Lồi củ xương hàm trên (Torus hàm trên) điều trị thế nào?

Biên tập: Thu Huyền 24-02-2024 2377 lượt xem

Lồi củ xương hàm trên hay còn được biết với tên gọi là Torus hàm trên là một trong những tình trạng lồi dị vật ở vòm miệng phía trên. Theo như các chuyên gia y khoa cho hay thì hiện tượng này không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Mặc dù vậy thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng và khiến bạn bị khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc bị torus hàm trên và cách điều trị thế nào? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây của VIETSMILE nhé.

Lồi củ xương hàm trên (Torus hàm trên) điều trị thế nào?
Lồi củ xương hàm trên (Torus hàm trên) điều trị thế nào?

Lồi củ xương hàm trên là gì?

Lồi củ xương hàm trên, torus hàm trên hay Torus palatinus là một tình trạng đề cập đến sự phát triển quá mức của xương trên vòm miệng cứng của bạn (vòm miệng của bạn).

Torus hàm trên thường là các khối xương lồi nhẵn, lành tính. Những lồi xương này có kích thước khác nhau, phát triển chậm và không hại, chúng có thể xuất hiện ở cả hàm trên cũng như hàm dưới.

Lồi củ xương hàm trên là gì?
Lồi củ xương hàm trên là gì?

Lồi củ xương hàm trên/Torus hàm trên thường xuất hiện ở vòm miệng, nên có nhiều bạn cảm thấy lo lắng, bất tiện và ảnh hưởng đến việc phát âm, nuốt thức ăn.

Bởi vậy, nếu phát hiện có torus hàm trên bạn vẫn nên đi thăm khám, kiểm tra và điều trị để thoải mái hơn khi ăn uống, giao tiếp.

Phân loại Torus hàm trên

Vậy lồi củ xương hàm trên có được chia thành các loại ra sao? Dưới đây là một số loại của torus hàm trên được chia theo hình dáng của chúng:

Phân loại Torus hàm trên
Phân loại Torus hàm trên
  • Torus dạng phẳng: Là lồi xương sẽ thường rộng, dẹt và phẳng, nằm ở hai bên đường ráp của xương hàm trên. Đáy của torus hàm trên thường rộng.
  • Torus dạng hình thoi: Với torus hàm trên hình thoi sẽ thường hẹp, dài và có thể kéo dài từ đầu đến vùng giới hạn của khẩu cái cứng.
  • Torus dạng hòn/viên: Khi này những hòn xương nhỏ, rời rạc và thường xuất hiện hai bên đường giữa vòm miệng. Khi các lồi xương này tập hợp lại thành một lồi xương to duy nhất thì bạn có thể thấy các rãnh xuất hiện giữa những hòn xương.
  • Torus dạng thùy: Khi này các torus hàm trên là một hòn xương duy nhất, to hơn hẳn so với các dạng trên, thường có đáy rộng và cuống.

Hình dạng thường gặp nhất của torus là dạng hòn và có nhiều múi và dạng phẳng đứng hàng thứ hai còn dạng thùy hiếm thấy nhất. Bởi dạng thùy thường chỉ được thấy trong các trường hợp torus hàm trên đạt kích thước lớn gây nhiều khó chịu cho người gặp phải và cần phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ.

Torus hàm trên có các hình dạng khác nhau vậy kích thước của lồi củ xương hàm trên ở miệng ra sao?

Các kích thước lồi củ xương hàm trên ở miệng

Các kích thước lồi củ xương hàm trên ở miệng
Các kích thước lồi củ xương hàm trên ở miệng

Các lồi củ xương hàm trên, torus hàm trên bạn có thể dễ dàng phát hiện nếu dùng tay sờ vào phần hòn xương gồ cao hơn xung quanh ở trên vòm miệng. Các torus có các kích thước khác nhau:

  • Torus nhỏ: Torus có chiều cao dưới 3mm
  • Torus vừa: Torus ở mức độ này sẽ có chiều cao từ 3- 5mm.
  • Torus lớn: Với các torus lớn sẽ có chiều cao lớn hơn 5mm và gây ra nhiều ảnh hưởng hơn cho bạn.

Và kích thước của torus vòm miệng hàm trên thường là nhỏ hoặc vừa, các torus đạt kích thước lớn thì ít gặp hơn. Để xác định đúng kích thước của torus hàm trên cũng như hướng điều trị bạn có thể đến các cơ sở uy tín thăm khám.

Độ tuổi nào dễ bị torus hàm trên nhất?

Độ tuổi nào dễ bị torus hàm trên nhất?
Độ tuổi nào dễ bị torus hàm trên nhất?

Torus hàm trên là một tình trạng dễ gặp phải ở phái nữ hơn và thường bắt đầu phát triển nhiều ở độ tuổi 15 – 19. Và torus có thể phát triển lớn ở nhóm tuổi 30 – 49 và giảm dần sau 50 tuổi.

Điều này có thể thấy kích thước của torus một phần có liên quan đến sự quá tải của lực ăn nhai. Tuy nhiên, rất khó xác định độ tuổi nào dễ bị torus hàm trên nhất, vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Do vậy, nếu bạn cảm thấy vòm miệng của mình xuất hiện torus hàm trên và cảm thấy bị ảnh hưởng, khó chịu thì nên đi kiểm tra sớm dù bạn là nam hay nữ, ở độ tuổi nào.

Nguyên nhân hàm trên bị torus

Nguyên nhân hàm trên bị torus

Torus palatinus hay torus hàm trên hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này hay tại sao một số bạn dễ gặp tình trạng này hơn. Nhưng các chuyên gia đã xác định một số yếu tố, lý do tiềm ẩn liên quan có thể gây ra tình trạng torus hàm trên.

  • Khi gặp tình trạng răng chen chúc thì hình dạng hàm và cách răng của bạn khớp với nhau chưa tốt có thể góp phần tạo ra các torus vòm miệng
  • Nghiến răng cũng có khả năng khiến lồi xương khẩu
  • Do di truyền, torus hàm trên có nhiều khả năng phát triển hơn nếu bạn có người thân trong gia đình từng gặp tình trạng này

Trên đây chỉ là một vài nguyên nhân tiềm ẩn gây tình trạng torus hàm trên nên không phải bạn nào gặp vấn đề như trên đều có thể bị torus hàm trên.

Dấu hiệu nhận biết bị Torus hàm trên

Dấu hiệu nhận biết bị Torus hàm trên
Dấu hiệu nhận biết bị Torus hàm trên

Vậy làm sao để nhận biết lồi củ xương hàm trên, lồi xương hàm trên hay torus hàm trên? Torus hàm trên thường xuất hiện ở trung tâm của vòm miệng/khẩu cái của bạn. Có một số trường hợp bẩm sinh đã có hoặc chúng phát triển theo thời gian.

Các triệu chứng/dấu hiệu của lồi xương hàm trên/lồi xương khẩu cái hay Torus palatinus gồm có:

  • Bạn quan sát thấy một hay nhiều xương phát triển như bị sưng ở trung tâm khẩu cái cứng/vòm miệng của bạn.
  • Cảm thấy thức ăn dễ bị mắc kẹt hay bị vướng khi ăn nhai
  • Gặp khó khăn khi ăn nhai, nuốt
  • Khó khăn về việc phát âm, nói chuyện

Nhìn chung, bạn có thể quan sát vòm miệng của mình nếu nhận thấy có gì đó bị vướng nhưng chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng vì có torus palatinus hãy tìm hiểu và thăm khám để đảm bảo sức khỏe và có phương án điều trị nếu torus hàm trên phù hợp với bạn.

Chẩn đoán và điều trị lồi củ xương hàm trên

Chẩn đoán và điều trị lồi củ xương hàm trên

Lồi xương hàm trên thường khá nhỏ ít gây ảnh hưởng và có thể phát hiện nếu bạn đi thăm khám răng miệng định kỳ. Để chẩn đoán là torus palatinus bác sĩ có thể chụp thêm CT Conebeam 3D để có thể quan sát, phân tích, xác định đúng tính trạng răng miệng của bạn, tránh các bệnh lý liên quan.

Nếu trường hợp torus hàm trên gây ảnh hưởng, khó chịu cho bạn thì bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về phương án điều trị phù hợp. Phẫu thuật cắt bỏ phần lồi xương hàm trên là một giải pháp hiệu quả và phù hợp với nhiều trường hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước sau đó sẽ tiến hành loại bỏ phần xương thừa và khâu lại.

Tùy tình trạng, kích thước, hình dạng của torus hàm trên thời gian thực hiện có thể khác nhau. Sau khi thực hiện bác sĩ sẽ hướng dẫn, kê đơn thuốc để giúp bạn thoải mái, tránh tình trạng nhiễm trùng.

Qua chia sẻ ở trên hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về lồi xương hàm trên/torus hàm trên. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, lo lắng hay thắc mắc gì bạn có thể liên hệ VIET SMILE qua hotline 1900 3331 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí ngay nhé!

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trên đây là bài viết Lồi củ xương hàm trên (Torus hàm trên) điều trị thế nào? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc