Những nhược điểm của việc bọc răng sứ và cầu răng sứ

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 14-04-2024 638 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Ngọc Khánh

Nhược điểm của việc bọc răng sứ là gì? Bọc răng sứ là phương pháp giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười nhanh chóng và hiệu quả, nhưng bên cạnh đó răng sứ cũng có những nhược điểm nhất định mà khách hàng cần phải lưu ý. Để biết làm răng sứ có nhược điểm gì và những vấn đề phát sinh từ nhược điểm bọc răng sứ, các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những nhược điểm của việc bọc răng sứ và cầu răng sứ
Những nhược điểm của việc bọc răng sứ và cầu răng sứ

Nhược điểm của việc bọc răng sứ là gì?

Răng bọc sứ có ưu điểm giúp cải thiện màu răng ố vàng, nhiễm màu, khấp khểnh nhẹ, răng bị gãy vỡ,… mang đến nụ cười đẹp rạng rỡ cùng sức khỏe răng miệng tốt hơn. Nhưng răng sứ cũng có những nhược điểm bọc răng sứ nhất định như:

Mài răng – Xâm lấn răng thật

Nhược điểm của việc bọc răng sứ lớn nhất đó là cần phải mài cùi răng thật, đây cũng là điều kiện bắt buộc khi thực hiện bọc răng sứ.

Mài cùi răng để bọc sứ với mục đích tạo điểm tựa vững chắc cho mão sứ phía trên, khi đó phần men răng gốc phía trên sẽ mất đi vĩnh viễn, không còn khả năng khôi phục lại nữa.

Nhược điểm của việc bọc răng sứ là gì?
Nhược điểm của việc bọc răng sứ là gì?

Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới tình trạng:

  • Răng bị ê buốt kéo dài
  • Cấu trúc răng bị tổn thương, dễ gây sai lệch khớp cắn
  • Ảnh hưởng xấu đến tủy răng

Việc mài cùi răng khi bọc răng sứ là điều không thể tránh khỏi nhưng với các dòng sứ cao cấp được chế tác bằng nghệ nghệ hiện đại đã giúp giảm tối đa tỷ lệ mài cùi răng. Do vậy bạn hãy lựa chọn dòng sứ chất lượng và nha khoa uy tín.

Hơn nữa, nếu việc mài cùi răng tuân thủ theo đúng những quy định khắt khe sau đây thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì:

Đối với răng cửa và răng nanh tỷ lệ mài chuẩn:

  • Cổ răng mài từ 0,6mm – 1mm.
  • Thân răng mài từ 1mm – 1,5mm.
  • Cạnh cắn mài từ 1,2mm – 2mm.

Đối với răng hàm thân răng to và lớn hơn với răng phía trước tỷ lệ mài sẽ nhau sau:

  • Cổ răng từ 0,8 – 1mm.
  • Thân răng từ 1,5mm – 2mm.
  • Mặt nhai từ 1,5mm – 2mm.

>>> Xem thêm: Biến chứng sau khi bọc răng sứ

Rủi ro viêm nhiễm

Nếu răng sứ của bạn không đảm bảo an toàn thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm nhiễm gây đau nhức khó chịu.

Hay bác sĩ thực hiện bọc răng sứ không có chuyên môn dẫn tới răng sứ không sát khít, thức ăn bị nắng đọn lại ở vùng chân răng gây viêm nhiễm, hôi miệng.

Không phải ai cũng phù hợp

Không phải ai cũng phù hợp
Không phải ai cũng phù hợp

Bọc răng sứ giúp mang đến nụ cười đẹp hơn và tự tin hơn những không phải trường hợp nào cũng có thể bọc được răng sứ. Với những trường hợp răng quá nhạy cảm, răng bị lung lay nặng, răng bị sâu vỡ quá lớn.

Không còn thân răng hay răng bị khấp khểnh, hô móm, sai lệch khớp cắn nặng thì không thể bọc răng răng sứ. Trong những trường hợp này thì niềng răng, cấy implant là phương án tốt nhất.

Độ bền giới hạn

Mặc dù răng sứ khá bền, nhưng nó không bền bỉ như răng tự nhiên. Nếu không tuân thủ các biện pháp chăm sóc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa sau một thời gian sử dụng, răng sứ có thể bị vỡ, tách ra hoặc bị trầy xước.

Chi phí làm răng sứ khá cao

Nhược điểm của việc bọc răng sứ nữa có thể kể đến là chi phí cao hơn so với các phương pháp như phủ sứ hay trám răng bằng vật liệu composite để khắc phục răng sứt, mẻ,…

Yếu tố dẫn tới chi phí bọc răng sứ cao là quá trình thực hiện đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, răng sứ được làm từ vật liệu cao cấp, có khả năng chịu lực cao cấp nhiều lần so với răng thật và có độ bền cao hơn, nếu được chăm sóc tốt thổi thọ có lên đến hàng chục năm.

Nhược điểm của cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là một trong những phương pháp được sử dụng để giúp phục hình những răng đã mất.

Bên cạnh ưu điểm là có tính thẩm mỹ như răng thật và giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai thì làm cầu răng sứ cũng có những nhược điểm. Sau đây là một số nhược điểm của cầu răng sứ:

Nhược điểm của cầu răng sứ
Nhược điểm của cầu răng sứ

Ảnh hưởng các răng kế cận

Làm cầu răng sứ bác sĩ sẽ cần mài cùi răng của 2 răng kế cận để tạo điểm trụ cho mão sứ ở giữa. Đây là một trong những nhược điểm khiến nhiều khách hàng phải suy nghĩ trước khi làm cầu răng sứ.

Hạn chế đối tượng sử dụng

Cầu răng sứ chỉ phù hợp với những bệnh nhân chỉ bị mất từ 1 đến 2 chiếc răng và những răng liền kề đó phải còn chắc khỏe. Phương pháp này không áp dụng với những trường hợp mất quá nhiều răng.

Không ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm

Không ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm
Không ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm

Nhược điểm của cầu răng sứ nữa chính là không ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm. Cầu răng sứ dựa vào sự chống đỡ của 2 răng kế cận chứ không có chân răng.

Vậy nên xương hàm không có sự tác động, lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm tại vị trí răng mất, các răng kế cận không còn vững chắc mà nghiêng về phía răng mất. Gây sai lệch khớp cắn, nhiều trường hợp cầu răng sứ bị hở hay gãy, vỡ.

>>> Xem thêm: Hậu quả bọc răng sứ

Tuổi thọ sử dụng không cao

Cầu răng sứ đứng vững trên cung hàm là nhờ vào sự chống đỡ của 2 răng kế cận. Do vậy khi ăn nhai, lực nhai quá lớn sẽ tạo áp lực lên các răng làm trụ cầu khiến cho răng bị yếu đi, hư hỏng. Để duy trì chức năng ăn nhai thì sẽ cần phải làm lại cầu răng sứ mới.

Cũng bởi lý do đó tuổi thọ của cầu răng sứ không cao, thường chỉ dao động từ 7 – 10 năm. Nếu như khách hàng chăm sóc răng miệng tốt, kỹ càng, đảm bảo các bước như bác sĩ hướng dẫn thì có thể kéo dài thời gian sử dụng hơn.

Vấn đề phát sinh từ nhược điểm bọc răng sứ

Một số vấn đề phát sinh từ nhược điểm của việc bọc răng sứ bạn nên biết:

Vấn đề phát sinh từ nhược điểm bọc răng sứ
Vấn đề phát sinh từ nhược điểm bọc răng sứ

Lệch răng, sai khớp cắn

Nếu bác sĩ thực hiện mài răng không chính xác hay bọc răng sứ không sát với răng thật khi lắp lên răng sẽ dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn.

Khi đó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến việc ăn nhai khó khăn. Nếu không được điều trị lực nhai sẽ sẽ tác động lên các răng bị sai lệch gây đau nhức, ảnh hưởng đến răng sứ.

Ngoài ra răng sứ bọc không chuẩn xác còn để lại khoảng hở giữa răng thật và răng sứ tạo điều kiện cho thức ăn lắng đọng lại gây nên viêm nhiễm, hôi miệng, ảnh hưởng đến răng gốc.

Răng bị cộm cấn

Bác sĩ lấy dấu răng không đúng tỷ lệ, thiết kế răng sứ sai tỷ lệ so với cùi răng thật, khi lắp răng sứ quá cao gây vướng cộm ở vùng nướu răng. Nếu không được khắc phục khớp sẽ dẫn tới nướu răng bị tổn thương, ăn uống cũng khó khăn hơn.

Kích ứng nướu

Nha khoa không uy tín thường sử dụng những loại răng sứ trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có pha lẫn nhiều tạp chất không được kiểm định về độ an toàn. Khi bọc sứ sẽ gây nên tình trạng kích ứng nướu khiến nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu, viêm nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống như việc ăn nhai hằng ngày.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Những nhược điểm của việc bọc răng sứ và cầu răng sứ mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc