Hàm răng xấu là như thế nào? Các cách cải thiện khi răng xấu

Biên tập: Thu Huyền 08-06-2023 572 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đàm Thị Hương

Hàm răng xấu là như thế nào? Có cách nào cải thiện hàm răng xấu hay không? Hàm răng xấu thường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ và tâm lý khi cười. Hàm răng xấu có rất nhiều loại khác nhau và có thể khắc phục được bằng các phương pháp khác nhau. Hãy cùng VIET SMILE tìm hiểu rõ hơn về hàm răng xấu cũng như cách khắc phục trong bài viết này nhé!

Hàm răng xấu là như thế nào? Các cách cải thiện khi răng xấu
Hàm răng xấu là như thế nào? Các cách cải thiện khi răng xấu

Hàm răng xấu là gì?

Mỗi người sở hữu một hàm răng khác nhau và tùy theo từng khuôn mặt. Vậy thế nào là một hàm răng xấu?

Hàm răng xấu” là thường chỉ những hàm răng không đều, bị thưa, răng hô, chìa, răng lệch lạc, hay gặp nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng khác gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe của răng miệng. Chính vì hàm răng xấu nên khiến nụ cười kém duyên, không tạo được ấn tượng hay sự thu hút khi cười, giao tiếp.

Hàm răng xấu là gì?

Bởi vậy, những người sở hữu hàm răng xấu sẽ thường thiếu tự tin, tạo được ít mối quan hệ xã hội, cuộc sống, công việc có khi bị ảnh hưởng gây phiền não, chán nản. Hiện có rất nhiều phương pháp giúp bạn lấy lại nụ cười tự tin, sự thoải mái, vui vẻ trong cuộc sống.

Hãy ngắm nhìn một vài hình ảnh về hàm răng xấu và cùng tìm hiểu rõ hơn về các kiểu hàm răng xấu cũng như cách cải thiện trong các nội dung tiếp theo bạn nhé!

Hình ảnh hàm răng xấu

Dưới đây là một số hình ảnh hàm răng xấu được cải thiện bằng phương pháp niềng răng, cùng theo dõi nhé!

 

Hàm răng xấu - chen chúc, khớp cắn ngược
Hàm răng xấu – chen chúc, khớp cắn ngược
Niềng răng cải thiện hàm răng xấu do khấp khểnh, móm
Niềng răng cải thiện hàm răng xấu do khấp khểnh, móm

Hàm răng xấu nhất thế giới

Hiện không có một định nghĩa cụ thể nào về một hàm răng xấu nhất thế giới, vì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các hàm răng xấu nhất trên thế giới có thể là hàm răng chen chúc, hàm răng thưa, hàm răng hô, chìa, lệch lạc so với khuôn mặt gây thiếu thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Hiểu rõ hơn các kiểu hàm răng xấu ở trong phần tiếp theo bạn nhé!

Hàm răng thưa, khấp khểnh, xỉn màu
Hàm răng thưa, khấp khểnh, xỉn màu

Phân loại các kiểu răng xấu

Có rất nhiều kiểu răng xấu mà có thể bạn đã biết: răng khấp khểnh/chen chúc, răng thưa, răng hô, răng móm, răng xỉn màu, răng mọc sai lệch,….Hầu như tất cả các trường hợp đều gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn cũng như ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Dưới đây là một số kiểu răng xấu thường gặp:

Phân loại các kiểu răng xấu

Răng hô/chìa

Hàm răng hô là tình trạng răng bị nghiêng hoặc chìa ra phía trước khiến trục răng không thẳng tạo thành một hàm răng xấu, thiếu thẩm mỹ. Hàm răng hô có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn và do nhiều nguyên nhân gây ra (di truyền, thói quen xấu,…)

Răng hô không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm cho việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng khó khăn hơn và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Tùy vào mức độ sai lệch, sau khi thăm khám bạn sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả tối đa nhất.

Răng thưa

Hàm răng thưa là khi có khoảng trống giữa các răng có thể do bị mất răng, răng hỏng, thiếu răng hay do di truyền gây ra. Giữa các răng có các khoảng trống sẽ khiến thức ăn dễ bị dắt lại gây cao răng, mảng bám, viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác nếu không được vệ sinh kỹ càng.

Răng thưa dù không gây ra nhiều sai lệch nhưng lại khiến nụ cười của bạn kém duyên, kém tự tin trong giao tiếp. Bởi vậy, nếu gặp tình trạng này bạn nên thăm khám, khắc phục càng sớm càng tốt bạn nhé!

Răng chen chúc/khấp khểnh

Hàm răng xấu bị sai lệch, xỉn màu
Hàm răng xấu bị sai lệch, xỉn màu

Một hàm răng bị mọc chen chúc/khấp khểnh là tình trạng các răng mọc nghiêng, lệch không đúng vị trí, không đứng thẳng hay không khớp với nhau một cách chính xác. Răng mọc khấp khểnh có thể là do vị trí di truyền, mất răng hoặc do sự sai lệch của hai hàm răng.

Tương tự như các trường hợp hàm răng xấu nếu không được chữa trị sớm cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, gây khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Răng móm/khớp cắn ngược

Răng móm hay khớp cắn ngược là một trong các tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng do các răng hàm trên phải trước cắn ngược vào trong hàm dưới. Răng móm có thể do răng, do xương hoặc kết hợp cả hai. Tình trạng này có không chỉ ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai mà còn khiến khuôn mặt của bạn mất cân đối hay gặp nhất là khuôn mặt lõm, mặt gãy.

Niềng cải thiện răng móm/khớp cắn ngược gây viêm lợi
Niềng cải thiện răng móm/khớp cắn ngược gây viêm lợi

Răng móm cũng có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về răng miệng: ăn nhai, mòn mặt nhai, cao răng mảng bám, khó vệ sinh, sâu răng, viêm lợi, mỏi khớp thái dương hàm,…Tình trạng này không khắc phục sớm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.

Răng xỉn màu, bị mòn, gãy

Hàm răng xấu ngoài sự sai lệch còn có thể do màu sắc răng bị xỉn, ố vàng, mòn, gãy do nhiều nguyên nhân: hút thuốc lá, uống trà, uống đồ uống có màu, do nhiễm kháng sinh, nhiễm fluor, sâu răng, tác động từ bên ngoài,…. Dù vì lý do gì thì điều này cũng sẽ khiến bạn mất tự tin, ngại cười với hàm răng không đẹp.

Răng xỉn màu đôi khi là một dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về răng miệng. Vậy nên, hãy đến nha khoa chăm sóc răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe của bạn luôn tốt nhé..

Các kiểu răng xấu nào cũng đều gây ra các ảnh hưởng, bất tiện cho bạn trong cuộc sống nên hãy khắc phục sớm nhất có thể. Dưới đây là một vài phương pháp có thể giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp hơn.

Các cách khắc phục hàm răng xấu

Các cách khắc phục hàm răng xấu

Với sự phát triển của công nghệ, hàm răng xấu hiện nay có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau tùy theo tình trạng của mỗi bạn.

Niềng răng/chỉnh nha

Niềng răng hay chỉnh nha là một phương pháp phổ biến giúp điều chỉnh răng sai lệch về đúng vị trí và cần một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp niềng răng khác nhau: niềng răng mắc cài (kim loại, pha lê, sứ) hay niềng răng máng trong suốt tùy vào tình hình tài chính, mong muốn thẩm mỹ cũng sự sự sai lệch của răng.

Răng sứ thẩm mỹ

Thẩm mỹ răng sứ là một giải pháp giúp bạn thay đổi hình dáng, màu sắc, kích thước răng và cải thiện các khuyết điểm trên răng hiệu quả. Phương pháp này có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng răng xỉn màu và một số tình trạng răng sai lệch. Đây là phương pháp mang lại kết quả nhanh chóng với tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp: tẩy trắng răng có thể cải thiện tình trạng răng ố vàng nhưng không bị sai lệch nhiều hay phương pháp trồng răng implant cải thiện tình trạng mất răng hiệu quả.

Mỗi hàm răng xấu tùy vào nguyên nhân, tình trạng bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp. Nên để xác định chính xác giải pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp thì bạn nên thăm khám trực tiếp tại các cơ sở uy tín.

Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu không?

Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu không?
Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu không?

Răng sữa đẹp hay xấu thường ít ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, do vị trí răng sữa mọc có vai trò rất quan trọng trong quá trình răng vĩnh viễn phát triển. Nên không may răng sữa bị mất sớm hay không rụng cũng có thể khiến quá trình mọc răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, răng vĩnh viễn mọc đẹp hay xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, phụ huynh vẫn nên theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé thường xuyên để phát hiện và kịp thời điều trị vấn đề, đảm bảo bé có một hàm răng khỏe đẹp nhất.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Hàm răng xấu là như thế nào? Các cách cải thiện khi răng xấu mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc