Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Chi phí bao nhiêu?

Biên tập: Thu Huyền 14-04-2023 994 lượt xem

Phương pháp niềng răng mắc cài giải quyết hiệu quả những vấn đề khiếm khuyết răng hàm gây ra. Khảo sát cho thấy niềng răng mắc cài kim loại được khách hàng đặc biệt ưa chuộng. Bạn đã từng thắc mắc vì sao niềng răng mắc cài kim loại tự buộc lại được lựa chọn nhiều nhất? Hãy cùng Nha khoa Việt Smile làm rõ vấn đề đó qua bài viết dưới đây nhé.

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Thực chất, niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp nắn dùng khí cụ truyền thống như dây cung, mắc cài làm bằng chất liệu kim loại để tạo ra lực siết lên răng đưa các răng hô, móm, răng thưa, lệch lạc, sai khớp cắn về đúng vị trí, giúp bạn có nụ cười đều đẹp như ý. Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống được ứng dụng sớm nhất trong các loại niềng răng, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo mang lại hiệu quả cao.

Niềng răng là một trong những quyết định sáng suốt để bạn có thể đầu tư cho sức khỏe răng miệng cũng như hạn chế được các bệnh về răng miệng có thể xảy ra trong tương lai.

Răng đều đẹp hết chen chúc sau niềng răng
Răng đều đẹp hết chen chúc sau niềng răng

Phân loại niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng  mắc cài kim loại để khắc phục những khuyết điểm của răng là lựa chọn của đông đảo khách hàng. Vậy nên chọn gói niềng nào, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây

Mắc cài kim loại thường

Niềng răng mắc cài kim loại thường là loại niềng được làm từ thép không gì, có rãnh để gắn dây cung, cố định bằng thun buộc. Hạt mắc cài kim loại có độ cứng cao, chắc chắn, hạn chế tối đa các vấn đề sứt, vỡ khi bạn niềng răng. Mắc cài kim loại thường có mức chi phí chỉ bằng 1/3 các hãng khác, bạn có thể tham khảo gói niềng răng này khi tài chính có hạn.

Hầu hết các trường hợp răng lệch lạc,sai khớp cắn từ nhẹ đến nặng thì niềng răng mắc cài thường vẫn có thể đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng tốt.Thời gian đến nha khoa tái khám thường xuyên hơn, thường khoảng 1 tháng tái khám 1 lần.

Dù vậy, gói mắc cài kim loại thường có nhược điểm về tính thẩm mỹ do lộ khung niềng kim loại, khiến nhiều người có tâm lý e ngại trong thời gian đầu mới đeo niềng. Mặt khác, chun buộc có thể bị vàng trong quá trình ăn uống nên sẽ không được đẹp mắt lắm.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại thường có hạn chế gì không?

Niềng răng mắc cài kim loại thường
Niềng răng mắc cài kim loại thường

Mắc cài kim loại tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc còn được gọi với cái tên khác là mắc cài thông minh hay tự đóng, tự khóa. Đây  là hệ thống mắc cài có nhiều cải thiện hiện đại so với mắc cài  buộc chun thông thường

Cấu tạo của mắc cài kim loại tự buộc có các nắp trượt tự động, cho phép dây cung cố định trong rãnh mắc cài, từ đó giảm được lực ma sát lên răng. Kim loại tự buộc không cần chun, vệ sinh dễ dàng, nhẹ nhàng và đẩy nhanh tốc độ làm đều răng cũng như thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại truyền thống.

Niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc – mắc cài tự động

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, đặc biệt là niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hay tự đóng đã thuyết phục được ngay cả những khách hàng khó tính với những ưu điểm nổi bật sau:

1.1 Chi phí hợp túi tiền

Khi niềng răng cùng mắc cài kim loại chính hãng, thông số rõ ràng sẽ đảm bảo được sự an toàn, không gây kích ứng cho răng lợi của bạn. Đặc biệt, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc phù hợp với đại đa số người dùng từ học sinh, sinh viên, người đi làm đến các quý phụ huynh.

1.2 Thời gian niềng nhanh hơn

Nhờ thiết kế nâng cao của mắc cài kim loại tự buộc, lực tác động đều và ổn định nên quá trình niềng răng mắc cài kim loại tự động sẽ nhẹ nhàng hơn và nhanh chóng hơn.

Đồng thời bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc tái khám định kì mỗi tháng. Thay vì bác sĩ phải tháo từng chun trên răng sau đó đặt dây cung và lắp chun vào từng răng như niềng răng mắc cài buộc chun thì giờ đây nha sĩ  thao tác dễ dàng hơn, chỉ cần mở nắp khóa tự động và thay dây cung mới là xong.

1.3 Hiệu quả niềng răng cao

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc bền chắc và chịu được lực kéo ở nhiều cấp độ khác nhau vì vậy phương pháp này đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng tốt trong thời gian ngắn, nhanh hơn so với niềng kim loại buộc chun. Đặc biệt, với các trường hợp làm đều răng, kim loại tự buộc cho kết quả nhanh vượt trội. Theo ước tính, thời gian niềng rút ngắn từ 3 – 6 tháng tùy vào tình trạng của răng khi sử dụng loại mắc cài này.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là gì? Giá bao nhiêu?

Mắc cài kim loại mặt trong

Niềng răng mắc cài  mặt trong (mắc cài mặt lưỡi) là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng mắc cài kim loại để gắn vào phía mặt mặt trong của răng để tạo nên lực tác động điều chỉnh răng về vị trí chuẩn trên khung hàm, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Vì mắc cài được gắn tại vị trí mặt trong của răng chứ không phải phía ngoài nên mắc cài kim loại mặt trong mang lại tính thẩm mỹ cao cho người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của mắc cài mặt lưỡi là thường xuyên tiếp xúc với mô mềm và vùng lưỡi nên có thể gây tổn thương nướu, gây đau. Đồng thời việc vệ sinh răng cũng phức tạp hơn nhiều so với niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài.

Niềng răng mắc cài mặt trong
Hình ảnh niềng răng mắc cài mặt trong

Các trường hợp nên niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp cần nắn chỉnh răng đó là: răng hô, khấp khểnh, răng móm, răng thưa, răng sai khớp cắn…

Các trường hợp nên niềng răng mắc cài kim loại
Các trường hợp nên niềng răng mắc cài kim loại
  • Răng thưa – răng hở kẽ: Răng thưa là tình trạng các răng mọc không khít vào nhau. Răng có thể bị thưa ở một hoặc nhiều răng, mọi vị trí trên cung hàm, nhưng thường gặp nhất là tình trạng răng cửa bị thưa. Răng bị thưa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, quá trình ăn uống, làm suy giảm khả năng nói, phát âm nên cần nắn chỉnh sớm.
  • Răng móm – khớp cắn ngược: Răng khớp cắn ngược là tình trạng các răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên. Chúng ta để ý góc nghiêng của người bị móm sẽ thấy đường tương quan giữa mũi – môi -cằm không hài hòa, mặt dạng lưỡi cày. Khi khép miệng lại phần hàm trên bị che phủ hoàn toàn bởi răng hàm dưới, khi cười sẽ không nhìn thấy răng hàm trên.
  • Răng khấp khểnh, lệch lạc: Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh có xu hướng nhô cao hơn và chếch ra ngoài, trong quá trình mọc răng vĩnh viễn có sự sắp xếp lệch lạc khiến nó bị lệch ra khỏi cung hàm, lệch lạc so với các răng khác.Răng khấp khểnh khiến hàm răng tiếp khớp không tối ưu, giảm hiệu quả ăn nhai, gây áp lực cho khớp thái dương hàm đồng thời khiến việc vệ sinh răng khó khăn.
  • Răng hô – răng vẩu: Răng hô hay còn gọi là răng vẩu. Đây là một trong những dạng sai lệch khớp cắn mà trong đó tương quan răng hai hàm không đạt tỷ lệ chuẩn, hàm trên đưa ra trước nhiều hơn so với hàm dưới.Khi răng bị hô sẽ làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt và thường kèm theo cười hở lợi gây kém thẩm mỹ.
  • Răng bị khớp cắn sâu: Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn, gây bất cân đối hai hàm do hàm dưới bị khuất sâu ở trong hàm trên.Khớp cắn bình thường là khớp cắn có vùng răng cửa trên che phủ vùng răng cửa dưới khoảng 2 -3mm. Với khớp cắn sâu thì răng cửa trên che phần răng cửa dưới từ 4-10mm, thậm chí không lộ phần răng cửa dưới nào.
  • Khớp cắn hở: Khớp cắn hở là tình trạng được coi là nghiêm trọng nhất trong các dạng sai khớp cắn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai của hàm răng.Tình trạng này biểu hiện bởi nhóm răng cửa bị hở, răng cửa ở hàm trên và hàm dưới không chạm được vào nhau.

Các loại dây cung niềng răng mắc cài kim loại

Bạn đã biết dây cung niềng răng có những loại nào chưa? Nếu chưa hãy theo dõi tiếp để biết các loại dây cung phổ biến nhất hiện nay nha.

  • Dây cung từ kim loại quý: Dây cung từ kim loại quý được áp dụng từ năm 1887, phát minh bởi nhà khoa học Edward Angle. Đây là loại dây cung chỉnh nha có khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao, tuy nhiên loại dây này có chi phí khá cao.
  • Dây cung Niken – titan (Niti) : Dây cung niềng răng Niti là loại hợp kim có độ đàn hồi cao thường được nha sĩ trong hầu hết các loại niềng răng mắc cài kim loại. Dây cung Niken – titan được nghiên cứu và phát triển vào năm 1960 bởi nhà khoa học William F.Buehler.
  • Dây cung Beta (TMA): Dây cung Beta với thành phần bao gồm Titanium (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%). Đây là một loại dây cung có thể tăng giảm chiều dài trong quá trình điều trị niềng răng mâc cài kim loại, mang lại hiệu quả tốt.
  • Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ): Dây cung chỉnh nha thép không gỉ được ra tung ra thị trường vào năm 1929. Loại dây cung thép không gỉ này có độ cứng cao, độ dẻo cao, khả năng chống ăn mòn tuyệt vời cùng khả năng định hình tốt nên được dùng trong tất cả các giai đoạn trong quá trình chỉnh nha.
  • Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium: Loại dây này có lực kéo mạnh nhưng độ cứng tương đối yếu, nên không thể điều trị các ca chỉnh nha phức tạp. Vì vậy, dây cung chỉnh nha Cobalt – Chromium ít được sử dụng trong điều trị ngày nay.

Niềng răng mắc cài kim loại bao nhiêu tiền?

Mời bạn tham khảo bảng giá chi phí niềng răng mắc cài kim loại niêm yết tại Việt Smile để biết mức chi phí tương ứng

LOẠI MẮC CÀICHI PHÍ MẮC CÀI
01. Mắc cài kim loại thường (buộc chun)30.000.000 - 40.000.000
02. Mắc cài kim loại tự buộc35.000.000 - 45.000.000
03. Mắc cài pha lê40.000.000 - 50.000.000
04. Mắc cài sứ tự buộc45.000.000 - 55.000.000
05. Niềng khay trong suốt PinkTray50.000.000 - 70.000.000
06. Niềng khay trong suốt Invisalign80.000.000 - 120.000.000
07. Chi phí làm ClinCheck (Miễn phí theo gói khi niềng)10.000.000
Các dịch vụ đi kèm
01. Nhổ răng chỉnh nha500.000/ răng
02. Minivis2.000.000/ vis
03. Hàm duy trì máng trong suốt500.000/hàm
04. Hàm duy trì hawley1.000.000/ hàm
05. Gắn cung duy trì mặt trong1.000.000/ hàm
06. Hàm duy trì Vivera Retainer invisalign10.000.000 (set 3 cặp/hàm)
07. Hàm duy trì Vivera Retainer invisalign 15.000.000 (set 3 cặp/2 hàm)
08. Hàm nong chậm3.000.000/hàm
09. Hàm nong nhanh5.000.000/hàm
10. Hàm giữ khoảng răng sữa500.000 - 1.000.000/hàm
11. Chi phí tháo mắc cài và làm sạch MCKL/KLTĐ1.000.000/hàm
12. Chi phí tháo mắc cài và làm sạch MCPL/MCSTĐ1.500.000/hàm
13. Niềng dựng trục/tạo khoảng cắm implant (gắn mắc cài phân đoạn)7.000.000/răng
14. Hàm nong MSE người trưởng thành12.000.000/hàm
Giá trên chưa bao gồm ưu đãi tốt nhất của tháng. Quý khách vui lòng liên hệ 1900 331 để nhận bảng giá ưu đãi chi tiết

Trung tâm niềng răng Việt Smile thường xuyên tổ chức các chương trình trợ giá cho khách hàng. Theo đó, bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản kha khá. Ngoài ra khách hàng sẽ được hỗ trợ trả góp lãi suất 0đ trong 12 tháng, đồng thời có cam kết chất lượng thông qua hợp đồng chỉnh nha bằng văn bản.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại mắc cài khác tại bài viết: Các loại mắc cài niềng răng

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý Khách vui lòng gọi tới Hotline 1900 3331 để được tư vấn chi tiết, miễn phí từ bác sĩ Việt Smile.

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Chi phí bao nhiêu? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc