Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào?

Biên tập: Nguyễn Hương 26-05-2024 199 lượt xem

Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào? Dây cung đâm vào má không ít người gặp phải khi niềng răng. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề này nhiều người không biết xử lý thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách để xử lý dây cung niềng răng đâm vào mắc cài.

Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào?
Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào?

Tại sao dây cung niềng răng đâm vào má?

Dây cung là khí cụ không thể thiếu khi niềng răng mắc cài, chúng có tác dụng tạo lực lên răng thông quá các mắc cài để đưa các răng về đúng vị trí. Trong quá trình niềng răng, một số trường hợp có hiện tượng dây cung niềng răng đâm vào má, nguyên nhân thường do:

Tại sao dây cung niềng răng đâm vào má?
Tại sao dây cung niềng răng đâm vào má?

Răng dịch chuyển: Khi gắn mắc cài, dây cung răng đã bắt đầu dịch chuyển. Khi các răng dịch chuyển 2 đầu dây cung có thể bị dư ra và đâm vào má gây tổn thương.

Dây cung không được cố định chắc chắn: Thông thường nguyên nhân này thường do bác sĩ không kiểm tra cẩn thận và không chốt chặt, cắt sát hay bẻ gọn dây cung. Khi răng dịch chuyển đuôi dây cung bị dài ra đâm vào môi má.

Đứt, tuột dây cung: Trong một vài trường hợp hy hữu do dây cung bị vật cứng tác động vào làm cho chúng bị đứt hoặc bung ra khỏi hệ thống mắc cài và vô tình chạm vào má gây chảy máu.

Miếng phủ đuôi dây cung bị tuột: Sau khi thay dây cung, đặc biệt là những dây cung có kích thước nhỏ bác sĩ sẽ bẻ đuôi dây và phủ composite bên ngoài để hạn chế dây cung chọc má. Trong quá trình ăn nhai, vô tình làm cho vật liệu phủ dây cung bị bung ra khiến đầu dây lộ ra ngoài và cọ vào má của bạn.

Dây cung niềng răng đâm vào má nguy hiểm không?

Dây cung niềng răng đâm vào má nguy hiểm không?
Dây cung niềng răng đâm vào má nguy hiểm không?

Dây cung niềng răng đâm vào má là vấn đề phổ biến với những người niềng răng. Khi dây cung đâm vào má ở mức độ nhẹ sẽ tạo nên cảm giác khó chịu và đau rát nhẹ khi nói chuyện và ăn uống.

Còn ở mức độ nặng có thể gây trầy xước, chảy máu, sưng tấy, đau đớn và viêm nhiễm ở vùng má nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách.

Dựa trên những đánh giá thực tế, dây cung đâm vào má dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe những bạn cũng cần đến nha khoa để xử lý sớm tránh.

Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào?

Bạn bị dây cung niềng răng đâm vào má nhưng chưa sắp xếp thời gian đến nha khoa để xử lý, hãy tham khảo những cách xử lý tạm thời dưới đây.

Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào?
Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào?

Dùng sáp nha khoa

Sáp nha khoa là vật dụng quen thuộc với người niềng răng, sáp có tác dụng như một miếng lót giúp giảm áp lực của dây cung và mắc cài lên mô mềm giúp hạn chế tổn thương cho vùng miệng khi niềng răng. Sáp nha khoa được làm từ sáp ong tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.

Để sử dụng sáp nha khoa, bạn làm theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ thức ăn, mảng bám.
  • Bước 2: Vệ sinh tay sạch.
  • Bước 2: Làm khô vùng má, môi, mắc cài và dây cung.
  • Bước 3: Lấy 1 lượng nhỏ sáp nha khoa khoảng bằng hạt đậu, sau đó dùng tay vo sáp thành viên bi mịn.
  • Bước 5: Đặt viên sáp vào vị trí ở đầu dây cung và ấn nhẹ để cố định sáp.
  • Bước 6: Trước khi ăn bạn nên gỡ bỏ viên sáp cũ. Sau ăn sẽ tiến hành lặp lại các bước ở trên để thay sáp mới.

Dùng bông gòn

Bông gòn cũng là một vật dụng có thể giúp hỗ trợ khắc phục dây cung niềng răng đâm vào má tạm thời. Cách thực hiện, bạn hãy lấy một ít bông ẩm, vo tròn rồi đặt vào đầu dây cung thừa.

Dùng gel nha đam

Dùng gel nha đam
Dùng gel nha đam

Gel nha đam có tác dụng làm dịu đi những cơn đau nhức do dây cung đâm vào má gây ra. Trước khi sử dụng bạn hãy vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó lấy một ít gel nha đam bôi lên vùng niêm mạc má bị tổn thương.

Hoặc bạn có thể dùng những loại thuốc bôi tê bề mặt để giúp giảm đau nhức tạm thời.

Sử dụng nước muối ấm

Ngoài những cách trên bạn có thể sử dụng nước muối ấm để làm dịu đi những cơn đau rát ở má do bị tổn thương. Đầu tiên bạn hãy pha một chút muối với nước và súc miệng khoảng 30s. Thực hiện súc miệng lặp lại đến khi hết phần nước muối đã được chuẩn bị.

Dụng cụ sửa dây cung

Trong trường hợp dây cung đâm vào má do bung hoặc trượt ra khỏi mắc cài, bạn có thể sử dụng các dụng cụ sửa dây như bút chì, nhíp.

Bút chì: Dùng bút chì có đầu tẩy để đẩy nhẹ dây cung dư thừa ra và uốn cong lại, tránh cho dây cung tiếp tục đâm vào má.

Nhíp: Dùng nhíp để đẩy phần bị cung bị bung về đúng vị trí ban đầu hoặc để bẻ cong phần dây cung bị thừa ở phía trong.

Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hợp lý

Để tránh làm tổn thương vùng má nặng hơn, bạn nên ăn những đồ mềm, lỏng. Tránh ăn những đồ chua, cay, đồ có cồn, cafe vì có thể sẽ khiến cho vết thương bị tổn thương nặng hơn.

Bên cạnh đó bạn nên uống nước lạnh, vì nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm thiểu đau nhức tạm thời.

Trong thời gian này, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh vi khuẩn phát triển tấn công vào cùng má bị tổn thương.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Dây cung niềng răng đâm vào má xử lý thế nào? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc