6 thông tin nhất định phải biết trước khi tiêm vaccine COVID-19

Biên tập: Thu Huyền 30-07-2021 218 lượt xem

Tìm hiểu thông tin chính xác về các loại vắc-xin để phòng bệnh COVID-19, đối tượng nào nên tiêm, đối tượng nào trì hoãn… hiện đang là nhu cầu cấp thiết của mọi người dân. Bởi vậy, Nha khoa Việt Smile đã biên tập nội dung bài viết này để chỉ ra 6 thông tin quan trọng nhất định bạn phải biết trước khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Bạn đọc hãy theo dõi và lưu lại ngay nhé.

 tiêm vaccine COVID-19
Những thông tin cơ bản về tiêm vaccine COVID-19

Đối tượng tiêm chủng vaccine COVID-19

Đủ điều kiện tiêm chủng

→ Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của NSX

→  Không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

Thận trọng khi tiêm chủng vaccine COVID-19

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
  • Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
  • Người mất tri giác, mất năng lực hành vi
  • Người trên 65 tuổi.
  • Người giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
    + Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút
    + Huyết áp:
    * huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg
    * huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg
    + Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine COVID-19

— Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

— Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, cắt lách.

—Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

—Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày qua.

— Những ai đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

— Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19

— Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất cứ dị nguyên nào

— Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của NSX

Các loại vaccine COVID-19 đang dùng phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay có 4 loại Vaccin phổ biến ở Việt Nam gồm

+ AstraZeneca

+ Sinopharm

+ Pfizer

+ Moderna

Các loại vắc-xin kể trên đã được WHO đưa vào danh sách thuốc sử dụng cho mục đích khẩn cấp và được coi là an toàn, hiệu quả dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.

Theo đó,Chính phủ Việt Nam đã nhập các loại vắc-xin COVID-19 này, phối hợp cùng Bộ Y tế  áp dụng tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch tại trên toàn quốc và hiện tại là tiêm phổ biến cho cộng động .nhằm kiểm soát đại dịch.

Các Triệu chứng sau tiêm vaccine COVID-19

Vaccine AstraZeneca

►Rất phổ biến gặp ( ≥1/10)

Triệu chứng sau khi tiêm chủng vắc xin  AstraZeneca phòng COVID-19 thường gặp nhất:

— Đau đầu

— Buồn nôn

— Đau cơ hoặc đau khớp

— Nhạy cảm đau, nóng hoặc nhức ở vị trí tiêm

— Ngứa, Mệt mỏi, bồn chồn

— Sốt ((rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt ≥ 38 độ C),

— Ớn lạnh

►Phổ biến ( ≥1/100 đến <1/10)

Sưng và đỏ tại vị trí tiêm

Vaccine Sinopharm

►Rất phổ biến gặp ( ≥1/10)

Đau tại chỗ tiêm , Đau đầu

►Phổ biến ( ≥1/100 đến <1/10)

Sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa

Vaccine Pfizer

►Rất phổ biến gặp ( ≥1/10)

Đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt ,sưng tại chỗ tiêm

►Phổ biến ( ≥1/100 đến <1/10)

Buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm

Vaccine Moderna

► Rất phổ biến gặp ( ≥1/10)

Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp và cứng khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, nổi hạch, sưng đỏ vị trí tiêm

►Phổ biến ( ≥1/100 đến <1/10)

Phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, nôn, tiêu chảy

Ngoài các triệu chứng thường gặp thì còn các trường hợp hiếm gặp và rất hiếm gặp như :

+ Ngứa chỗ tiêm

+ Sưng mặt, liệt mặt ngoại biên cấp tính

+ Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm

+ Đỏ, sưng, cứng, ngứa
Chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi, táo bón, quá mẫn cảm

+ Ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý

+ Chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amiđan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản

+ Viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt

+ Đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt

KHUYẾN CÁO

+ Hầu hết là phản ứng thông thường như khuyến cáo ( Rất phổ biến + Phổ Biến )

+ Thời gian xuất hiện sớm trong vòng 1 giờ đầu sau tiêm, hầu hết trong ngày đầu.

⇒ Liên hệ ngay với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện khi có một trong các dấu hiệu:

  1. Miệng: Cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi
  2. Da: Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da
  3. Họng: Cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó
  4. Thần kinh: Đau đầu kéo dài, dữ dội, li bì, ngủ ngáy, lú lẫn, hôn mê, co giật
  5. Tim mạch: Tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất
  6. Tiêu hóa: Nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy
  7. Hô hấp: Khó thở, khò khè, thở rít, tím tái
  8. Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường
  9. Đau dữ dội bất thường tại 1 hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn
  10. Sốt cao liên tục trên 39°C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt

Chăm sóc sau tiêm vaccine COVID-19

+ Trong 3 ngày đầu sau tiêm: Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, không uống rượu bia và các chất kích thích

+ Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ sau tiêm vaccine COVID-19

+ Sưng đau, đỏ, nổi cục tại chỗ tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay

+ Không chườm đắp bất kì thứ gì vào chỗ sưng đau

+ Thường xuyên đo thận nhiệt. Xử trí khi có sốt

Nếu sau vaccine COVID-19 bạn sốt dưới 38,5°C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán,hố nách,bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút

Sốt từ 38,5°C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của NVYT. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho NVYT và đến CSYT gần nhất.

Nha khoa Việt Smile cùng hỗ trợ công tác tiêm vaccine COVID-19

Theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho người dân, các điểm tiêm chủng tại Hà Nội đã tiếp tục triển khai đồng thời tăng cường các lực lượng y tế hỗ trợ.

Với mong muốn được góp phần cùng phòng – chống dịch corona để bảo vệ sức khỏe nhân dân, Nha khoa Việt Smile đã nhanh chóng điều phối đội ngũ nhân sự của mình. Theo đó, các y bác sĩ, điều dưỡng Hệ thống Nha khoa Việt Smile đã phối hợp cùng Phường triển khai tiêm vắc xin cho nhân dân tại 2 điểm chính là:

Phường Nghĩa tân – Cầu giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh, Team Việt Smile đang tham gia công tác chống dịch tại Quận 10 của thành phố!

Nha khoa Việt Smile đã phối hợp chặt chẽ với cán bộ NVYT thực hiện đầy đủ các quy định về tổ chức tiêm bảo đảm an toàn tiêm chủng, giám sát chặt chẽ các sự cố bất lợi sau tiêm.

Bạn đọc hãy cùng điểm qua 1 số hình ảnh Nha khoa Việt Smile hỗ trợ công tác tiêm chủng vaccine vắc-xin ngừa COVID-19 nhé.

vắc-xin ngừa COVID-19
Khám sàng lọc – nhận biết theo dõi và tiêm vaccin COVID-19
Nha khoa Việt Smile HCM
Cán bộ Nha khoa Việt Smile và đồng đội tại Sài Gòn
tiêm chủng covid19
Tham gia điều phối, thực hiện các khâu trong tiêm vacxin
điểm tiêm chủng vaccine covid
Y bác sĩ, điều dưỡng Việt Smile tại điểm tiêm chủng

Đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 như thế nào?

Trước bối cảnh dịch diễn biến vô cùng phức tạp, với nhiều nguồn lây, đa biến chủng và nhiều ổ dịch lan rộng trên cả nước, nhu cầu tiêm chủng vắc xin của người dân là rất lớn.

Để đăng ký tiêm vaccine COVID-19, Nha khoa Việt Smile mách bạn 3 cách để mọi người thực hiện như sau

⇒ Cách 1: đăng ký ở trạm y tế phường hoặc cụm dân cư được phường ủy nhiệm (ví dụ khu chung cư).

⇒ Cách 2: Người dân truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 ở đường dẫn: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký online qua website.

Sau khi truy cập đường link bạn sẽ thấy giao diện Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

Bạn điền thông tin cần thiết theo hướng dẫn, lần lượt các bước. Sau đó gửi phiếu đăng kí tiêm. Các thông tin bạn kê khai sẽ được bảo mật và chuyển đến các điểm tiêm chủng đã đăng ký.

Hoặc theo hướng dẫn ở đây:

Giao diện Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.
Giao diện Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

⇒ Cách 3: Tải về ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”

Ứng dụng này có thể được tải bằng cách sử dụng điện thoại thông minh, truy cập vào PLAY STORE (hệ điều hành Android) hoặc APP STORE (điện thoại Iphone- hệ điều hành iOS.) và điền thông tin theo thứ tự như hướng dẫn: .

Sổ sức khỏe điện tử
ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”

Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.

Kinh nghiệm tiêm vaccine COVID-19 cho những ai vừa tiêm và chuẩn bị tiêm

Ban biên tập xin trích nội dung chia sẻ này từ team Bác sĩ Nha khoa Việt Smile để bạn đọc nắm bắt được, chuẩn bị thật tốt trước – sau tiêm chủng.

Lưu ý: Đây không phải tài liệu khoa học mà là kinh nghiệm sau khi trải qua tiêm của bán bộ tại Việt Smile và không phải ai cũng phản ứng thuốc.

Kinh nghiệm tiêm vaccine COVID-19
Kinh nghiệm tiêm vaccine COVID-19 cho những ai vừa tiêm và chuẩn bị tiêm

Trước tiêm

Trước khi tiến hành tiêm vaccine Covid-19 bạn cần lưu ý điều gì. Bác sĩ Viet Smile sẽ chia sẻ cho bạn ngay bây giờ.

tiêm vaccine Covid-19
Trước khi tiêm vaccine Covid-19 bạn cần lưu ý điều gì.

5 lưu ý quan trọng cần phải nhớ trước khi tiêm vaccine COVID-19

1/ Không nên uống rượu bia trước ngày tiêm chủng, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm
Đây là điều quan trọng, để giúp thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, hoạt động tối đa

2/ Giữ cho cơ thể đủ nước, khuyến khích uống nước tía tô trước ngày tiêm.

3/  Ăn no trước tiêm là điều vô cùng quan trọng. Tránh trường hợp để bụng đói có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm

4/ Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế để khai báo thông tin cá nhân, chứng minh bạn đến lượt tiêm vắc xin COVID.

5/ Trong ngày tiêm chủng, cần chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ 5K, khai báo y tế theo hướng dẫn của NVYT.

Sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khoảng 1 tiếng, chưa sốt,hơi đau vết tiêm mình uống luôn một viên giảm đau hạ sốt, đun một bình nước nóng để sẵn uống khi bị sốt, uống nhiều nước.

Lúc sốt uống thuốc hạ sốt của trẻ con (loại gói sủi vị cam 250) cách 3h thấy sốt lại uống, kết hợp uống nước điện giải (loại cam). Nếu thấy sốt cao tăng liều 500mg và 4-6 tiếng uống !

=>> Nếu thấy sốt cao uống theo phác đồ sau:

•  Toàn thân: Nếu sốt >38.5oC hoặc có các dấu hiệu mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, có thể dùng Paracetamol (Efferalgan, Panadol extra) viên 500 mg, uống liều 10-15 mg/kg (nếu không dị ứng paracetamol; người lớn tùy theo cân nặng uống 1-2 viên 500mg/ 1 lần). Nếu vẫn còn sốt tiếp tục dùng liều paracetamol như trên cách 4-6h.

Không được dùng quá 3g/ ngày và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Uống nhiều nước.

• Một số trường hợp biểu hiện dị ứng nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng như Telfast viên 180mg, uống 1-2 viên /1 ngày hoặc loratadin viên 10mg uống 1 viên/ 1 ngày.

• Triệu chứng đau quặn bụng, tiêu chảy có thể dung các thuốc điều trị thông thường: No-spa, Smecta, Loperamid.

Đau cơ thì cố gắng khi đỡ đau (sau khi uống thuốc gđ) thì dậy đi lại một lúc,đừng nằm nhiều,càng nằm đầu càng nặng.Đỡ lúc nào ăn lúc đó,ko ăn nhiều một lần vì sẽ bị nôn, (LUÔN NHỚ KHÔNG ĐƯỢC ĂN TRỨNG) – trứng có nhiều chất béo bão hoà và acid béo làm tăng phản ứng viêm.

Bạn cũng nhớ chuẩn bị Thêm 3 nắm lá tía tô ăn (uống) trong 3 ngày liền (ăn đc trước tiêm thì càng tốt).

Có thể sẽ cảm thấy tức ngực,khó thở, vậy mình nên ngồi chứ không nằm nhiều, chỉ sốt cao tầm 1 ngày, đến ngày thứ 3 rất nhẹ đầu rồi. Các bạn yên tâm nhé.

Khuyên các bạn, nếu cảm thấy cơ thể hôm đó yếu, mệt mỏi hoặc đang bị nhịn đói mấy ngày….thì các bạn có thể dời lịch tiêm sang hôm khác nhé……và cũng đừng quá lo lắng !

Chúc các bạn tiêm thành công. Hãy lưu lại và chia sẻ để mọi người cùng được biết, chuẩn bị thật tốt trước -sau tiêm chủng bạn nhé.

Nha khoa Việt Smile có mở cửa mùa dịch?

Hệ thống Nha khoa Việt Smile tại Hà Nội vẫn được duy trì hoạt động và mở cửa để phục vụ khám- chữa bệnh răng miệng cho người dân. Để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình thăm khám tại nha khoa, thực hiện nghiêm chỉ đạo phòng chống dịch, Nha khoa Việt Smile xin trân trọng thông báo một số lưu ý sau:

Quý khách vui lòng hẹn lịch trước khi tới phòng khám để được hướng dẫn, sắp xếp thời gian và đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất:

  • Liên hệ qua Hotline miền Bắc: 0839 637383– 0343 637383
  • Thực hiện “Khai báo y tế” bằng văn bản hoặc quét mã QR tại khu vực lễ tân.
  • Đeo khẩu trang và tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y Tế trong suốt quá trình thăm khám tại nha khoa.

Nha khoa Viet Smile luôn trang bị đầy đủ, chuẩn bị các phương án kịp thời đảm bảo an toàn cho quý khách hàng thăm khám.

an toàn mùa dịch
Nghiêm túc thực hiện công tác khám – điều trị an toàn

Viet Smile xin trân trọng cảm ơn!

Xem thêm công tác phòng chống dịch tại cơ sở của Việt Smile

Những lá chắn phòng dịch COVID -19 tại Việt Smile

5/5 - (1 bình chọn)

Trên đây là bài viết 6 thông tin nhất định phải biết trước khi tiêm vaccine COVID-19 mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc