Áp xe chân răng là bệnh lý răng miệng khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm. Áp xe chân răng do đâu hình thành, biểu hiện ra sao. Để kiểm soát cơn đau nhức răng, ngăn chặn sự nhiễm trùng lan rộng phải làm sao, bị áp xe chân răng uống thuốc gì? Bài viết dưới đây Nha khoa Viet Smile sẽ giải đáp cho bạn.
Áp xe chân răng là gì?
Áp xe chân răng là bệnh lý của vùng chóp răng xảy ra khi nhiễm trùng tủy răng tiến qua chóp răng vào vùng chóp hoặc có thể do viêm mô cha chu quanh chóp răng hình thành lên. Áp xe chân răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ vỡ, răng bị nứt, khiến men răng, ngà răng không được bảo vệ, vi khuẩn tấn công vào tủy răng gây nhiễm trùng răng rồi di chuyển xuống phần chân răng tạo thành ổ áp xe tại vị trí này.
Tổ chức áp xe gồm túi mủ chứa vi khuẩn, mô da, niêm mạc và các tế bào bạch cầu bị tiêu diệt. Khi hình thành mủ nhiều tại vị trí chân răng hay nướu răng, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh.
Triệu chứng của áp xe chân răng
Các triệu chứng thường gặp khi bị áp xe chân răng phải kể đến:
- Đau răng, đau nhiều khi ăn nhai, cắn mạnh, khi bác sĩ thăm khám vào vùng răng bị áp xe
- Có thể có triệu chứng ốm sốt, mệt mỏi, mưng mủ sưng tấy ở vùng lợi quanh chân răng
- Đắng miệng, hơi thở có mùi
- Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Sưng đau, nổi hạch tại vị trí áp xe, lan sang các vùng lân cận như cổ
- – Răng có thể có triệu chứng lung lay nhiều kèm khối sưng ở vùng chóp răng
Nguyên nhân bị áp xe chân răng
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hình thành áp xe chân răng
Thứ nhất, nhiễm trùng do tủy hoại tử lan qua chóp thường gặp trong trường hợp viêm tủy răng do răng sâu, nứt thân răng mà không được điều trị kịp thời
Nguyên nhân sâu xa gây nên bệnh áp xe răng là do cách vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến những thức ăn thừa tích tụ nhiều tạo thành những mảng bám – đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho răng, từ đó bệnh sâu răng tiến triển. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn tấn công tủy răng tạo thành các ổ mủ, sưng tấy, làm tổn thương xương hàm gây ra áp xe răng.
Thứ 2 do sang chấn khớp cắn đặc biệt ở những răng có núm phụ như răng số 4, răng số 5 hàm dưới
Bệnh áp xe chân răng không được điều trị kịp thời, ngày càng phát triển nặng, dẫn đến vùng viêm nhiễm ngày càng lan rộng hơn, điều này vô cùng nguy hiểm. Áp xe răng sẽ không thể tự bớt hay tự khỏi được mà bạn cần tới cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị.
Thứ 3 do biến chứng khi điều trị tủy như đẩy vật liệu nhiễm khuẩn hoặc các thuốc băng ống tủy vào vùng cuống răng.
Áp xe răng chân răng có nguy hiểm không?
Răng bị áp xe có thể dẫn đến những triệu chứng nhẹ như sốt, sưng vào giai đoạn đầu. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời hoặc điều trị không triệt để thì sẽ kéo theo những biến chứng không mong muốn như:
- Áp xe không vỡ thông hết sẽ sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng lan tỏa vùng răng bị áp xe, lan sang các răng khỏe mạnh cận kề, xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ.
- Viêm xoang hàm trên: Nhiễm trùng có thể lan sang xoang hàm trên dẫn đến tình trạng viêm xoang hàm trên, đau đầu, chảy nước mũi có mùi hôi và sốt.
- Viêm mô tế bào lan tỏa ngách hành lang, áp xe ở vòm miệng, vùng má, sàn miệng, thậm chí có thể lan rộng sang hố thái dương gây sưng mặt ngoài.
- U nang quanh chân răng: Áp xe mạn tính có thể gây phát triển u nang răng hoặc các bệnh như viêm xương.
- Viêm xương tủy xương: Đây là một bệnh nhiễm trùng xương xảy ra do sự lây lan của vi khuẩn áp xe quanh chân răng có ổ qua đường máu và đi vào xương.
- Nhiễm trùng huyết: Trong một số trường hợp tình trạng áp xe quanh chân răng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xoang, viêm xoang hàm trên và viêm cổ.
- Áp xe răng có thể đe dọa đến tính mạng: Phức hợp kháng nguyên kháng thể từ mủ trong ổ áp chảy vào khoang miệng có thể dẫn đến ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và gây nên một số bệnh như viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc hoặc viêm phổi. Trường hợp xấu vi khuẩn còn có thể tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm; trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong
cách chữa áp xe chân răng – Bác sĩ VIET SMILE giải đáp
Bị áp xe chân răng uống thuốc gì ?
Bị áp xe chân răng nên uống thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều người..Để kiểm soát sự viêm nhiễm lây lan và giảm các triệu chứng đau nhức đi kèm, bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc cho bạn. Đặc biệt, trong 1 số trường hợp thuốc còn được dùng để phòng ngừa việc nhiễm trùng lan đến các răng kế cận răng bị áp xe, khu vực hàm và các bộ phận khác.
ác thuốc thường được chỉ định dùng là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau và hạ sốt cho người bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định, hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc. Dựa theo từng nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà nha sĩ sẽ tiến hành kê các loại thuốc phù hợp cho bạn.
Dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh áp xe chân răng:
Thuốc kháng sinh trị áp xe chân răng
Áp xe chân răng là bệnh lý nha khoa xảy ra do nhiễm khuẩn (chủ yếu là các loại vi khuẩn thường trú trong khoang miệng). Để giảm mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh trong 5 – 7 ngày. Như đã đề cập, vi khuẩn gây áp xe đều các sinh vật thường trú trong khoang miệng nên không thể xử lý triệt để. Tuy nhiên, dùng một đợt kháng sinh có thể giảm số lượng hại khuẩn và ngăn chặn ổ áp xe tiến triển nặng.
Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị áp xe chân răng:
Thuốc điều trị áp xe răng Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh trị áp xe chân răng thuộc nhóm beta-lactam được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Thuốc có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng Amoxicillin nếu có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin.
Liều lượng Amoxicillin trong điều trị áp xe chân răng:
- Trẻ em dưới 20kg: Dùng 20 – 40mg/ kg thể trọng/ ngày
- Trẻ em dưới 10 tuổi: Dùng 125 – 250mg/ lần, dùng mỗi 8 giờ
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Sử dụng 500mg/ lần, dùng mỗi 8 giờ đồng hồ
Trong thời gian sử dụng thuốc Amoxicillin điều trị áp xe quanh chân răng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, nổi mề đay, nổi ban dát sần……
Thuốc điều trị áp xe răng Metronidazole
Metronidazole có dạng viên sử dụng đường uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đây cũng là 1 loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị áp xe chân răng. Bạn cần báo với bác sĩ tình trạng dị ứng trước đây hoặc thông báo nếu như bạn dị ứng với thành phần của thuốc.
Metronidazole là dẫn chất 5-nitro-imidazol có phổ hoạt tính rộng. Thuốc hiệu quả với vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh. Metronidazole được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng do vi khuẩn kỵ khí và viêm lợi quanh thân răng.
Liều dùng phổ biến của thuốc là 500 – 600mg sau mỗi 8 giờ. Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc để điều trị áp xe chân răng bạn không nên dùng bia rượu, thuốc lá.
Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, chán ăn, đau bụng
Thuốc kháng viêm
Áp xe chân răng thường gây viêm và phù nề tổ chức nướu bao xung quanh răng. Tình trạng này không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và ăn uống. Vì vậy bên cạnh kháng sinh, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm.
Thuốc kháng viêm có steroid
Một số loại thuốc kháng viêm có steroid thường được bác sĩ kê đơn dùng để hỗ trợ điều trị áp xe chân răng là Dexamethasone và Prenisone . Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm phù nề mạnh bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể. Thuốc kháng viêm chứa steroid tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Liều dùng thuốc kháng viêm có steroid trong điều trị áp xe chân răng:
- Dexamethasone: Trẻ nhỏ dùng 0.024 – 0.34mg/ kg/ ngày, chia thành 4 liều. Người lớn dùng 0.75 – 9mg/ ngày, chia thành 2 – 4 liều.
- Prenisone: Trẻ nhỏ dùng 0.14 – 2mg/ kg/ ngày, chia thành 4 lần uống. Người lớn dùng 5 – 15mg/ ngày chia thành 3 lần uống
Thuốc giảm đau kháng viêm không NSAIDs
Một số trường hợp, bệnh nhân bị áp xe răng có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau kháng viêm không NSAIDs – dạng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Nhóm thuốc giảm đau này gồm có nhiều loại khác nhau, ví dụ như: Celecoxib: Celebrex,…Ibuprofen: Brufen, Gofen,Meloxicam: Mobic, Etoricoxib: Arcoxia,…
Nhóm thuốc cho hiệu quả nhanh chóng trong việc xoa dịu các cơn đau nhức khó chịu ở vùng răng bị tổn thương. Đồng thời giúp giảm sưng, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Thuốc giảm đau, hạ sốt trị áp xe chân răng
Trong giai đoạn cấp, áp xe chân răng thường gây đau nhức răng kèm theo sốt và sưng hạch ở góc hàm. Để cải thiện các triệu chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol). Paracetamol được sử dụng để hạ sốt nhanh và giảm cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thông thường thuốc được dùng trong khoảng 3 tới 5 ngày. Bạn có thể dễ dàng chọn lựa dạng thuốc chứa Paracetamol phù hợp theo từng độ tuổi vì thuốc được bào chế ở nhiều dạng như cốm sủi, viên sủi, viên nang, viên nén và thuốc đặt hậu môn.
Liều dùng Paracetamol trong điều trị áp xe chân răng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng thuốc chứa 500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4–6 giờ.
- Trẻ từ 6–11 tuổi: Cho trẻ uống thuốc có liều lượng paracetamol khoảng 250–480mg/ lần.
- Lưu ý: Không sử dụng liều lượng thuốc có chứa Paracetamol quá 4000mg/ ngày.
- Trẻ em dưới 6 tuổi hay những ai bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Điều trị áp xe chân răng
Nếu chúng ta bị áp chân răng việc đầu tiền chúng ta cần làm là đến cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để điều trị. Tại đây các bác sẽ chẩn đoán, tiên lượng, điều trị răng bị áp xe.
Trường hợp nhẹ, bạn sẽ cần điều trị tủy răng bị áp xe, sau đó trích rạch ổ áp xe và kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Nếu nặng, nhiễm trùng đã lan rộng không thể bảo tồn được răng, bác sĩ buộc có chỉ định nhổ bỏ răng bị áp xe và tiến hành phục hồi lại răng bằng các phương pháp như làm cầu răng hoặc cấy ghép implant.
Cấy ghép răng implant hiện đang là phương pháp phục hồi răng bị mất tối ưu nhất hiện nay, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đảm bảo thẩm mỹ khuôn mặt, ngăn chặn tiêu xương hàm và đưa tới cho bạn trải nghiệm ăn nhai giống hệt với răng thật.
Nha khoa Việt Smile là trung tâm nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, trang bị trang thiết bị hiện đại nhất, ứng dụng công nghệ mới nhất trong thăm khám – điều trị nha khoa nhất định sẽ giúp bạn an tâm chăm sóc, điều trị bệnh lý răng miệng.
Phòng ngừa áp xe răng như nào?
Áp xe răng là bệnh lý răng miệng thường gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm sao để phòng ngừa áp xe răng?
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để răng miệng luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng áp xe răng bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách như:
- Đánh răng bằng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm mịn 2 lần/ ngày.
- Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/ lần hoặc khi bị xù lông.
- Chải lưỡi hằng ngày để lấy đi hết những vi khuẩn gây bệnh.
- Dùng chỉ nha khoa để lấy đi hết những thức ăn thừa dính ở kẽ răng.
- Sức miệng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh có trong khoang miệng.
Thay đổi chế độ ăn và những thói quen xấu
Thức ăn có ga và chứa nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp xe răng. Vậy nên để tránh nguy cơ bị áp xe răng bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đường, đặc biệt là vào ban đên. Nếu ăn bạn cần vệ sinh răng miệng thật sạch để loại bỏ hết những phần đường còn thừa.
Nên bổ sung thêm những thực phẩm có chứa nhiều vitamin giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, chống lại những vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó hút thuốc lá cũng chính lá nguyên nhân khiến răng bị mắc các bệnh lý. Do đó bạn cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá để hơi thở luôn thơm mát, răng miệng khỏe mạnh.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần là việc cần thiết và rất quan trọng. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát răng miệng, từ đó phát hiện sớm ra những bệnh lý răng miệng sớm nhất và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn lấy đi những mảng bám cao răng cứng đầu trên răng giúp răng luôn trắng sáng, hơi thở thăm mát, đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn.
Như vậy, với nội dung bài viết trên, VIET SMILE đã giúp bạn biết được những thông tin cơ bản nhất về bệnh áp xe chân răng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay hotline 1900 3331 để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất, hoàn toàn miễn phí.
Mất răng nên chọn làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant
Trên đây là bài viết Áp xe chân răng có nguy hiểm không? 3 lưu ý cần biết mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.