Niềng răng bị nhiệt miệng phải làm sao?

Biên tập: Nguyễn Hương 01-10-2023 716 lượt xem

Niềng răng bị nhiệt miệng là tình trạng phổ biến khi chúng ta niềng răng. Vậy nguyên nhân là gì, các dấu hiệu và cách khắc phục cũng như là phòng ngừa tình trạng này, chúng tôi sẽ giải đáp ở bài viết bên dưới đây

Niềng răng bị nhiệt miệng phải làm sao?

Nguyên nhân khiến niềng răng bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương bên trong miệng hoặc trên môi, thường xuyên xảy ra khi đeo niềng răng do sự ma sát của mắc cài trên nướu, môi và má. Hiện tượng này xuất hiện ngay từ khi bạn bắt đầu đeo niềng và ngày càng trở nên không thoải mái hơn, đặc biệt khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Khi gặp dấu hiệu nhiệt miệng khi đeo niềng răng, hãy tìm cách giải quyết ngay lập tức. Nếu không được chăm sóc đúng cách, nhiệt miệng có thể gây loét miệng hoặc viêm nhiễm nướu, ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày và vệ sinh răng miệng, cũng như tình trạng tinh thần và giấc ngủ của bạn.

Dấu hiệu niềng răng bị lở miệng

Dấu hiệu của việc niềng răng bị nhiệt miệng dễ dàng nhận biết qua mắt thường. Đó chính là những vùng tròn có màu đỏ hoặc trắng xuất hiện trên bề mặt má hoặc lợi. Kiểm tra miệng khi đang niềng răng, bạn sẽ thấy những vị trí tiếp xúc với khay niềng chuyển sang màu đỏ từ từ. Và hiện tượng này ngày càng lan rộng, trở nên nặng hơn do sự va chạm với mắc cài trong quá trình nói chuyện, ăn uống và vệ sinh răng hàng ngày.

Nhiệt miệng khi niềng răng tạo ra cảm giác rất khó chịu, có thể gây đau nhức kéo dài suốt cả ngày, thậm chí là cả trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng cũng như hiệu suất trong công việc và học tập.

Chính vì những tác động lớn này mà nhiều người đang quan tâm đến việc tìm giải pháp xử lý triệt hơn và nhanh chóng cho vấn đề nhiệt miệng khi niềng răng.

Các giải pháp khắc phục nhiệt miệng khi niềng răng

Sử dụng sáp nha khoa

Sáp nha khoa đóng vai trò quan trọng trong việc niềng răng, giúp giảm đau và bảo vệ các mô mềm trong miệng khi đeo thiết bị niềng răng. Có thể sử dụng sáp nha khoa bôi lên dây cung, mắc cài để hạn chế việc cọ sát lên các mô mềm trong khoang miệng

Xem thêm: Sáp nha khoa là gì? – cách sử dụng sáp nha khoa

Sáp nha khoa hạn chế nhiệt miệng

Điều chỉnh dây cung và lực siết

Nếu dây cung hoặc mắc cài bị lỏng hoặc bị lệch, có thể gây ra tổn thương trong miệng, dẫn đến việc hình thành nhiệt miệng hoặc loét miệng. Vì vậy, khi bạn cảm thấy khung niềng không chắc chắn, nên ngay lập tức thăm khám nha sĩ để điều chỉnh dây cung. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ viêm loét trong khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng khi bị nhiệt miệng

Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những người đang thực hiện niềng răng hoặc chỉnh nha. Để đảm bảo điều này, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chải răng, bao gồm việc sử dụng bàn chải chuyên dụng thích hợp như bàn chải lông mềm hoặc bàn chải kẽ. Ngoài ra, việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn mắc kẹt giữa răng cũng là quan trọng.

Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày không chỉ giúp diệt khuẩn hiệu quả mà còn giúp làm dịu vùng nhiệt miệng nhanh chóng. Điều này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà còn giúp ngăn chặn các vấn đề sức khỏe về răng miệng khác một cách hiệu quả.

Phòng ngừa nhiệt miệng khi niềng răng

Để tránh tình trạng nhiệt miệng và loét miệng khi đang niềng răng, bạn cần chú ý đến các điểm quan trọng sau:

  • Kiểm soát chế độ ăn uống: Hạn chế tiêu thụ đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, và thực phẩm chua trong các bữa ăn hàng ngày. Tránh ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai, có độ dẫn xuất cao.
  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế việc uống nước ngọt có gas, cà phê, rượu và các chất kích thích khác trong quá trình đeo niềng răng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Duy trì quy trình chăm sóc răng và nướu theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này bao gồm việc chải răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn giữa răng.
  • Định kỳ kiểm tra tại nha khoa: Thăm khám nha khoa định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và giúp xử lý kịp thời mọi vấn đề phát sinh.

phòng ngừa nhiệt miềng

Khi bạn gặp tình trạng nhiệt miệng khi đang niềng răng, hãy yên tâm và tập trung vào việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách. Theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa, kết hợp với việc thực hiện những biện pháp cụ thể để giảm bớt tình trạng nhiệt miệng và loét miệng. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn nâng cao hiệu quả của quá trình niềng răng.

Bài viết trên đây đã giải đáp các câu hỏi xung quanh vấn đề niềng răng bị nhiệt miệng như: nguyên nhân, dấu hiệu, giải pháp và phòng ngừa. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về niềng răng cũng như các triệu chứng thường gặp khi niềng răng tại Nha khoa Việt Smile.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Niềng răng bị nhiệt miệng phải làm sao? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc