Khớp cắn ngược là gì? Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Biên tập: Thu Huyền 30-05-2023 476 lượt xem

Khớp cắn ngược là gì? Tình trạng này do đâu và có gây ảnh hưởng gì không? Với các trẻ nhỏ thì dấu hiệu nào cho thấy tình trạng khớp cắn ngược? Phương pháp niềng răng có khắc phục được tình trạng sai lệch khớp cắn này hay không? Hãy cùng VIET SMILE tìm đáp án cho các câu hỏi trên trong bài viết này nhé!

Khớp cắn ngược là gì? Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Khớp cắn ngược là gì? Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược hay còn được gọi là răng móm là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, không những gây suy giảm chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoài mặt của bạn. Với tình trạng này, răng hàm trên thường nằm thụt, cắn ngược vào trong so với hàm dưới.

Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược là gì?

Bởi với khớp cắn bình thường thì răng hàm trên sẽ có độ phủ ngoài răng hàm dưới. Nên nếu bạn thấy răng hàm dưới của bạn lại cắn ngoài hàm trên thì bạn đã gặp tình trạng răng móm/ khớp cắn ngược.

Răng móm thường được chia làm 3 dạng cơ bản:

  • Móm do răng: Với trường hợp này răng hàm trên của bạn sẽ cụp hay cắn ngược vào trong từ 1 đến 3mm còn hàm dưới mọc chìa ra ngoài.
  • Móm do xương hàm: Do xương hàm dưới phát triển nhiều hơn so với xương hàm trên khiến cho răng hàm dưới bị đưa ra ngoài, gây mất cân đối khuôn mặt và có thể xác định chính xác qua phim X-quang, phim Cephalometric mặt nghiêng
  • Móm do cả răng và xương hàm: Đây là trường hợp sai lệch nghiêm trọng do sự kết hợp của sai lệch răng và xương hàm gây ra. Khi gặp tình trạng này bạn có thể dễ dàng nhận thấy.

Răng móm hay khớp cắn ngược là một trong những tình trạng răng khớp cắn hạng III rất nghiêm trọng và cần được điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng răng móm?

Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược

Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược
Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược

Răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhai và sức khỏe răng miệng. Một số nguyên nhân gây tình trạng răng móm thường gặp:

Do bẩm sinh, di truyền:

Nếu trong gia đình của bạn có một hoặc một vài thành viên có những biểu hiện của tình trạng cắn ngược thì bạn có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền này. Tình trạng này cũng có thể di truyền từ thế hệ ông bà của bạn. Răng móm do nguyên nhân này thì bạn nên thăm khám, điều trị sớm.

Do thói quen xấu:

Các vấn đề phổ biến do mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả kéo dài có thể khiến cấu trúc răng và xương hàm phát triển không đúng cách, gây ra tình trạng răng hô, răng cắn hở, cắn chéo, khớp cắn ngược. Dù mút ngon tay hay ngậm ti giả là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh nhưng về lâu dài vẫn gây tác động xấu đến răng của bé.

Do thiếu răng:

Các răng sữa mọc và thay bởi các răng vĩnh viễn đều góp phần thúc đẩy sự phát triển của cung hàm. Vậy nên, nếu thiếu răng có thể sẽ làm cho cung hàm bị hẹp và ngắn gây ra tình trạng răng móm.

Do đường thở bị hẹp:

Với nguyên nhân này có thể sẽ khó xác định hơn nhưng khi đường thở bị hẹp cũng có thể khiến cho xương hàm trên kém phát triển gây ra tình trạng cắn ngược.

Chính vì vậy, bạn nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ kiểm tra, đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng móm, nguyên nhân cũng như phương án điều trị chi tiết cho bạn nhé!

Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng như nào?

Khi bị tình trạng móm/khớp cắn ngược bạn có thể gặp phải nhiều ảnh hưởng không tốt:

  • Góc nghiêng không đẹp do khuôn mặt bị gãy (mặt lưỡi cày) điều này khiến người móm răng tự ti, ngại giao tiếp.
  • Chức năng ăn nhai ảnh hưởng, đặc biệt là nhóm răng cửa: ăn nhai khó khăn, quá trình nghiền thức ăn kém hiệu quả, kéo theo bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến phát âm: bạn sẽ có cảm giác bị đớt,nói không tròn vành rõ chữ do miệng khó có thể khép kín
  • Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng tăng cao: do các răng không tiếp xúc đúng có thể làm tổn thương men răng, răng dễ bị sâu, hỏng hơn.
  • Có thể bị mòn mặt nhai, mỏi khớp hàm hay đau khớp thái dương hàm do khớp cắn bị sai lệch

Bởi vậy, việc tình trạng răng móm/khớp cắn ngược cần được khắc phục càng sớm càng tốt để cải thiện khớp cắn, giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa hơn và tránh các bệnh lý răng miệng.

Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Tình trạng răng móm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và hiện có rất bạn bị khớp cắn ngược ngay từ khi còn nhỏ. Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng nhận biết qua sự sai lệch khớp cắn và khuôn mặt. Các bậc phụ huynh có thể quan sát theo các dấu hiệu cụ thể sau:

  • Hai hàm răng không có sự cân đối, hàm trên nằm trong hàm dưới hay hàm dưới phủ ngoài hàm trên.
  • Cung hàm trên quá nhỏ so với hàm dưới (tình trạng cung hàm hẹp)
  • Khuôn mặt trẻ bị gãy, lõm, cằm bị nhô ra phía trước
Niềng răng khắc phục cắn ngược ở trẻ em
Niềng răng khắc phục cắn ngược ở trẻ em

Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên đưa trẻ thăm khám để được điều trị sớm. Thời điểm vàng để niềng răng, khắc phục sai lệch cho trẻ là giai đoạn 7-12 tuổi. Khi này, xương hàm của trẻ đang trong quá trình tăng trưởng nên có thể dễ dàng điều chỉnh (kích thích sự phát triển của hàm trên hay kìm hãm sự phát triển của hàm dưới).

Thêm vào đó, nếu trẻ được điều trị sớm có thể tạo điều kiện cho răng của trẻ mọc lên thuận lợi cũng như tránh được nguy cơ phẫu thuật hàm khi trưởng thành.

Niềng răng khớp cắn ngược có được không?

Niềng răng khớp cắn ngược có được không?

Niềng răng là giải pháp hiệu quả giúp điều chỉnh sự sai lệch về khớp cắn, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm và giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin. Do vậy, niềng răng là phương pháp được rất nhiều bạn lựa chọn để cải thiện tình trạng răng móm.

Khớp cắn ngược nhẹ

Với các trường hợp gặp tình trạng khớp cắn ngược nhẹ (thường sai lệch do răng) thì niềng răng mang lại hiệu quả tối đa, giúp bạn sở hữu khớp cắn lồng múi tốt.

Khớp cắn ngược do xương

Trường hợp cắn ngược do xương hàm có thể kết hợp với sai lệch do răng thì niềng răng vẫn mang lại hiệu quả nhưng khó cải thiện thẩm mỹ ngoài mặt. Bởi với các trường hợp xương hàm dưới chìa ra quá nhiều thì bạn cần thăm khám, điều trị kết hợp phương pháp niềng răng và phẫu thuật hàm để hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.

Tuy nhiên, để xác định được tình trạng răng cụ thể, phương pháp niềng răng phù hợp và có kế hoạch điều trị chi tiết bạn cần thăm khám, trao đổi trực tiếp với bác sĩ tại các cơ sở, phòng khám uy tín. Tại VIET SMILE, với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại đảm bảo mang lại cho bạn hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Liên hệ ngay hotline 1900 3331 để được hỗ trợ miễn phí 24/7 bạn nhé!

KHÁCH HÀNG NIỀNG RĂNG MÓM TẠI VIỆT SMILE

Niềng răng khắc phục tình trạng móm, chen chúc
Niềng răng móm trẻ em sau 2 năm
Niềng răng khớp cắn ngược - răng móm
Tháo niềng răng móm, chen chúc sau hơn 2 năm
Niềng răng móm thay đổi góc nghiêng, thẩm mỹ nụ cười
răng hết móm
niềng răng khấp khểnh
sau niềng răng móm
Kết thúc quá trình niềng răng móm trẻ em
5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Khớp cắn ngược là gì? Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc