Có nên lấy cao răng không?

Biên tập: Thu Huyền 15-01-2021 788 lượt xem

Có nên lấy cao răng hay không? Việc lấy cao răng hay còn gọi là vôi răng đúng cách sẽ giúp cải thiện hàm răng sáng bóng hơn đồng thời còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm trong khoang miệng,… Hãy đến Hệ thống Nha khoa Việt Smile nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về răng miệng. Hi vọng những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn về việc lấy cao răng.

lay cao rang
Lấy cao răng – nên hay không nên?

Cao răng là gì?

Giữa các kẽ ở chân răng và nướu thường có những cặn vôi hóa cứng gọi là cao răng. Trong thành phần của cao răng có chứa carbonat, phosphate, cặn mềm (mảnh vụn thức ăn) và các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn và xác tế bào biểu mô.

Chúng hình thành từ sự kết hợp giữa vi khuẩn và những mảng bám của thức ăn còn sót lại mà không được làm sạch kĩ. Khi để lâu, những mảng bám này thường có xu hướng cứng lại, chuyển màu ngả vàng hoặc nâu.

Vì vậy, lấy cao răng – làm sạch và loại bỏ những mảng bám đúng cách – là việc làm cần thiết để tăng độ thẩm mỹ và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

3 mức độ của vôi răng
3 mức độ của vôi răng

Có nên lấy cao răng không?

Câu trả lời chắc chắn là có! Cao răng là nơi trú ẩn an toàn cho vi khuẩn, Nếu cao răng không được loại bỏ đúng cách sẽ có thể gây viêm nướu, viêm lợi, sâu răng, gây ê buốt chân răng, làm tăng nguy cơ hôi miệng, gây mất thẩm mỹ … .Không chỉ dừng lại ở đó, khi viêm quanh răng, vùng chân răng có mủ và sưng tây dẫn đến nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cao răng còn khiến diễn biến của các bệnh về tiểu đường, các bệnh tim mạch trở nên nặng hơn. 

Cao răng cũng có thể gây bệnh viêm nha chu dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt lợi, nặng hơn có thể làm răng lung lay và rụng răng sớm. 

Lấy vôi răng định kỳ là cách tốt nhất để khoang miệng bạn sạch sẽ, là cách bạn chủ động phòng ngừa bệnh lý răng miệng, bệnh nha chu.. 

tac hai cao rang
Đừng để cao răng khiến bạn mất răng

Việc lấy cao răng quá thường xuyên cũng không cần thiết để tránh làm tổn thương đến nướu và chân răng. Tùy cơ địa mỗi người mà thời gian lấy vôi răng khác nhau. Nhìn chung, thời gian giữa hai lần lấy vôi răng từ 3-6 tháng.

Lấy cao răng có gây tổn hại đến răng không?

Một số ý kiến cho rằng lấy cao răng là nguyên nhân làm hỏng men răng, làm yếu chân răng và khiến răng dễ bị lung lay. Đúng vậy, nhưng trường hợp đó chỉ xảy ra khi bạn thực hiện lấy cao răng tại những cơ sở phòng khám nha khoa thiếu uy tín, kém chuyên môn.

Tại Hệ thống Nha khoa Việt Smile, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ bởi tay nghề của các nha sĩ dày dặn kinh nghiệm, không những mang lại cho hàm răng bạn vẻ sáng bóng, mà còn giúp bạn phòng ngừa những vấn đề về răng miệng.

Lấy cao răng có đau không?

Đối với những người sở hữu một hàm răng chắc khỏe, việc lấy cao răng lần đầu sẽ chỉ khiến bạn ê buốt nhẹ trong 1 đến 3 ngày sau khi thực hiện dịch vụ. Trong trường hợp khách hàng có hàm răng nhạy cảm, dễ ê buốt, chảy máu chân răng hoặc đang có vấn đề về răng miệng, việc lấy cao răng sẽ khiến bạn cảm giác tê tê hoặc chảy máu một chút.

 Cũng có trường hợp cao răng để lâu ngày gây viêm nhiễm dưới nướu nên nướu có thể bị đau và ê hơn bình thường  bởi  răng miệng đã bị tổn thương trước đó.Tuy nhiên, cảm giác này sẽ hết sau vài tiếng hoặc vài ngày. 

lay cao rang
Lấy cao răng với công nghệ hiện đại

Tại Viêt Smile, cao răng được làm sạch bằng máy siêu âm, độ rung của sóng siêu âm sẽ làm mảng bám bong tróc, ít gây tổn thương mô nướu. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn yên tâm khi thực hiện cạo vôi răng, giúp bạn gìn giữ hàm răng chắc khỏe.

5/5 - (2 bình chọn)

Trên đây là bài viết Có nên lấy cao răng không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc