Răng móm nhẹ là như thế nào? Có cách nào cải thiện tình trạng răng móm nhẹ hay không? Cùng nha khoa Việt Smile theo dõi bài viết này để có câu trả lời cho những thắc mắc về răng móm nhẹ bạn nhé.
Móm nhẹ là như thế nào?
Răng móm nhẹ là tình trạng răng hàm dưới hơi nằm ở phía ngoài so với răng hàm trên. Đây là một dạng sai lệch khớp cắn mức độ nhẹ, cụ thể là khớp cắn ngược mức độ nhẹ. Răng hàm dưới đưa ra phía trước so với răng hàm trên không quá 4mm thì được gọi là khớp cắn nhẹ, nếu lớn hơn 4mm thì sẽ thuộc mức nặng hơn.
Tùy vào mức độ móm để có phương pháp cũng như thời gian điều trị khác nhau. Với phương pháp niềng răng thì có thể điều trị răng móm nhẹ đến nặng, phức tạp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên niềng răng, có thể tham khảo thêm những phương pháp khác để có được kết quả nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp nhất.
Phân loại răng hô
Răng hô được phân thành 3 loại chính:
– Hô do răng
Hiểu đơn giản thì đây chính là tình trạng răng mọc ở hàm trên có xu hướng mọc hướng ra phía trước. Bình thường, nếu răng mọc chuẩn thì phải mọc theo phương thẳng đứng nhưng với những người này răng lại bị chìa ra ngoài.
– Hô do bản thân xương hàm
Răng bình thường mọc theo phương thẳng đứng nhưng khi phần xương hàm trên phát triển quá mức thì phần hàm trên sẽ bị nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới và gọi là răng hô.
– Hô do cả răng lẫn xương hàm
Trường hợp này hô tương đối nặng vì phần răng mọc lệch hẳn ra ngoài và phần hàm trên phát triển quá mức. Hậu quả là tình trạng hàm trên vừa mọc lệch lại vừa nhô ra rất nhiều so với hàm dưới.
Nguyên nhân răng bị móm nhẹ
Một trong các nguyên nhân khiến răng bị móm nhẹ đó là yếu tố di truyền. Thông thường, những người thế hệ trước và tình trạng khớp cắn ngược, xương hàm dưới phát triển hơn so với xương hàm trên thì sẽ có tỉ lệ cao là di truyền sang đời con cháu. Do đó, nếu bố hoặc mẹ có răng móm nhẹ thì con cái cũng có thể sẽ sở hữu hàm răng móm nhẹ.
Một nguyên nhân khác có thể kể đến như do có thói quen không tốt từ nhỏ khiến cho răng bị dịch chuyển, xương hàm dưới phát triển quá đà so với xương hàm trên. Đặc biệt là khi còn nhỏ, xương hàm đang phát triển, răng sẽ dễ dàng dịch chuyển bởi các tác động từ bên ngoài. Phụ huynh nên rèn luyện thói quen tốt cho con từ khi còn nhỏ để tránh bị móm, hô, vẩu.
Răng móm nhẹ có ảnh hưởng gì không?
Răng móm nhẹ gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Đây là một dạng sai lệch khớp cắn nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Những người bị móm có xu hướng nhai nhẹ, không có lực mạnh, chính vì thế nên cũng có phần lười ăn, ăn ít hơn so với những người khác. Việc không nhai kĩ được thức ăn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Ngoài khớp cắn thì còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bạn. Khớp cắn ngược khiến hàm dưới bị đưa ra so với hàm trên nên khuôn mặt sẽ có hình giống lưỡi cày làm giảm tính thẩm mỹ. Kể cả góc nghiêng hay góc chính diện cũng sẽ làm mặt bạn bị gãy, không cân xưng, hài hòa với tổng thể khuôn mặt.
Một ảnh hưởng khác cũng có thể kể tới đó là khả năng phát âm. Răng hàm dưới đưa ra so với hàm trên nên sẽ có phần hở, từ đó, ảnh hưởng đến âm gió phát ra. Đây là nguyên nhân khiến giọng nói không được rõ nét, phát âm không tròn vành rõ chữ.
Cách chữa móm nhẹ như thế nào?
Bài viết này sẽ đề xuất cho bạn cách chữa móm nhẹ, hãy theo dõi phần bên dưới để tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân mình bạn nhé.
Niềng răng móm nhẹ được không?
Phương pháp niềng răng là một giải đáp, một cách để cải thiện nhanh chóng hàm răng của mình. Từ hô, móm, khấp khểnh các mức độ nặng nhẹ đều có thể niềng được nếu cơ địa và mức độ xương hàm đủ điều kiện để niềng. Do vậy, với tình trạng răng móm nhẹ thì lại càng có thể niềng và còn rút gọn thời gian.
Phương pháp này phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính, người trung tuổi hay trẻ em đều có thể niềng được. Răng sẽ được dịch chuyển từ từ, thông thường sẽ cần từ 12-24 tháng để có được một hàm răng đều đặn. Vậy nên, bạn nên đến thăm khám tại địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, tay nghề tốt điều trị cho mình, đạt hiệu quả cao và rút ngắn thời gian niềng.
Sử dụng hàm facemask cho trẻ
Đây là phương pháp phù hợp cho trẻ em, bởi độ tuổi này khung xương đang phát triển, có thể dễ dàng tác động làm thay đổi hơn. Khí cụ đặc biệt này sẽ giúp chỉnh lại tương quan của 2 hàm sao cho cân đối, hài hòa và đúng với mục đích của bác sĩ. Thông thường khí cụ sẽ đeo vào ban đêm, trước khi đi ngủ và đeo qua đêm hoặc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm vì nó không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ.
Niềng răng móm nhẹ bao nhiêu tiền?
Niềng răng móm nhẹ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tay nghề bác sĩ, loại mắc cài bạn lựa chọn, trang thiết bị y tế được sử dụng, tình trạng răng thực tế. Với tình trạng răng móm nhẹ thì chi phí niềng sẽ thấp hơn rõ rệt so với răng móm nặng. Thời gian niềng cũng sẽ được rút gọn, nhanh chóng hơn.
Thông thường, chi phí niềng răng móm nhẹ sẽ rơi vào khoảng trên 20 triệu tùy theo lựa chọn của bạn. Với loại mắc cài sẽ có chi phí thấp hơn là khay niềng trong suốt. Để tối ưu chi phí thì bạn có thể tham khảo mắc cài kim loại thường. Kinh tế tốt hơn thì có thể lựa chọn khay trong suốt hoặc mắc cài sứ, mắc cài pha lê để đảm bảo tính thẩm mỹ hơn trong cả quá trình niềng.
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được VIET SMILE tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Trên đây là bài viết Răng bị móm nhẹ là như thế nào? Có niềng răng khắc phục được không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.