun có đau không? hay làm cách nào để giảm đau khi đeo thun liên hàm? Bài viết sau của Nha khoa Việt Smile sẽ giúp cung cấp cho các bạn thông tin chính xác.
Thun liên hàm (chun trong miệng) được gọi với cái tên khác là chun chỉnh nha, thun kéo liên hàm, elastic band, chain elastic. Đây thực chất là một chiếc chun cao su nha khoa, có độ đàn hồi cao. Dây thun được nối với mắc cài bằng hook, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới nhằm mục đích tạo lực kéo vừa phải cho răng.
Trong quá trình chỉnh nha, vấn đề có cần sử dụng thun kéo hay không là do bác sỹ quyết định, điều đó nằm trong lộ trình điều trị.
Xem thêm Thun liên hàm là gì? – tất cả thông tin về chun liên hàm
Đeo thun liên hàm có đau không?
Cảm giác khi đeo thun liên hàm cũng giống như lúc bạn gắn mắc cài, bạn sẽ mất vài ngày đầu để làm quen với chúng. Một số bạn có thể thấy vướng víu, hơi tức răng nhưng đó là điều hết sức bình thường nên bạn đừng quá lo lắng nhé.
Khi làm quen với thun liên hàm rồi bạn sẽ không thấy bất tiện nữa, thao tác đeo thun mới của bạn cũng nhanh hơn lần đầu.
Đeo chun có tác dụng gì?
Tác dụng đeo thun liên hàm trong chỉnh nha là:
- Tinh chỉnh khớp cắn: căn chỉnh lại khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sao cho đều nhau.
- Căn chỉnh vị trí các răng: kéo răng khểnh, răng mọc lệch hoặc răng không nằm trong cùng một đường cung răng về vị trí mong muốn, phù hợp với khớp cắn.
- Cũng có nhiều trường hợp chun liên hàm trong niềng răng sẽ được gắn vào minivis Implant để điều chỉnh thế răng
Xem thêm: Giai đoạn đeo thun liên hàm?
Đeo thun liên hàm bị đau do đâu?
Đeo thun liên hàm để giúp hỗ trợ quá trình chỉnh nha nhanh và đạt kết quả trọn vẹn. Nhưng khi đeo thun liên hàm bị đau là nguyên nhân do đâu.
Thích nghi ban đầu: Khi bạn mới bắt đầu đeo thun liên hàm, hàm răng và cơ xung quanh có thể cần thời gian để thích nghi với sự áp lực và sự thay đổi. Trong giai đoạn thích nghi này, có thể xảy ra đau và khó chịu trong hàm răng.
Do sự di chuyển của răng: Một trong những mục tiêu chính của việc đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng là tạo áp lực và lực kéo trên răng để điều chỉnh vị trí chúng. Áp lực và lực này có thể gây ra một cảm giác đau và khó chịu trong quá trình điều chỉnh răng. Đau có thể là một dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang dịch chuyển nên bạn không cần quá lo lắng.
Đeo không chính xác: Nếu thun liên hàm không được đeo đúng cách hoặc căng chặt quá mức, nó có thể tạo ra áp lực không đều trên các điểm tiếp xúc trong hàm răng, gây ra đau và khó chịu. Đó là lý do bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề tốt, hướng dẫn bạn cách đeo thun đúng cách.
Nếu đau khi đeo thun liên hàm kéo dài, bạn cần thông báo với bác sĩ chỉnh nha của bạn để được kiểm tra và điều chỉnh thun liên hàm hoặc đưa ra các giải pháp khác để giảm đau và khó chịu.
Cách giảm đau khi đeo thun liên hàm
Để giảm đau khi đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng, bạn có thể thử các biện pháp sau đây:
Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen,…. có thể giúp giảm đau và giảm sưng, nhưng trước khi sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để không gặp phải những tác dụng phụ.
Chườm lạnh: Dùng khăn để bọc đá hoặc túi chườm để đựng đá, sau đó đặt vào bên ngoài má phía đeo thun liên hàm để giảm đau và sưng.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm đau và viêm nhiễm. Pha một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều và súc miệng hàng ngày sau khi đeo thun liên hàm.
Ăn mềm và dễ nhai: Tránh thức ăn cứng và khó nhai trong thời gian đeo thun liên hàm. Chọn thức ăn mềm, như súp, cháo hoặc thực phẩm nhuyễn như bột, để giảm tải lên răng và hàm răng.
Tránh nhai kẹo cao su và thói quen xấu khác: Tránh nhai kẹo cao su hoặc nhai các vật cứng trong quá trình đeo thun liên hàm, vì nó có thể gây đau và gây hư hỏng cho niềng răng.
Điều chỉnh thun liên hàm: Nếu đau không giảm sau một thời gian dài hoặc cảm giác không thoải mái quá nhiều, bạn nên thông báo cho bác sĩ niềng răng. Họ có thể điều chỉnh thun liên hàm để giảm đau và tăng cường thoải mái.
Xem thêm: Cách đeo thun liên hàm đúng
Một số chú ý khi đeo thun liên hàm
Để niềng răng đem lại kết quả tốt bạn hãy đeo thun liên hàm ít nhất 20 -22 giờ/ ngày, đeo ngay cả trong lúc đi ngủ đồng thời tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên sâu nhé.
Sử dụng chun chỉnh nha đúng cách
- Đeo liên tục thun kéo theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể rút ngắn thời gian niềng
- Mang dự phòng chun chỉnh nha khi đi ra ngoài để phòng trường hợp rơi mất hoặc chiếc đang dùng bị hỏng.
- Luôn rửa tay trước khi đeo và thay chun liên hàm
- Có thể tháo thun liên hàm ra mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng
- Nếu hết cần liên hệ nha khoa để có thun mới
- Giữ gìn chun cẩn thận, tránh để ở nơi ẩm ướt.
Dùng thun kéo – những điều cần tránh
- Không tự ý dùng 2 hoặc nhiều thun liên hàm cùng lúc vì có thể gây hại cho chân răng.
- Không cố kéo thun quá căng (ví dụ há miệng quá to) vì có thể làm mất đi độ co giãn, đàn hồi và hiệu quả của thun
- Đừng cố há miệng rộng khi đeo thun kéo để tránh dây thun bị đứt và bật vào bên trong miệng.
Hi vọng bài chia sẻ của Nha khoa Việt Smile đã giúp bạn đọc nắm bắt được tác dụng của chun liên hàm trong chỉnh nha – niềng răng, biết được đeo chun có đau không.
Tài liệu tham khảo
- Orthodontic biomechanics with intermaxillary elastics – Thư viện y khoa Hoa Kỳ cập nhật 24/7/2023
- The Effect of Modifications to Intermaxillary Orthodontic – Western University
Trên đây là bài viết Cách giảm đau khi đeo thun liên hàm mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.