Với sự thay đổi mạnh mẽ về cái đẹp cũng như những quan điểm về đẹp thì việc làm đẹp trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi người và THẨM MỸ NHA KHOA ngày càng phát triển. Trước thực tế xã hội về Quản Lý y tế, cái Tâm với nghề, và Giá trị đồng tiền thì nhiều Bệnh nhân vẫn chưa hiểu được về giá trị hàm răng. Nên Nhakhoavietsmile có những lời khuyên như thế này đế mọi người có được chút kiến thức về nha khoa. Trước khi quyết định phương án làm đẹp cho nụ cười của mình !
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định, thường được thực hiện trong các trường hợp răng khiếm khuyết: vỡ mẻ lớn, mòn men răng, răng sâu chết tủy, răng sỉn màu không thể tẩy trắng, hoặc hỗ trợ cấy ghép Implant. Đây được coi là một trong những kỹ thuật tiên tiến trong ngành nha khoa hiện đại, giúp cải thiện hàm răng trắng bóng, đẹp tự nhiên.
Về mặt kỹ thuật, bọc răng sứ chỉ tác động lên phần thân răng. Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ mài đi một phần nhỏ thân răng để làm trụ bọc mão sứ mới lên trên, vừa bảo vệ chân răng sinh lý, vừa tạo hình răng trắng bóng và đẹp hơn cả về hình dáng, màu sắc. Hàm và phần mô nướu sẽ được bảo tồn tới mức tối đa.
Dán răng sứ là gì?
Công nghệ dán sứ Veneer (hay còn gọi là mặt dán sứ Veneer) là một phương pháp sử dụng mặt dán làm bằng lớp sứ mỏng khoảng từ 0.2 mm – 0.5 mm. Mặt dán sứ này sẽ được dán cố định vào bên ngoài bề mặt răng cần được phục hình bằng keo dán răng sứ chuyên dụng sao cho ôm vừa khít toàn thân răng một cách tự nhiên nhất.
Đây được xem là bước đột phá mới trong các phương pháp thẩm mỹ răng dành cho những ai không muốn mài nhiều răng nhưng vẫn khắc phục tình trạng răng ố màu, xỉn vàng, mọc không đều, hở kẽ…
Những trường hợp nên làm bọc sứ – Veneer
Khi bạn có một hàm răng ố vàng, nhiễm tertacyline đã dùng nhiều biện pháp như tẩy trắng mà không mang lại hiệu quả và HÀM RĂNG ĐÃ KHÁ ĐỀU RỒI . Bạn muốn cải thiện để tự tin hơn trong giao tiếp.
– Khi chiếc răng của bạn sau điều trị tủy bạn nên chụp lại để không bị vỡ nát.
– Khi bạn có những hiện tượng sâu kẽ, hoặc sứt mẻ mà việc hàn composite, hay vật liệu hàn khác thay thế mà không mang lại hiệu quả.
– Khi bạn có những bệnh lý khác như mòn răng, răng ê buốt..
– Khi bạn bị mất răng mà không có điều kiện cấy ghép implant .
Những trường hợp không nên làm răng sứ
– Hàm răng đã trắng đều và bạn có thể cải thiện bằng các biện pháp như tẩy trắng …
– Khi hàm răng bạn LỆCH LẠC, KHẤP KHỂNH quá nhiều thì tôi khuyên các bạn nên CHỈNH NHA – NIỀNG RĂNG .
Điều này tôi phải nhấn mạnh cho các bạn là không nên mài làm chụp nhất là chụp thẩm mỹ trong trường hợp này để răng trắng và đều lên vì việc làm đó đang phá hoại đi hàm răng của các bạn, sau này rất dễ gây hôi và viêm lợi nhé các bạn.
Trên đây là bài viết Khi nào bọc răng sứ, khi nào dán răng sứ, khi nào chỉnh nha? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.