Trám răng cấm bị sâu bao nhiêu tiền? Chi phí trám răng cấm bị sâu có thể dao động khá nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, loại vật liệu trám, và phòng khám nha khoa cụ thể. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về chi phí trám răng cấm bị sâu.
Răng cấm là răng nào?
Răng cấm là tên gọi của răng hàm số 6, số 7 – những răng nằm ở phía sau miệng. Trong miệng người trưởng thành, mỗi hàm (hàm trên và hàm dưới) thường có 8 răng cấm.
Răng cấm có bề mặt nhai lớn có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Tuy nhiên, do vị trí khó tiếp cận, răng cấm thường dễ bị sâu răng nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Trám răng cấm bị sâu bao nhiêu tiền?
Cũng giống như điều trị các bệnh lý răng miệng khác, trám răng cấm bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể. Nếu lỗ sâu nhỏ chưa ảnh hưởng đến tủy răng bác sĩ chỉ cần loại bỏ những phần răng bị hư hỏng, sau đó trám bít lại bằng vật liệu nha khoa. Với những trường hợp này chi phí trám răng cấm bị sâu từ 200.000 – 1.000.000 đồng.
Những nếu răng cấm bị sâu có ảnh hưởng đến tủy răng, trước khi trám răng bác sĩ sẽ cần phải điều trị tủy để loại bỏ những tủy răng bị hư hỏng, viêm nhiễm. Sau đó bác sĩ mới trám bít lại để lấy lại thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng.
Với những trường hợp này thì chi phí điều trị sẽ cao hơn so với trám răng thông thường cho răng cấm sâu nhẹ.
Do vậy điều bạn cần làm là hãy đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng răng cấm bị sâu ở mức độ nào. Từ đó bác sĩ sẽ có căn cứ để lên phương án điều trị và tính toán chi phí điều trị cho bạn.
Nếu bạn chưa biết khoảng chi phí điều trị răng cấm bị sâu bao nhiêu, có thể tham khảo bảng giá điều trị tổng quát dưới đây của nha khoa VIET SMILE.
DỊCH VỤ | CHI PHÍ/ VNĐ |
---|---|
01. Lấy cao răng - đánh bóng | 200.000 - 500.000/ 2 hàm |
02. Hàn răng sâu (Bảo hành 6 tháng) | 200.000 - 300.000/ răng |
03. Hàn cổ răng | 300.000 - 500.000/ răng |
04. Hàn răng thẩm mỹ | 500.000 - 1.000.000/ răng |
05. Máng chống nghiến | 1.000.000/ hàm |
06. Làm sạch composite phủ sứ nano/ phủ sứ thủy tinh/ phủ răng sứ | 200.0000/ răng |
Trám răng cấm bằng những vật liệu nào?
Ngoài về tình trạng răng thì chi phí điều trị còn phụ thuộc vào vật liệu trám răng. Hiện nay có 2 vật liệu trám răng được sử dụng là Composite và Amalgam.
Vật liệu trám răng Composite
Composite là một loại vật liệu nha khoa được sử dụng phổ biến để trám răng và phục hình răng. Nó có nhiều ưu điểm so với các vật liệu truyền thống amalgam.
Đặc điểm của vật liệu Composite
Thẩm mỹ cao: Composite có màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên, giúp các phục hình trở nên khó nhận biết.
Kết dính tốt: Composite có khả năng bám dính tốt vào mô răng, giúp tăng độ bền và ổn định của phục hình.
Khả năng phục hình nhanh: Quy trình trám răng bằng composite thường nhanh chóng và đơn giản.
An toàn: Composite không chứa thủy ngân nên an toàn với cơ thể.
Khả năng chịu lực: Composite có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt nên nên đáp ứng tốt khả năng nhai nghiền thức ăn.
Vật liệu trám răng Amalgam
Amalgam là một trong những vật liệu trám răng lâu đời nhất. So với các vật liệu trám răng khác, amalgam có chi phí tương đối thấp.
Tuy nhiên, vật liệu trám răng Amalgam có nhiều điểm hạn chế:
Thẩm mỹ thấp: Amalgam có màu bạc và không thể hòa hợp với màu răng tự nhiên, do đó không thẩm mỹ bằng composite.
Thủy ngân: Amalgam chứa thủy ngân, gây lo ngại về an toàn sức khỏe, mặc dù các nghiên cứu cho thấy mức độ thủy ngân trong amalgam an toàn cho hầu hết mọi người.
Ngoài ra, bản chất Amalgam là hợp kim nên rất dễ co giãn khi có tác động về nhiệt. Ngoài ra, với tính dẫn nhiệt tốt nên khi sử dụng các thực phẩm nóng, lạnh sẽ gây buốt răng.
Cách phòng ngừa răng cấm bị sâu
Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Do vậy việc bảo vệ răng giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng cấm là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa răng cấm bị sâu hiệu quả:
Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Đảm bảo chải sạch cả bề mặt nhai của răng cấm.
Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với chải răng để làm sạch kẽ răng và vùng nướu quanh răng cấm, nơi bàn chải khó tiếp cận.
Sử dụng dung dịch súc miệng chứa fluoride hoặc kháng khuẩn để giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
Chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế ăn đồ ngọt, đặc biệt là các loại đồ ăn và đồ uống có đường, vì đường là nguyên nhân chính gây sâu răng.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D nhằm giúp củng cố men răng và ngăn ngừa sâu răng.
Uống nước đầy đủ mỗi ngày giúp làm sạch răng miệng và cung cấp khoáng chất bảo vệ men răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Đến nha sĩ kiểm tra răng miệng ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng cấm nói riêng và răng miệng nói chung.
Lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để loại bỏ mảng bám và cao răng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng.
Tránh thói quen xấu
Tránh hút thuốc và uống rượu, bởi những đồ này không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu.
Không dùng răng để cắn những đồ cứng làm nứt, vỡ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
Bằng cách thực hiện các biện pháp trên, bạn có thể giúp bảo vệ răng cấm khỏi sâu răng và duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Trên đây là bài viết Trám răng cấm bị sâu bao nhiêu tiền? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.