Răng khểnh là gì? Răng khểnh cười duyên và ý nghĩa của răng khểnh

Biên tập: Thu Huyền 27-10-2023 2213 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ninh Quang Tùng

Răng khểnh nhiều người cho rằng răng khểnh tạo nên nét duyên. Những ai sở hữu chiếc răng khểnh nhìn cá tính và đáng yêu. Dù vậy, bạn đã biết chính xác răng khểnh là gì, ý nghĩa của răng này với người sở hữu, làm gi để sở hữu chiếc răng khểnh đẹp…Tất tất tật những thông tin về răng khểnh, sự thật khó lường đằng sau nét duyên dáng ấy là gì, răng khểnh quá nhọn, chồi cao nên niềng hay không? Mời bạn xem ngay nội dung dưới đây do Nha khoa Việt Smile cung cấp.

Các kiểu răng khểnh đẹp
Các kiểu răng khểnh đẹp

1. Răng khểnh mọc như thế nào?

Răng khểnh có ý nghĩa gì?  Theo Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile, Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh, trong quá trình mọc răng vĩnh viễn có sự sắp xếp lệch lạc khiến nó bị lệch ra khỏi cung hàm đều khít so với các răng khác. Răng khểnh được xem là một nét duyên mà không phải ai cũng có, đặc biệt đối với người phụ nữ. Răng khểnh mọc ở vị trí nào?: Có 2 trường hợp răng khểnh 1 bên và răng khểnh 2 bên!

Ở một số nước phương Tây, người ta quan niệm chiếc răng khểnh là răng mang lại điều không may, bởi đó là những chiếc răng nanh của ma cà rồng. Một vài nơi còn cấm những người có răng khểnh nhập cảnh bởi họ sẽ mang tới điều xấu cho đất nước họ.

Trên khuôn hàm thì mỗi loại răng đều giữ chức năng riêng: răng cửa có nhiệm vụ cắn thức ăn, răng nanh thì xé thức ăn, còn răng hàm có nhiệm vụ nghiền thức ăn. Răng khểnh là chiếc răng nanh bị mọc lệch, đôi khi lệch hẳn so với những răng khác trên cung hàm, do đó, với những chiếc răng này thì chức năng của nó sẽ không được đảm bảo, thậm chí có thể làm sai khớp cắn.

răng khểnh là gì
Răng khểnh tạo lên nét duyên cho các bạn gái

Như vậy với việc trả lời cho câu hỏi răng khểnh là gì, chúng ta hiểu rằng răng khểnh tuy làm cho nụ cười của bạn duyên dáng hơn nhưng nó lại ẩn chứa khá nhiều nguy cơ về mặt bệnh lý răng miệng. Có lẽ, mọi người nói với bạn có răng khểnh dù 1 hay 2 cái đều không tốt là không tốt ở điểm này, không phải là 1 răng khểnh thì tốt hơn 2 răng khểnh (răng khểnh 2 bên) như nhiều người nhầm tưởng.

Ngoài ra, những chiếc răng khểnh còn làm giảm sức nhai, thức ăn bị nhét vào kẽ răng khó vệ sinh gây tình trạng sâu răng, nha chu,…vậy có nên niềng răng khểnh không? Niềng răng sẽ giúp kéo răng xuống vị trí mới, được xếp đúng vào vị trí của nó trên cung hàm.

Tại sao có răng khểnh

Răng khểnh được coi là một trong những dạng răng lệch lạc, xuất hiện trên khuôn hàm vì những lý do sau:

  • Do răng sữa mất sớm: Răng sữa tuy không theo ta suốt đời, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong khoảng 10 năm đầu đời. Răng sữa không những giúp bé ăn nhai, đảm bảo thẩm mỹ mà còn giúp định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Thông thường, thời gian thay răng nanh sữa là từ 10-12 tuổi, nếu chiếc răng nanh sữa rụng trước hoặc sau thời điểm này, các răng vĩnh viễn có thể mọc chen lấn vị trí của nhau báo hiệu nguy cơ răng nanh sẽ mọc thành răng khểnh.
  • Do yếu tố di truyền: Khoa học đã chứng minh, hàm răng là tính trạng dễ di truyền nhất. Nếu gia đình có cha mẹ hay ông bà có răng khểnh thì khả năng cao con cũng sẽ có răng khểnh.
  • Do thói quen xấu từ hồi nhỏ: Tại sao lại có răng khểnh có thể do nhiều tật xấu từ bé như mút ngón tay, đẩy lưỡi, nghiến răng… khiến vòm hàm trở lên nhỏ hẹp, xô đẩy vị trí các răng.

2. Làm sao để có răng khểnh đẹp?Răng khểnh cười sao cho đẹp ?

Tuy mang đến khá nhiều phiền phức nhưng vẫn có không ít người vẫn có nhu cầu tạo ra những chiếc răng khểnh duyên dáng cho dù là tạm thời hay vĩnh viễn.

Tạo răng khểnh cũng là nhu cầu của không ít khách hàng

Hiện nay, có ba phương pháp tạo răng khểnh chủ yếu và tùy vào đặc điểm cụ thể của khuôn răng để bác sỹ có những chỉ định cụ thể:

  • Đắp composite:  Nha sỹ có thể đắp vật liệu composite, mài nhỏ răng ở vị trí răng nanh để đắp răng mới với hình thể khểnh lên.
  • Bọc răng sứ: Hoặc là đắp mới răng sứ ở vị trí này sao cho hơi chếch lên so với mặt bằng khuôn răng. Chiếc răng sứ khểnh này sẽ được đắp vào vị trí mong muốn và phải lệch khỏi hàm chút ít để tạo độ khểnh nhất định.

Cả hai tình huống này đều không tiến hành cấy trụ chân răng vào trong xương hàm giống như trồng răng cho các vị trí răng chính trên khuôn hàm. Khi bạn không còn ưng ý với những chiếc răng này thì hoàn toàn có thể nhờ nha sỹ tháo bỏ.

  • Cấy ghép implant:  Nếu bạn mong muốn cấy răng khểnh vĩnh viễn thì làm implant sẽ là giải pháp phù hợp.  Trụ implant sẽ được cấy vào xương hàm ở vị trí hơi chếch lên so với chiếc răng nanh tự nhiên, khi trụ tích hợp bác sĩ sẽ lắp khớp kết nối abutment, lắp mão sứ có hình dáng và màu sắc gần giống răng nanh bên trên.

3. Có nên niềng răng khểnh hay không?

Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc chệch ra khỏi cùng răng chuẩn, lệch cao lên trên hàm. Răng này thường tạo với hai răng kế cận thế kẽ 3 răng rất nguy hiểm. Kẽ răng này sâu và thường dễ bị giắt nhét thức ăn mà không thể làm sạch triệt để được sau các bữa ăn với cách đánh răng thông thường. Con gái có răng khểnh 2 bên cũng đa phần đôi khi nhìn tương đối thô về mặt thẩm mỹ.

Thức ăn bám đọng có thể sinh mùi chỉ ngay trong ngày. Để càng lâu càng có mùi khó chịu và bám thành cao răng. Lâu ngày hơn nữa, trong kẽ răng sẽ bị sâu, viêm nướu, nha chu. Mà thường bệnh lý phát sinh ở trong kẽ răng khó phát hiện sớm, khi nhận biết được thì bệnh đã nặng, khó điều trị.

Con gái có răng khểnh 2 bên
Con gái có răng khểnh 2 bên

Do vậy, nếu có răng khểnh, bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh lý hôi miệng, mảng bám, cao răng, sâu răng, viêm nướu, nha chu, tiêu xương,…Nguy cơ cao nhất là apxe, viêm tủy dẫn đến mất răng hoàn toàn.

Hơn thế nữa, không phải chiếc răng khểnh tự nhiên nào cũng đẹp và góp phần tạo nét duyện cho nụ cười của bạn. Chỉ có khổ chủ mới hiểu được phiền phức mà nó gây ra.

Nếu so sánh với những nguy cơ có thể gặp này thì sự duyên dáng mà răng khểnh mang đến cho nụ cười là không đáng kể. Đó cũng là nguyên nhân mà tất cả các bác sỹ nha khoa đều khuyên nên niềng răng khểnh để có hàm răng đều đặn và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng kể trên.

Có nhiều người cho rằng chỉ cần nhổ răng khểnh là có thể loại trừ được những nguy cơ răng miệng mà nó gây nên, tuy nhiên đây là chiếc răng nanh, thuộc nhóm răng trước. Trên một cung răng chuẩn mà thiếu đi răng nanh thì hàm răng sẽ thiếu tự nhiên và mất đi tính thẩm mỹ tự nhiên.

Điều này lý giải tại sao các trường hợp có răng khểnh phải niềng, dù buộc phải nhổ răng thì bác sỹ cũng sẽ chỉ định nhổ răng số 4, cạnh răng nanh, dù răng mọc đúng cung hàm. Sự bảo tồn răng nanh, dù nó mọc lệch khỏi hàm chính là để tạo nên tính thẩm mỹ tự nhiên nhất cho khuôn răng.

Vì mỗi một bên hàm chỉ có 1 răng nanh duy nhất, lại nằm gần răng cửa phía trước, trong khi răng cối nhỏ số 4 nằm khuất hơn và sau nó còn một chiếc răng cối nhỏ khác nên nếu nhổ cũng không ảnh hưởng gì đến độ tự nhiên của hàm răng.

Chỉnh răng khấp khểnh
Chỉnh răng khấp khểnh, chen chúc với khay niềng invisalign
Kết quả nắn chỉnh răng khểnh
Kết quả nắn chỉnh răng khểnh

4. Niềng răng khểnh được thực hiện như thế nào?

Niềng răng khểnh như thế nào? Đây là quá trình sử dụng các loại mắc cài cố định hoặc khí cụ tháo lắp để sắp xếp lại vị trí của răng theo đúng vị trí của nó trên cung hàm. Các khí cụ này có tác dụng tạo lực làm cho răng di chuyển từng chút một cho đến khi răng của bạn trở nên đều đặn. Bạn có thể sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài hoặc niềng trong suốt invisalign để thực hiện điều chỉnh răng khểnh về vị trí đều khít trên cung hàm.

Đối với những chiếc răng khểnh mọc hoàn toàn khỏi hàm buộc lòng nha sĩ phải nhổ bỏ để tạo được khoảng trống cho các răng khác dịch chuyển. Tốt nhất bạn nên tính đến việc niềng răng khểnh để bảo vệ sức khỏe của hàm răng về lâu dài.

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Việt Smile
Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Việt Smile

Những chiếc răng khểnh sẽ nhanh chóng di chuyển xuống dưới cung răng, đạt độ đều đặn, hài hòa với toàn khuôn răng, đảm bảo tỷ lệ chuẩn cho khớp cắn mà hoàn toàn không hàm yếu răng hay xâm lấn đến cấu trúc của răng.

Nếu cần được tư vấn thêm về công nghệ này cũng như để hiểu rõ hơn vấn đề cách niềng răng khểnh, hãy nhanh chóng liên hệ với Nha khoa Việt Smile qua hotline 1900 3331 để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.

Niềng răng khấp khểnh sau 15 tháng

4.3/5 - (6 bình chọn)

Trên đây là bài viết Răng khểnh là gì? Răng khểnh cười duyên và ý nghĩa của răng khểnh mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc