Rất nhiều khách hàng băn khoăn tại sao đánh răng đều đặn nhưng vẫn bị sâu răng, điển hình là sâu kẽ răng. Vậy bạn đã biết nguyên nhân sâu kẽ răng là gì, cách điều trị như thế nào? có cách nào chữa răng sâu kẽ tại nhà, hàm răng sâu kẽ liệu có được không? Hãy cùng Nha Khoa Việt Smile tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Sâu kẽ răng cửa
Các kẽ của răng ở cả răng cửa và răng hàm đều là vị trí mà thức ăn thừa dễ bị mắc kẹt lại, nếu không làm sạch triệt để lâu dần sẽ hình thành các mảng bám, cao răng, làm lợi viêm nhiễm, sâu răng. Sâu kẽ răng cửa là tình trạng sâu răng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự tự tin của chúng ta. Bởi đây là vùng răng thẩm mỹ, chỉ cần nở nụ cười phần răng này sẽ lộ rõ khuyết điểm. Không chỉ liên quan đến vấn đề thẩm mỹ, khi bị sâu kẽ răng cửa bạn dễ dàng gặp các vấn đề như ê buốt, nhạy cảm răng.
Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng ngày càng tiến triển và lan rộng từ vùng sâu kẽ nhẹ sẽ tạo ra vùng sâu răng lớn tại vị trí răng cửa gây đau buốt, nhạy cảm với đồ nóng lạnh, thời tiết hoặc có thể ăn sâu vào tủy răng gây viêm tủy vô cùng nguy hiểm. Khi đó việc điều trị cũng tốn kém rất nhiều thời gian, tiền bạc.
Sâu kẽ răng hàm
Kẽ răng là vị trí dễ bị sâu răng không kém gì mặt nhai của răng hàm. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ như răng cửa nhưng nếu sâu kẽ răng hàm người bệnh cũng gặp phải những trở ngại trong ăn uống, sinh hoạt thường ngày.
Nếu ở giai đoạn đầu bạn thấy trên bề mặt răng hay các kẽ răng có các đốm trắng li ti, có thể bạn sẽ chưa bị đau, nhưng khi các vết sâu chuyển sang màu nâu, màu đen thì tình trạng đã trở nên đáng lo ngại hơn. Răng hàm vốn là các răng đảm nhiệm vai trò chính trong ăn nhai, có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. do vậy khi bị sâu răng làm phiền người bệnh cảm thấy khó chịu, ê buốt, đau mất ăn mất ngủ.
Nguyên nhân sâu kẽ răng cửa, răng hàm
Kết cấu răng mỗi người
Kết cấu răng là 1 trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chống sâu răng của chúng ta. Nếu 1 hàm răng có men răng tốt, trắng bóng, bề mặt nhẵn mịn, mọc thẳng đều, không sứt mẻ thì thật tuyệt. Khi đó, mức khoáng hóa của răng sẽ ổn định, đây là yếu tố giúp răng khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây sâu răng.
Trong trường hợp cấu tạo của men răng không tốt, bị thiểu sản men, bị nhiễm flour thì bề mặt men răng sần sùi, răng dễ mủn nên sẽ dễ bị vi khuẩn gây sâu răng tấn công. Đặc biệt, nếu men răng không tốt đi cùng các chấn thương, tai nạn khiến răng bị vỡ, mẻ, sứt thì nguy cơ răng bị nhạy cảm, bị sâu răng sẽ cao hơn. Hơn nữa, nếu răng bạn mọc chen chúc, khấp khểnh đi cùng men răng kém thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn, răng dễ bị viêm lợi, vệ sinh răng gặp nhiều khó khăn, dễ bị sâu răng, sâu kẽ răng..
Việc chăm sóc răng miệng chưa tốt
Nhiều bạn băn khoăn tại sao tôi vẫn đánh răng hàng ngày đầy đủ nhưng sao vẫn bị sâu kẽ răng, sâu răng hàm. Vậy thì chúng ta cần xem lại cách chải răng đã đúng chưa nhé.
Nếu bạn chải răng qua loa, quá nhanh chóng việc đánh răng sẽ không triệt để, các bề mặt răng, mặt trong, mặt ngoài không được chải tới, thức ăn thừa có thể còn bị đọng lại, mảng bám ở góc khuất hay các vùng răng khó tiếp cận như răng 7, răng 8 không được làm sạch.
Trường hợp bạn đánh răng nhưng dùng lực quá mạnh cũng là 1 hành động không tốt, theo thời gian men răng bị bào mòn nhanh chóng, nhất là vùng cổ răng, nướu răng cũng bị tổn thương. Điều này trực tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nướu, sâu răng, tệ nhất là mất răng.
Sau bữa ăn bạn dùng tăm tre truyền thống để xỉa răng là hành động rất quen thuộc để loại bỏ thức ăn thừa tại các kẽ răng. Tuy nhiên, nếu dùng tăm thường xuyên, đâm xuyên ra sao các kẽ răng sẽ khiến răng bị thưa, có thể gây chảy máu, gây tổn thương men răng, gây ê buốt..gây sâu kẽ răng.
Thói quen ăn uống chưa khoa học
Thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt, tinh bột sẽ khiến bạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển. Khi lượng đường dư thừa, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tạo thành axit tấn công men răng với tốc độ nhanh hơn bình thường.
Răng sâu kẽ có hàn được không?
Trám sâu kẽ răng cửa có được không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Câu trả lời là có. Hàn răng hay trám răng là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị các răng bị sâu – kể cả răng hàm sâu hay sâu kẽ răng cửa. Để thực hiện hàn kẽ sâu răng cửa bạn sẽ cần tới cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô sâu răng ở kẽ này sau đó tiến hành hàn trám lại. Nếu răng sâu kẽ mới chớm thì bạn chỉ cần hàn phủ composite lại, ngăn ngừa sâu răng phát triển nặng hơn.
Giải pháp hàn răng sâu kẽ có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám, giúp khôi phục lại hình thể răng cửa, bảo vệ răng khỏi các tác động xấu, đảm bảo thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên, miếng trám răng có tuổi thọ trung bình khoảng 3-5 năm.
Để đảm bảo độ bền chắc, gia tăng khả năng bảo vệ răng cửa tốt hơn, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp bọc sứ cho răng sâu kẽ. Bọc răng sứ vừa đảm bảo thẩm mỹ trắng sáng tự nhiên cho nụ cười vừa đem lại hiệu quả cao bởi sứ có độ bền từ 10 -15 năm, độ chịu lực cao giúp bạn thoải mái ăn nhai.
Răng sứ lúc này được coi là lớp áo bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Hệ thống Nha khoa Việt Smile với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, quy trình bọc sứ cho răng sâu đạt chuẩn, vật liệu sứ an toàn chắc chắn sẽ giúp bạn khắc phục răng sâu kẽ với kết quả như ý.
Cách chữa sâu kẽ răng tại nhà
Nếu chưa thể đến thăm khám với bác sĩ ngay, bạn có thể tham khảo 1 số cách chữa sâu kẽ răng tại nhà mà Nha khoa Việt Smile gợi ý dưới đây:
Chữa sâu kẽ răng bằng lá bàng non
Lá bàng là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Với các bệnh về răng miệng, bài thuốc với lá bàng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, viêm nướu, sâu răng. Bởi lá bàng non có đặc tính kháng khuẩn kháng viêm cao
– Nguyên liệu cần: Bạn chuẩn 7 khoảng 8-10 lá bàng non, 1 cafe muối hạt, 250ml nước lọc, cối hoặc máy xay sinh tố, khăn sạch
– Cách thức thực hiện chữa sâu kẽ răng bằng lá bàng non vô cùng đơn giản
Bạn lấy các lá bàng non đã chọn, đem đi rửa sạch rồi đun sôi với lượng nước vừa đủ để thu được hỗn hợp nước cô đặc. Bạn dồn nước vào bình giữ nhiệt, cất trong tủ lạnh, súc miệng 3 lần – tốt nhất nên ngậm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹo này giúp làm dịu cơn đau răng, nhiệt miệng rất tốt.
Nếu không đun lá bàng non bạn có thể dùng máy xay, thêm 1 ít nước lọc, xay nhuyễn, bạn bỏ thêm 1 lượng muối vừa đủ. Sau đó bạn dùng khăn sạch lọc lấy nước, cất vào tủ lạnh để dùng. Bạn lấy hỗn hợp này súc miệng hàng ngày, mỗi lần ngậm khoảng 3 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Ngày thực hiện 4 -5 lần. Vào buổi tối sau khi đánh răng bạn hãy sử dụng nước cốt lá bàng non này súc miệng rồi đi ngủ.
Ngậm nước lá bàng non không chỉ giúp chữa sâu kẽ răng, giảm đau nhức mà còn giúp giảm mảng bám, giúp nướu khỏe mạnh hơn. Bài thuốc này, phụ huynh cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhé khi biệt nhiệt miệng, đau nhức răng nha.
Dùng lá trầu không chữa sâu kẽ răng
Trong lá trầu không có rất nhiều chất chống oxy hóa và sát khuẩn,chống viêm bởi vậy đây là nguyên liệu được ông cha ta áp dụng trong các bài thuốc.Hoạt chất Flavonoid có trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn. có tác dụng làm dịu tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng, hạn chế sâu răng, bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Lá trầu không giúp chữa sâu kẽ răng hiệu quả mà cách làm cũng đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Bạn có thể dùng kết hợp lá trầu không cùng nghệ vàng, búp vàng để cho hiệu quả tối ưu.
→ Chuẩn bị: 50g lá trầu không, 50g củ nghệ vàng, 50g búp bàng và Rượu trắng 20ml
→ Cách thực hiện:
+ Rửa sạch các nguyên liệu, giã nhỏ rồi ngâm với rượu trắng. Đem đun cách thủy sau đó để nguội.
+ Bạn dùng hỗn hợp này lấy bông thấm rồi chấm trực tiếp vào vị trí sâu kẽ răng sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Hoặc bạn lấy hỗn hợp lá trầu không này để súc miệng 5-7 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
+ Bạn dùng hỗn hợp ngâm này súc miệng từ 5-10 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
Dùng hoa cúc vàng chữa sâu răng
Hoa cúc được xem chính là khắc tinh của sâu răng, có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do vậy đây cũng là cách chữa sâu kẽ răng tại nhà được nhiều người áp dụng thành công.
Bạn lấy 4 -6 bông cúc vàng rồi ngắt cánh hoa đem rửa sạch, ngâm qua cùng nước muối loãng chừng 3-5 phút, vớt hoa ra để ráo nước. Mỗi ngày bạn dùng lượng cánh hoa vừa đủ cho vào miệng nhai 2 phút giúp tiêu diệt đi vi khuẩn, sau đó dùng nước sạch súc miệng lại. Áp dụng mẹo này kiên trì bạn sẽ thấy tình trạng răng đau nhức thuyên giảm đáng kể.
Các mẹo chữa sâu răng tại nhà chỉ là phương án tạm thời, tốt hơn hết khi gặp vấn đề đau nhức, sâu răng bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám – chẩn đoán và có phương pháp khắc phục phù hợp nhé. Bạn đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung các thực phẩm có lợi cho răng. Bạn đừng quên định kì thăm khám răng tại cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng, kiểm tra- phát hiện sâu răng, các bệnh lý răng miệng để điều trị kịp thời, giảm thiểu mức độ phức tạp, tiết kiệm thời gian.
Hi vọng với những thông tin mà Việt Smile chia sẻ bạn đọc đã hiểu kĩ hơn về các vấn đề xung quanh việc sâu kẽ răng cửa cũng như sâu răng nói chung, biết được nguyên nhân – cách điều trị phù hợp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline 1900 3331 để được bác sĩ chuyên sâu hỗ trợ nhanh nhất, hoàn toàn miễn phí.
Có nên bọc răng sứ cho răng sâu không – bác sĩ giải đáp
Trên đây là bài viết Sâu kẽ răng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.