Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 18-01-2024 143 lượt xem

Nhổ răng số 4 có bị hóp má không? Nhổ răng số 4 là thủ thuật nha khoa được bác sĩ chỉ định thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc liệu nhổ răng số 4 có bị hóp má không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?
Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?

Trường hợp nào cần nhổ răng số 4?

Răng số 4 là chiếc răng hàm nhỏ và có đầy đủ chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như các răng khác trên cung hàm. Vậy nên bác sĩ sẽ cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi nhổ răng. Dưới đây là một số trường hợp có thể được xem xét nhổ răng số 4:

Trường hợp nào cần nhổ răng số 4?
Trường hợp nào cần nhổ răng số 4?

Sâu răng nặng: Với những trường hợp răng sâu nhẹ bác sĩ sẽ thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng gốc. nhưng nếu răng bị sâu quá nặng, các biện pháp khắc phục trên sẽ không mang lại hiệu quả.

Do vậy bác sĩ sẽ cần nhổ răng để ngăn chặn sâu răng lan rộng và bảo vệ sức khỏe của răng lân cận.

Nhiễm trùng nướu: Nếu có nhiễm trùng nướu nặng hoặc viêm nướu quá mức, răng có thể cần được nhổ để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm trùng và giữ cho vùng miệng khỏe mạnh.

Gãy răng hoặc tổn thương: Nếu răng bị gãy hoặc bị tổn thương nặng do chịu lực tác động mạnh việc nhổ có thể là cách để ngăn chặn sự tổn thương lan rộng và duy trì sức khỏe miệng.

Nhổ răng niềng răng: Niềng răng là phương pháp giúp đưa các răng về đúng vị trí. Tuy nhiên, ở một số trường hợp răng bị sai lệch khớp cắn hoặc chen chúc quá nặng bác sĩ sẽ cần chỉ định nhổ răng số 4 để tạo điều kiện cho răng dịch chuyển thuận lợi.

Những lưu ý khi nhổ răng số 4

Những lưu ý khi nhổ răng số 4
Những lưu ý khi nhổ răng số 4

Sau khi nhổ răng, quan trọng để bạn tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý của nha sĩ để hỗ trợ quá trình lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số lưu ý chung sau khi nhổ răng:

  • Cắn chặt bông gạc trong khoảng 30 phút đầu sau nhổ để cầm máu
  • Không khạc nhổ, không chạm vào khu vực nhổ răng bằng tay để tránh nhiễm trùng.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát đau đớn và viêm nhiễm.
  • Tránh hoạt động vận động nặng trong vài ngày đầu để giảm nguy cơ chảy máu và đau đớn.
  • Tránh ăn những thực phẩm cứng và nóng ngày đầu sau khi nhổ răng.
  • Tránh hút thuốc lá ít nhất trong vài ngày sau khi nhổ răng, vì nó có thể gây ra các vấn đề lành sẹo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Theo dõi bất kỳ triệu chứng nào bất thường như đau đớn, sưng, hoặc chảy máu nhiều quá bình thường và báo cáo cho nha sĩ ngay lập tức.

Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?

Nhổ răng số 4 có bị hóp má không? phụ thuộc vào nhiều trường hợp khác nhau. Cùng tìm hiểu từng trường hợp để giải đáp chính xác nhất cho hỏi đó.

Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?
Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?

Nhổ răng số 4 để chỉnh nha

Nhổ răng số 4 là chỉ định thường được bác sĩ đưa ra nhằm tạo khoảng trống thuận lợi giúp sắp đều các răng trên cung hàm. Sau khi nhổ răng bác sẽ tác dụng lực lên các khí cụ niềng răng để kéo các răng khác về đóng khoảng và thay thế vị trí cho răng số 4. Thời gian đóng khoảng đã được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nên không gây ra hiện tượng tiêu xương, hóp má.

Nhổ răng số 4 bị hỏng

Với những trường răng bị sâu hỏng quá lớn không thể áp dụng các biện pháp khắc phục khác, nhổ răng là chỉ định cuối cùng cần thực hiện để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Với trường hợp này sau một thời gian không thực hiện các biện pháp thay thế răng mất có thể dẫn tới tình trạng hóp má.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì không nên chủ quan mà hãy đến ngay nha khoa để được tư vấn phương pháp khắc phục sớm nhất sau khi bị mất răng số 4.

Biện pháp tránh hóp má sau nhổ răng 4

Với những trường hợp nhổ răng để chỉnh nha thì bạn không cần quá lo lắng vì sau một thời gian niềng khoảng trống răng mất sẽ được đóng kín hoàn toàn. Còn với những trường hợp nhổ răng số 4 do bệnh lý hoặc bị tổn thương để tránh hóp má sau nhổ răng bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Răng giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp khắc phục răng mất được ra đời sớm nhất giúp khôi phục lại những chiếc răng đã mất. Loại hàm này được tạo thành từ hai phần: khung răng bằng nhựa hoặc bằng kim loại; răng giả làm từ nhựa dẻo hoặc sứ, gắn liền trên khung răng.

Hiện nay, phương pháp này không được ưu tiên vì độ bền thấp, bất tiện, khả năng nhai hạn chế. Ngoài ra, nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra những vấn đề trong khoang miệng.

Biện pháp tránh hóp má sau nhổ răng 4
Biện pháp tránh hóp má sau nhổ răng 4

Cầu răng sứ

Để khôi phục răng mất bác sĩ sẽ cần mài răng số 3 và số 5 để làm trụ nâng đỡ cho cầu răng sứ. Sau khi thực hiện sẽ giúp lấy lại thẩm mỹ nụ cười và khả năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, phương pháp này, không được khuyến khích vì gây xâm lấn đến răng kế cận và không tránh tiêu xương hàm.

Cấy ghép implant

Đây là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay bởi có thể khắc phục được hoàn toàn những khuyết điểm của các biện pháp. Bởi phương pháp này bác sĩ sẽ cấy một trụ bằng titanium vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Sau khoảng 3 – 6 tháng khi trụ tích hợp chắc chắn trong xương hàm bác sĩ sẽ lắp răng lên trên để hoàn thiện quá trình khôi phục răng mất.

Một số ưu điểm của cấy ghép implant:

  • Tránh tiêu xương, tụt lợi
  • Độ bền cao, ăn nhai thoải mái
  • Không gây xâm lấn đến răng kế cận
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Thời gian sử dụng lâu dài
Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Nhổ răng số 4 có bị hóp má không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc