Xương hàm răng nổi cục u lồi là gì? Có nguy hiểm không?

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 14-01-2024 1014 lượt xem

Xương hàm răng nổi cục u lồi ở hàm trên, hàm dưới là một bệnh lý răng miệng thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên. Theo thống kê của bộ y tế Việt Nam thì có hơn 75% người Việt đều xuất hiện tình trạng này, chỉ khác nhau về mức độ lồi nặng hay nhẹ mà thôi. Vậy bệnh lý răng miệng này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết ngay dưới đây của VIET SMILE nhé.

Xương hàm răng nổi cục u lồi có phải bệnh nguy hiểm không?
Xương hàm răng nổi cục u lồi có phải bệnh nguy hiểm không?

Người Việt nam, cùng với các nhóm dân khác như Nhật bản, Thái lan đều thường xuyên dùng đồ biển trong các bữa ăn hàng ngày, mà các thực phẩm này rất giàu Vitamine D (chủ yếu trong gan cá) và acid béo g3-polinsatures (thường có trong mỡ cá). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự hiện diện của Vitamine D làm tăng sự hiện diện của một loại proteine cảm ứng tạo xương. Còn acid béo y3- polinsatures là chất quan trọng có tác dụng kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển của protein TGF b (Tumor Growth Factor), thành phần của protein này chứa đựng BMP (Bone Morphogenetic Protein), đây cũng là loại protein làm kích thích sự tạo xương. Vì vậy, tần suất xuất hiện torus khá cao trong các nhóm dân này. Tỷ lệ có torus khẩu cái ở nữ (73%) cao hơn so với nam (61,1%) một cách có ý nghĩa. Torus hàm dưới có tỷ lệ thấp và xuất hiện ở nam (4,8%) nhiều hơn nữ (3%). Tỷ lệ nam vừa có torus khẩu cái, vừa có torus hàm dưới (31,6%) nhiều hơn nữ (16%).

Xương hàm nổi cục u lồi là gì?

Xương hàm nổi cục u lồi hay còn gọi là Torus xương hàm đây là hiện tượng lồi xương đặc, khối xương lồi ra thường có dạng hình tròn, nhẵn, phát triển chậm và hoàn toàn lành tính. Cục u lồi có thể xuất hiện ở một trong 2 hàm trên hoặc dưới một số trường hợp xuất hiện ở cả hai hàm.

Hiện tượng xương hàm nổi cục u lồi nó không phải là những khối u do viêm nhiễm. Cục u lồi xuất hiện từ khi còn nhỏ nhưng khi lớn và u lồi phát triển hơn thì mới nhận thấy.

Xương hàm nổi cục u lồi là gì?
Xương hàm nổi cục u lồi là gì?

Kích thước phần xương hàm nổi cục u lồi ở mỗi người là khác nhau, hình dáng cũng khác nhau. Khi phát hiện mỗi người có thể thấy kích thước phát triển ở các giai đoạn như:

  • Dấu hiệu: Khó nhìn thấy bằng mắt thường, có thể cảm nhận bằng cách sờ tay, khi đó sẽ có cảm giác xương hơi lồi hơn so với bình thường.
  • Nhỏ: Chiều cao phần xương lồi ra dưới 3 mm.
  • Vừa: Chiều cao phần xương lồi từ 3 – 5 mm.
  • Lớn: Khi này phần xương lồi có thể từ 5 mm trở lên.

Nguyên nhân của việc hình thành những cục u lồi ở xương hàm là do:

  • Di truyền: Trong gia đình nếu bố mẹ hay có người bị lồi xương hàm thì khả năng bạn bị Torus xương hàm sẽ cao hơn. Theo nghiên cứu, với những cặp song sinh (sinh đôi) thì khả năng di truyền rất cao.
  • Nghiến răng: Khi nghiến răng sẽ tạo áp lực lên xương hàm làm kích thích sự phát triển của xương hàm gây nên hiện tượng xương hàm răng nổi cục u lồi.
  • Mật độ xương: Khi xương hàm bị giảm xuống cũng sẽ khiến cho các vùng xương hàm có nguy cơ hình thành Torus.

Vị trí bị lồi xương hàm?

Tỷ lệ xương hàm nổi cục u lồi ở người Việt Nam khá cao nhưng vị trí lồi xương hàm ở mỗi người sẽ khác nhau:

Vị trí bị lồi xương hàm?
Vị trí bị lồi xương hàm?

Torus hàm trên

Torus hàm trên có thể quan sát thấy đường giữa vòm miệng có xuất hiện cục thịt lồi lên so với các vị trí xung quanh. Khối xương thường có nhiều múi, nhiêm mạch mỏng và phát triển khá chậm.

Theo nghiên cứu người gặp tình trạng xương hàm răng nổi cục u lồi thường ở khoảng từ 40 tuổi trở lên. Khi bị Torus hàm trên sẽ gây khó khăn đối với những người sử dụng hàm giả.

Khi đó chúng sẽ gây cản trở đến việc giao tiếp và vệ sinh răng miệng. Nếu hàm giả không phù hợp trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng viêm loét và viêm xương ảnh hưởng đến sức khỏe.

Torus hàm trên
Torus hàm trên

Torus hàm dưới

Vị trí Torus hàm dưới thường gặp là ở 2 bên mặt trong của hàm dưới và ở dưới lưỡi vùng răng nanh và răng cối nhỏ. Số lượng có thể là một hoặc nhiều cục u lồi và không gây đau nhức. Torus hàm dưới cũng phát triển chậm, lành tính và có nhiều thùy.

Cũng nổi cục u lồi ở xương hàm trên khi chúng xuất hiện ở xương hàm dưới cũng gây nên những cản trở đến giọng nói và khó khăn khi đeo hàm răng giả. Nếu cục u lồi xương có kích thước lớn hoặc gần răng sẽ gây khó nhai, khó nuốt, thức ăn có thể bị mắc kẹt xung quanh vùng lồi dẫn tới khó vệ sinh.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nên những vết loét ở nướu răng khiến bạn bị đau đớn, có thể sốt hoặc sưng tấy.

Nổi cục u lồi ở xương hàm có nguy hiểm không?

Nổi cục u lồi ở xương hàm có nguy hiểm không?
Nổi cục u lồi ở xương hàm có nguy hiểm không?

Khi trong miệng xuất hiện tình trạng nổi cục u lồi ở xương hàm đã khiến nhiều bạn lo lắng, không biết chúng có gây nguy hiểm gì không?

Thực tế, cục u lồi ở xương làm là u lành tính, không gây hại gì đến sức khỏe và nó thường ít được phát hiện từ khi còn rất nhỏ. Trải qua một thời gian chúng mới phát triển thì mới có thể cảm nhận được rõ rệt.

Nhưng chúng phát triển rất chậm và khi đạt đến một kích thước nhất định chúng sẽ dừng lại và không phát triển thêm nữa. Do vậy cục u lồi ở xương hàm không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn cơ thể.

Tuy, không gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng đây cũng là một sự phát triển bất thường của xương hàm. Nếu cục u lồi lại có kích thước lớn có thể gây cản trở đến việc ăn uống, giao tiếp, sự đóng mở vòm miệng.

Hoặc khi bạn cần sử dụng đến răng giả thì chúng có thể gây ra một số bất tiện thì có thể phải phẫu thuật các u lồi lồi xương hàm.

Một vài biện pháp điều trị và ngăn ngừa bị Torus xương hàm

Torus xương hàm tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng vẫn được đánh giá là sự phát triển bất thường của xương hàm. Do vậy việc tìm ra biện pháp để điều trị và ngăn ngừa Torus xương hàm cũng là điều nên tìm hiểu. Dưới đây là một vài biện pháp bạn nên biết:

Một vài biện pháp điều trị và ngăn ngừa bị Torus xương hàm
Một vài biện pháp điều trị và ngăn ngừa bị Torus xương hàm

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Khi trong miệng xuất hiện cục u lồi nếu không được vệ sinh cẩn thận có thể dẫn tới tình trạng viêm loét. Vậy nên bạn cần giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng việc chải răng và súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Nếu miệng có bạn có hiện tượng bị viêm loét thì hãy tránh sử dụng những thực phẩm cay nóng để không làm kích thích đến vết thương, đồng thời giúp cho vết thương nhanh lành hơn.

Loại bỏ thói quen nghiến răng

Như đã biết nghiến răng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xương hàm răng nổi cục u lồi. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của cục u lồi đó bạn cần loại bỏ thói quen nghiến răng.

Hoặc bạn sử dụng máng chống nghiến để làm giảm áp lực lên xương hàm và tạo điều kiện để xương hàm phát triển bình thường.

Thường xuyên thăm khám nha khoa

Đến nha khoa thăm khám
Đến nha khoa thăm khám

Với những người có nguy cơ bị Torus xương hàm cao do trong gia đình đã có người từng bị thì nên đến nha khoa thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp

Phẫu thuật xương hàm răng nổi cục u lồi

Nếu những cục u lồi ở xương hàm phát triển quá lớn và gây ra những biết tiện thì phẫu thuật là biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa và hệ thống trang thiết bị hiện đại để loại bỏ hoặc làm giảm kích thước của những cục u lồi ở xương hàm. Khi đó sẽ giúp việc vệ sinh, ăn uống, sử dụng hàm răng giả sẽ thuận tiện hơn.

3.5/5 - (2 bình chọn)

Trên đây là bài viết Xương hàm răng nổi cục u lồi là gì? Có nguy hiểm không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc