Mọc răng khôn là điều mà hầu hết chúng ta sẽ đều trải qua khi trưởng thành. Mọi người thường nói răng khôn mọc lệch, mọc ngang, răng mọc chếch má cần nhổ bỏ sớm. Vậy răng khôn mọc kẹt có nguy hiểm không? Cùng Nha khoa Việt Smile đi tìm lời đáp nhé.
Tại sao răng khôn mọc kẹt?
Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm. Răng 8 còn được nhiều người gọi là chiếc răng cấm vì nó liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh.
Thông thường, răng số 8 mọc trong độ tuổi 18 đến 25 là độ tuổi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, xương đã cứng và đặc hơn. Những yếu tố đó góp phần làm cho mầm răng khôn không đủ chỗ dẫn đến tình trạng răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm.
Răng khôn mọc kẹt có nguy hiểm không?
Răng khôn kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng, quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu. Răng mọc không thể thoát ra hoàn toàn bởi mô nướu dẫn đến hình thành túi lợi bệnh lý ở đó, được gọi là “lợi trùm”.
Vì răng 8 nằm quá sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh sạch sẽ.Phần thức ăn thừa trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn làm tổ và xâm nhập vào phần nướu thông qua các tổn thương do răng khôn mọc lên đâm vào nướu.
Răng khôn mọc kẹt gây đau nhức, sưng lợi, gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp, sức khỏe giảm sút. Trường hợp nặng gây đau nhức dai dẳng, viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Từ đó, phá hủy những mô này, thậm chí chúng còn có thể gây tổn hại đến răng và xương hàm trong trường hợp xấu nhất.
Răng khôn mọc ở góc độ sai, sẽ tạo khe hẹp bất thường với răng bên cạnh. Điều này gây nhồi nhét thức ăn và tích tụ vi khuẩn. Vị trí phía sau của răng khôn trong miệng khó vệ sinh dẫn đến sâu răng hay bệnh nha chu cho răng bên cạnh.
Áp lực mọc răng khôn có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Đẩy cung hàm lệch lạc. Răng khôn có thể thoái hóa nang, u bệnh lý, gây nhiều biến chứng và điều trị phức tạp cho khách hàng.
Răng khôn mọc kẹt có nên nhổ không?
Răng khôn mọc kẹt gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Chính vì vậy, nếu gặp tình trang răng khôn bạn nên nhổ càng sớm càng tốt. Hiện có hai phương pháp nhổ răng được thực hiện để loại bỏ răng khôn: nhổ răng khôn truyền thống và nhổ bằng máy Piezosurgery.
Với phương pháp nhổ răng khôn truyền thống là kỹ thuật bác sĩ sẽ sử dụng dao rạch, kìm và bẩy. Phương pháp này sẽ tốn khá nhiều thời gian để xử lý răng khôn, khách hàng phải há miệng khá lâu. Còn phương pháp nhổ bằng máy với công nghệ hiện đại sẽ giúp thao tác diễn ra nhanh chóng chỉ từ 5 phút, trường hợp răng mọc kẹt sẽ ngầm sẽ cần khoảng 15-20 phút.
So với phương pháp nhổ thường thì khi nhổ răng khôn bằng máy Piezosurgery sẽ giúp các thao tác nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng không gây sang chấn, xâm lấn và đem lại độ an toàn cao hơn. Vậy nên, nhổ răng khôn bằng máy hiện được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Vậy thời điểm nào nhổ răng khôn tốt nhất?
Thời điểm nào nhổ răng khôn tốt nhất?
Không chỉ nhổ răng khôn mọc kẹt mà các trường hợp răng khôn mọc thẳng, mọc lệch hay mọc ngầm thì thời điểm nhổ răng tốt nhất cũng sẽ là:
- Khi chân răng số 8 mới chỉ mọc được ⅔ – tức là khi bạn ở khoảng 18-25 tuổi. Nếu trên 35 tuổi, nhổ răng khôn sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn do xương đã cứng và đặc hơn.
- Phụ nữ trước khi có bầu nên chủ động nhổ răng khôn để tránh những biến chứng có thể xảy ra
- Răng mọc đau tái đi, tái lại nhiều lần nên nhổ ngay thay vì tự ý đi mua thuốc kháng sinh uống.
Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và có phương án xử lí kịp thời khi mọc răng khôn.
Nhổ răng khôn không đau – Khách hàng chia sẻ
Nếu còn bất kì thắc mắc liên quan đến việc nhổ răng khôn, quý khách vui lòng liên hệ ngay với Nha khoa Việt Smile để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trên đây là bài viết Răng khôn mọc kẹt có nguy hiểm không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.