Thun niềng răng là một trong những vật dụng được bác sĩ sử dụng trong quá trình chỉnh nha để giúp hỗ trợ đưa khớp cắn về vị trí đúng nhấn và giúp tiết kiệm thời gian niềng răng. Nhưng thun niềng răng có những loại nào? Cách đeo và tháo ra sao cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé.
Các loại thun niềng răng
Tình trạng răng của mỗi khách hàng khác nhau do vậy bác sĩ sẽ cần sử dụng thun niềng răng phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất. Vậy có những loại thun niềng răng nào được bác sĩ sử dụng khi niềng răng. Dưới đây là một số loại thun niềng răng phổ biến:
Chun đơn chỉnh nha – mắc cài thường
Đây là loại thun niềng răng phổ biến và thông thường được sử dụng cho mắc cài thường (hay còn gọi là mắc cài buộc chun). Loại chun này có tác dụng dùng để cố định dây cung và mắc cài lại với nhau. Chun đơn có đa dạng màu sắc nên phù hợp với những bạn thích sự nổi bật. Chun đơn chỉnh nha thì có độ co giãn nhất định nên thường phải thay thường xuyên để giúp quá trình dịch chuyển răng không bị dán đoạn.
Chun liên hàm
Chun liên hàm là loại thun có cấu tạo như chiếc thun bình thường, được làm từ chất liệu cao su có độ đàn hồi cao và hoàn toàn lành tính. Chun được sử dụng để điều chỉnh khớp cắn 2 hàm bằng việc kết nối dây chun từ hàm trên xuống hàm dưới. Dây chun sẽ được móc vào hook trên mắc cài hoặc minivis và vị trí đeo dây thun sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi trường hợp.
Hiện nay dây thun có nhiều loại, độ dày mỏng cũng khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thun phù hợp để đưa khớp cắn 2 hàm về vị trí đúng. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt bạn cần đeo thun liên hàm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Với chun liên hàm bạn có thể tự thay tại nhà mà không cần đến phòng khám.
Xem thêm: Chun liên hàm là gì? – Có tác dụng như nào
Thun chuỗi
Thun chuỗi là là một dải cao su gồm nhiều hình trong được kết nối lại với nhau. Do được làm từ cao su nên thun chuỗi có độ đàn hồi tốt, không thấm nước và có nhiều màu sắc khác nhau. Công dụng của thun chuỗi là giúp đóng kín khoảng khe thưa giữa 2 răng hoặc một nhóm răng cùng một lúc. Nhờ có sự hỗ trợ của thun chuỗi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình dịch chuyển của răng hơn.
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ làm bằng cao su được đặt vào vị trí giữa 2 răng hàm 6 và 7 để tạo ra không gian giữa các răng nhằm đủ chỗ để gắn band (khâu). Thông thường, thun tách kẽ sẽ được đeo khoảng trước khi gắn mắc cài khoảng từ 5 – 7 ngày.
Xem thêm: Đeo thun tách kẽ có đau không?
Cách đeo thun niềng răng
Mỗi loại thun sẽ có một cách đeo khác nhau:
Với chun đơn
Chun đơn được sử dụng cùng lúc với quá trình gắn mắc cài. Việc đeo thun đơn sẽ mất thời gian lâu hơn vì bác sĩ sẽ cần phải mắc thun đơn vào từng chiếc mắc cài một.
Sau khi gắn mắc cài lên bề mặt răng và kết nối chúng bằng gây cung kim loại không gỉ bác sĩ sẽ dùng dây thun có hình tròn để mắc vào các đầu của mắc cài để giúp giữ cố định dây cung trong các rãnh mắc cài.
Chun liên hàm
Đây là loại thun cần được thay mỗi ngày do đó bạn cần biết cách đề đeo thun liên hàm tại nhà. Lần đầu tiên bác sĩ sẽ đeo và hướng dẫn bạn cách đeo thun như nào cho đúng. Khi đeo thun đúng đúng lực tạo ra sẽ đều hơn và có thể rút ngắn thời gian niềng răng. Trong thời gian đầu nếu chưa quen bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ xác định vị trí răng đeo thun liên hàm
- Bước 2: Kết nối 1 đầu dây thun vào vị trí răng cần đeo thun ở hàm trên. Sau đó kéo xuống mắc vào vị trí răng dưới cần đeo thun để điều chỉnh khớp cắn.
Thun chuỗi
Loại thun này bạn không thể tự đeo được mà cần phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Mỗi trường hợp sẽ có cách đeo khác nhau:
Cách đeo thun chuỗi giữa 2 răng:
- Bước 1: Chuẩn bị một đoạn thun chuỗi gồm 2 móc xích
- Bước 2: Dùng nhíp chuyên dụng đã được khử trùng móc 1 đầu thun vào đầu bên này của mắc cài. Sau đó kéo thun căng ra và móc vào đầu mắc cài bên còn lại.
Cách đeo thun chuỗi giữa 1 nhóm răng:
- Bước 1: Chuẩn bị một đoạn thun chuỗi dài gồm nhiều móc xích
- Bước 2: Dùng nhíp chuyên dụng đã được khử trùng để móc đầu thun của mắt xích thứ nhất vào 1 đầu mắc cài của chiếc răng đầu tiên. Tiếp đến kéo thun căng ra và móc vào đầu mắc cài bên còn lại của chiếc răng đầu tiên. Thực hiện lặp lại cách này đối với các răng còn lại cho đến răng cuối cùng cần đeo thun chuỗi.
Xem thêm: Chun chuỗi niềng răng là gì? – Cách sử dụng của chun chuỗi
Thun tách kẽ
Cách đeo thun nha khoa khá đơn giản chỉ mất khoảng 3 – 5 phút cho một lần đeo. Khi đep thun nha khoa bác sĩ sẽ sử dụng chỉ nha khoa hoặc kịp để thực hiện.
Với chỉ nha khoa:
- Bước 1: Xâu chỉ nha khoa qua thun tách kẽ sau đó gập 2 đầu chỉ nha khoa vào nhau
- Bước 2: Đặc chỉ nha khoa vào giữa khe răng cần đặt thun
- Bước 3: Kéo chỉ nha khoa từ từ cho tới khi thun tách kẽ nằm ở giữa 2 răng thì lấy chỉ nha khoa ra
Với kìm nha khoa: Dùng kìm phân tách kẹp vào 2 đầu của thun, kéo giãn về 2 phía cho thun mỏng hơn và đưa vào kẽ răng cần gắn.
Thay chun niềng răng như nào?
Với chun đơn và chun chuỗi khi cần thiết thay bác để đảm bảo quá trình dịch chuyển răng diễn ra thuận lợi bác sĩ sẽ sử dụng kìm hoặc nhíp nha khoa để tháo từng đầu dây thun ra khỏi mắc cài. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng dây thun mới có độ đàn hồi tốt hơn.
Thun liên hàm mỗi ngày bạn cần theo thun liên hàm khoảng 12 tiếng, sau thời gian đó bạn sẽ cần thay dây thun mới. Cách thay chun khá đơn giản
- Bước 1: Bạn đứng trước gương, mở miệng và xác định xem thun liên hàm trước bác sĩ đã gắn vào răng nào.
- Bước 2: Dùng 1 tay hoặc 2 tay để lấy thun cũ ra
- Bước 3: Kết nối dây thun vào vị trí ban đầu bác sĩ mắc ở hàm trên và kéo xuống mắc vào vị trí răng trước đó đã mắc ở hàm dưới.
Thun tách kẽ với cách thay bác sĩ sẽ sử dụng díp nha khoa để lấy thun tách kẽ ra và thay vào đó là một dây thun mới. Cách đeo lại dây thun tách kẽ thực hiện như trên đã nói.
Nguyên nhân dây thun niềng răng bị vàng?
Khi đeo thun niềng răng có màu trắng hoặc trong sau một thời gian bạn thấy dây thun bị đổi sang màu vàng. Nguyên nhân dẫn đến dây thun niềng răng bị vàng là do:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Trong quá trình đeo thun niềng răng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn nên cần sự tỉ mỉ. Nhưng vệ sinh răng miệng không kỹ thức ăn sẽ bám vào mắc cài dây cung và thun niềng răng khiến dây thun bị ố vàng gây mất thẩm mỹ . Bên cạnh đó, đây còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý răng miệng. Vậy nên bạn hãy vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Sử dụng thực phẩm có màu
Khi bạn sử dụng những đồ ăn, đồ uống có màu mạnh như củ dền, nước tương, củ nghệ, trà, cafe, cacao, nước uống có ga,… sẽ khiến dây thun bị vàng.
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa chất Nicotin không màu nhưng khi tiếp xúc với oxy chúng sẽ chuyển sang màu vàng. Nếu sử dụng trong thời gian dài răng và thun niềng răng sẽ chuyển sang màu vàng. Chất nicotin có trong thuốc lá còn gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân, do vậy bạn hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Nuốt dây thun niềng răng có sao không?
Trong quá trình nắn chỉnh răng cần phải đeo thun niềng răng nhưng nếu không may dây thun bị tuột và nuốt phải dây thun niềng răng thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi dây thun niềng răng được làm cao su tự nhiên cao cấp, bên ngoài được phủ một lớp bột ngô chống dính, cả 2 thành phần này đều an toàn với sức khỏe.
Hơn nữa, thun niềng sẽ sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Để quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn bạn nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều hoa quả hoặc rau xanh hằng ngày.
Vậy nên nếu nuốt dây thun niềng răng bạn hãy bình tĩnh và liên hệ ngay với bác sĩ chỉnh nha để được gắn lại dây thun mới để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh răng.
Tuy nhiên, để tránh làm bung, tuột dây thun và để không nuốt phải mắc cài bạn nên:
- Chải răng nhẹ nhàng
- Không sử dụng những đồ quá dai hoặc quá cứng
- Với thun liên hàm bạn không nên há miệng quá to sẽ làm cho dây thun bị bật ra
Xem thêm: Khí cụ chỉnh nha – 16 khí cụ phổ biến trong chỉnh nha
Tài liệu tham khảo
- What Purpose Do Elastics (Rubber Bands) Have for Braces? – Kênh thông tin y khoa Hoa Kỳ Healthline cập nhật ngày 5/2/2021
- Elastic (Rubber Bands) in Orthodontic Treatment – DR. Thomas J. Thibault
- Why Should You Use Rubber Bands With Braces? – Chuyên trang về sản phẩm Colgate
Trên đây là bài viết Giải đáp các câu hỏi về thun niềng răng mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.