Các loại niềng răng hiện nay được dùng phổ biến?

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 12-09-2023 498 lượt xem

Các loại niềng răng hiện nay được sử dụng phổ biến như niềng răng mắc cài kim loại thường/tự động, mắc cài sứ/pha lê, mắc cài mặt lưỡi và khay niềng trong suốt. Mỗi loại niềng răng đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế, nên nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Hiểu được điều đó nha khoa VIET SMILE gửi đến khách hàng bài viết về các loại niềng răng phổ biến hiện nay dưới đây.

Các loại niềng răng nào phổ biến hiện nay?
Các loại niềng răng nào phổ biến hiện nay?

Các loại niềng răng hiện nay được dùng phổ biến

Hiện nay, có nhiều loại niềng răng, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng người. Dưới đây là các loại niềng răng phổ biến hiện nay:

Mắc cài thường

Mắc cài thường (hay còn gọi là mắc cài kim loại truyền thống) là một trong những phương pháp niềng răng phổ biến nhất và lâu đời nhất. Mắc cài thường được làm từ kim loại không gỉ, rất bền và chịu lực tốt. Với mắc cài thường, sau khi gắn mắc cài lên răng và kết nối chúng bằng dây cung, bác sĩ sẽ cần sử dụng thun nha khoa để cố định dây cung trong mắc cài để tạo lực kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Mắc cài thường có ưu điểm như:

  • Mắc cài kim loại thường mang lại hiệu quả chỉnh nha cao, giúp điều chỉnh các vấn đề về răng từ đơn giản đến phức tạp.
  • Chi phí thấp nhất trong các loại mắc cài
  • Dây thun đa dạng màu sắc
  • Bền và ít bị hỏng

Nhược điểm của mắc cài thường:

  • Tính thẩm mỹ không cao
  • Dây chun dễ bám màu
  • Dễ dắt thức ăn
  • Thời gian thăm khám mỗi lần lâu
  • Có thể gây kích ứng cho môi và má

Mắc cài tự động

Mắc cài tự động (hay còn gọi là mắc cài tự buộc hoặc mắc cài tự khóa) là một tiến bộ trong lĩnh vực chỉnh nha. Mắc cài tự động, hạt mắc cài được thiết kế thêm nắp khóa đóng mở tự động, mắc cài sẽ trượt tự động vào trong rãnh mắc cài và được cố định chắc chắn giúp tăng hiệu quả chỉnh nha.

Ưu điểm mắc cài tự động:

  • Nhờ cơ chế tự động giúp tiết kiệm thời gian mỗi lần thăm khám
  • Mắc cài được thiết kế thông minh giúp giảm ma sát, giảm đau và khó chịu
  • Lực kéo ổn định, tăng hiệu quả chỉnh nha

Nhược điểm niềng răng mắc cài tự động:

  • Chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống
  • Mặc dù có phiên bản tiên tiến nhưng mắc cài tự động vẫn có tính thẩm mỹ thấp

Mắc cài sứ – pha lê trong suốt

Cơ chế hoạt động của 2 loại mắc cài này cũng tương tự như mắc cài kim loại. Nhưng điểm vượt trội hơn là mắc cài sứ – pha lê có màu trong suốt và trùng với màu răng tự nhiên giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho người dùng.

Ưu điểm của mắc cài sứ – pha lê trong suốt:

  • Chi phí tối ưu hơn khay niềng trong suốt
  • Hạt mắc cài nhỏ gon, trong suốt, thẩm mỹ cao

Hạn chế của mắc cài sứ – pha lê trong suốt:

  • Mắc cài dễ bám màu thức ăn và đồ uống có màu
  • Thời gian đầu có thể hơi kênh cộm, bạn sẽ cần thời gian để làm quen

Niềng răng mắc cài mặt trong (Mặt lưỡi)

Đây là loại niềng răng mắc cài hiện đại và mang lại tính thẩm mỹ cao trong suốt quá trình niềng răng. Cơ chế hoạt động của chúng cũng giống như mắc cài mặt ngoài là sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và thun nha nha khoa để tác dụng lực lên răng. Nhưng thay vì gắn mắc cài lên mặt ngoài của răng thì loại mắc cài này được gắn vào mặt trong của răng. Đây chính là một bước cải tiến mới của niềng răng mắc cài.

Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong

Nhưng mắc cài mặt trong lại có nhược điểm là:

  • Chi phí cao hơn mắc cài mặt ngoài
  • Đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao
  • Việc ăn uống và vệ sinh khó hơn nên cần nhiều thời gian hơn
  • Không phù hợp với những trường hợp răng quá phức tạp
  • Thời gian niềng chậm hơn so với mắc cài mặt ngoài

Niềng răng khay trong suốt

Trong các loại niềng răng thì niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại bậc nhất. Toàn bộ quá trình niềng răng của bạn được thực hiện hoàn toàn bằng chuỗi các khay niềng nhựa trong suốt gần như vô hình. Vật liệu nhựa dùng để sản xuất khay niềng là loại cao cấp được chứng nhận an toàn tuyệt đối với cơ thể người dùng. Thông thường một quá trình niềng răng của khách hàng sẽ dao động từ 20 – 40 khay niềng và đeo tối thiểu 22h/ngày.

Niềng răng khay trong suốt
Niềng răng khay trong suốt

Ưu điểm nổi bật của niềng răng khay trong suốt có thể kể đến như:

Tính thẩm mỹ cao: Khay niềng có màu trong suốt và được thiết kế ôm sát vào chân răng, nếu không nhìn kĩ nhiều người không nhận ra được bạn đang đeo niềng. Điều này giúp người niềng răng tự tin hơn trong giao tiếp.

Dịch chuyển răng nhẹ nhàng: Khay niềng được thiết kế theo dấu răng và tình trạng răng của mỗi khách hàng giúp quá trình dịch chuyển răng nhẹ hơn. Ngoài ra còn hạn chế được tình trạng tổn thương môi, má.

Tháo lắp, dễ dàng: Khay niềng có thể tháo lắp được giúp việc ăn uống và vệ sinh răng miệng của bạn thoải mái hơn. Đồng thời giúp hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng.

Biết trước kết quả sau niềng: Khi niềng răng với hay niềng trong suốt bạn có thể biết trước kết quả sau niềng nhờ phầm mềm Clincheck 3D. Điều này giúp bạn giải đáp được thắc mắc không biết sau niềng có mang lại kết quả gì không? Hiện nay với công nghệ niềng răng hiện đại tại nha khoa VIET SMILE khách hàng niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài đều có thể biết trước kết quả niềng răng.

Nhược điểm của niềng răng khay trong suốt là chi phí cao nên các bạn hãy dựa vào điều kiện kinh tế của mình để lựa chọn sao cho phù hợp.

Đối tượng nào cần niềng răng?

Niềng răng thích hợp trong nhiều trường hợp, mang lại cho bạn nụ cười duyên dáng và gương mặt cân đối. 4 trường hợp được Bác sĩ khuyên nên niềng răng:

  • Niềng răng hô: Răng hô là trường hợp niềng răng khá phổ biến. Niềng răng hô giúp hàm trên dàn đều và lùi vào trong. Từ đó, giúp giảm hô một cách hiệu quả.
  • Niềng răng móm: Niềng răng móm là phương pháp nhiều người tin chọn để lấy lại khớp cắn hài hòa. Sự kết hợp thu răng hàm dưới và đẩy răng hàm trên khi niềng răng giúp 2 khớp cắn trên và dưới đạt tỉ lệ chuẩn, gương mặt hết móm, góc nghiên cân đối.
  • Niềng răng lệch lạc: Niềng răng là cách dàn đều, sắp xếp răng và giúp răng dời đến đúng vị trí, từ đó xóa bỏ răng lệch lạc dễ dàng, nhanh chóng.
  • Niềng răng thưa: Lực siết của dây cung sẽ giúp các răng thưa di chuyển gần lại với nhau, khắc phục thưa kẽ, để bạn có được nụ cười sát khít và tự tin hơn.

Nên lựa chọn niềng loại nào?

Xét theo từng tiêu chí mỗi loại niềng răng sẽ có một thế mạnh riêng nên việc lựa chọn loại niềng răng nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ, chi phí, và sự thoải mái. Dưới đây là một số gợi ý cho việc lựa chọn các phương án niềng răng:

Mắc cài kim loại: Phù hợp với mọi tình trạng răng, người hạn chế về tài chính và không yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Mắc cài sứ –  pha lên: Phù hợp với những khách hàng chưa đủ điều kiện niềng răng invisalign những yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Niềng răng trong suốt: Những người phải tiếp xúc nhiều với khách hàng yêu cầu tính thẩm mỹ cao, tính thuận tiện và hạn chế về thời gian thì đây là giải pháp phù hợp.

Thời gian niềng mắc cài nào là nhanh nhất?

Theo các chuyên gia niềng răng thì niềng răng mắc cài tự động (mắc cài tự đóng) sẽ giúp giảm đáng kể thời gian điều trị. Bởi dây cung được cố định chắc chắn trong rãnh mắc cài nên lực tác động lên răng ổn định và đều đặn. Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định dựa trên cơ chế của loại mắc cài.

Còn thực tế, nếu như bạn chọn đúng nha khoa, bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác và bạn hợp tác tuyệt đối với bác sĩ thì dù bạn niềng răng bằng mắc cài nào cũng đều mang lại kết quả điều trị nhanh chóng và tốt nhất.

Do vậy điều bạn cần lưu ý khi niềng răng là nên lựa chọn thật kỹ nha khoa, thật kỹ bác sĩ để có được kết quả điều trị như mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết Các loại niềng răng hiện nay được dùng phổ biến? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc