Với những trường hợp tủy răng bị thương tổn nặng nề, gây ra những bất tiện cho người bệnh thì bắt buộc cần lấy tủy răng. Tuy nhiên, điều trị tủy răng có đau không là câu hỏi được sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng nghe những giải đáp của bác sĩ Nha khoa Việt Smile.
Tủy răng là gì?
Tủy răng vốn được xem là nguồn sống của răng, bao gồm hệ thống mạch máu và dây thần kinh. Chúng đảm nhận nhiệm vụ lấy chất dinh dưỡng để nuôi sống răng, dẫn truyền cảm giác cho răng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài (tác động lực như chấn thương, sâu răng, cảm giác ê buốt, nóng, lạnh, đau …)
Tủy răng có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy), được bao bọc bởi ngà răng và men răng, là thành phần để duy trì sự sống, giúp cho răng bền chắc và khỏe mạnh. Chính vậy, tủy răng được ví như gốc của cây, là trái tim của răng. Ngoài ra, tủy răng còn có tác dụng tái tạo ngà và đáp ứng miễn dịch để duy trì, bảo vệ sự chắc khỏe của chiếc răng.
Răng cửa thường có 1 ống tủy, răng cối nhỏ cối nhỏ (răng số 4, số 5) thường có 2 ống tủy và răng cối lớn (răng số 6, số 7, số 8) có 3-4 ống tủy.
Lấy tủy răng là gì ?
Tủy răng là 1 hệ thống mạch máu và dây thần kinh, có ở cả thân răng lẫn chân răng. Chúng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng răng, dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài, là thành phần để duy trì sự sống và giúp cho răng bền chắc. Chính vậy, tủy răng được ví như là trái tim của răng.
Lấy tủy răng hay còn được biết đến với tên gọi chữa tủy hoặc điều trị nội nha, là cách thức can thiệp chất lượng đối với các trường hợp viêm tủy răng. Mục đích là lấy sạch phần tủy viêm nhiễm và phục hồi các tổn thương trong khoang tủy, chấm dứt sự đau đớn cho người bệnh.
Mục đích của chữa tủy răng là bảo tồn được răng, tránh mất răng kéo theo nhiều hậu quả. Bởi vậy, khi lấy tủy răng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, đó là:
- Được tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn, đảm bảo yếu tố vô trùng
- Làm sạch được toàn bộ phần tủy răng bị viêm, nhiễm trùng
- Ống tủy cần được tạo hình một cách cẩn thận
- Các ống tủy phải được trám bít kín theo 3 chiều trong không gian.
Khi nào cần lấy tủy răng ?
Khi gặp phải một trong những dấu hiệu sau, có thể bạn sẽ cần phải lấy tủy răng
- Răng bị chấn thương – sứt, mẻ, vỡ nặng dẫn đến chết tủy
- Răng bị sâu nặng vào tủy gây đau nhức nghiêm trọng hơn, khiến bạn mất ăn mất ngủ
- Răng sâu gây đau âm ỉ hoặc liên tục tần suất tăng dần, đau nhức lên cả vùng đầu, lên tai, má
- Răng bị áp xe, nhiễm trùng có mụn mủ trắng, ảnh hưởng đến tủy
- Răng bị lung lay, yếu dần do tai nạn, tủy răng bị tổn thương
- Răng bị viêm tủy, lộ lộ tủy, hỏng tủy
Lấy tủy răng có đau không ?
Hiện nay với các thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến, việc điều trị tủy răng đã diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện.
Trong quá trình lấy tủy, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ tại vùng răng đang viêm tủy. Nên cảm giác đau đớn tuyệt nhiên không xuất hiện. Ngoài ra, khi lấy tủy xong bạn sẽ được kê thuốc giảm đau, chống ê buốt và chống viêm để đảm bảo kết quả sau lấy tủy.
Tuy nhiên, điều trị tủy có đau không còn phù thuộc rất nhiều yếu tố. Cụ thể là:
- Cơ địa của mỗi người: với những người có răng nhạy cảm, sau khi lấy tủy răng xong cảm giác đau sẽ kéo dài hơn.
- Kỹ thuật của bác sĩ thực hiện: nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, quy trình lấy tủy sai cách có thể khiến người bệnh thấy đau nhức, ê buốt kéo dài.
- Công nghệ điều trị tủy răng chưa tân tiến, vẫn áp dụng các công nghệ truyền thống, lạc hậu.
- Địa chỉ chữa tủy răng không uy tín có thể dẫn tới các biến chứng sau khi lấy tủy, gây đau đớn cho khách hàng
Sau khi lấy tủy răng có đau không?
Theo các bác sĩ Nha khoa Việt Smile, sau khi lấy tủy răng xong sẽ xuất hiện 2 trường hợp.
Triệu chứng bình thường
Dù quá trình lấy tủy răng đạt đúng tiêu chuẩn thì bạn vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng sau (và các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm đến răng miệng):
- Xuất hiện dấu hiệu ê buốt nhẹ, nhức tại vùng răng vừa được lấy tủy.
- Khi nhai sẽ xuất hiện tình trạng hơi ê buốt.
- Khi sờ vào vùng răng được lấy tủy sẽ thấy đau nhức nhẹ.
Tuy nhiên cảm giác này chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày, sau đó người bệnh sẽ sinh hoạt và ăn uống như bình thường.
Vấn đề bất thường sau lấy tủy răng
Khi việc lấy tủy răng gặp sai sót trong quá trình, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây. Lúc đó, hãy đến ngay nha khoa để được kiểm tra chính xác:
- Tình trạng đau nhức kéo dài ngay cả khi bạn không ăn uống.
- Nướu có tình trạng sưng đau.
- Nướu xuất hiện các nốt nhỏ li ti và chảy ra dịch vàng khi bạn ấn nhẹ vào đó.
Những lưu ý sau khi lấy tủy răng
Sau điều trị tủy, răng thường rất yếu. Do đó, vấn đề chăm sóc miệng cần đặc biệt lưu ý, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo:
- Không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn cứng;
- Hạn chế nhai ở răng đã lấy tủy;
- Chải răng nhẹ nhàng;
- Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau khi lấy tủy;
- Tái khám sau lấy tủy để theo dõi tình hình sức khỏe của răng.
Bác sĩ Nha khoa Việt Smile lý giải nguyên nhân đau tủy răng
Quy trình lấy tủy răng đạt chuẩn tại Việt Smile
Do hệ thống ống tuỷ có cấu trúc rất phức tạp, nhất là tại các răng hàm lớn, bởi vậy quá trình chữa tủy – điều trị tủy phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu nội nha. Nhằm hướng tới sự an toàn đi cùng chất lượng dịch vụ chất lượng, Nha khoa Việt Smile ngay từ khi thành lập đã xây dựng đội ngũ bác sĩ chuyên sâu. Theo đó, quy trình lấy tủy răng tại hệ thống nha khoa chúng tôi sẽ do trực tiếp bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm dày dặn trong điều trị nội nha đảm nhiệm.
Sau đây, Nha khoa Việt Smile sẽ chia sẻ cho các bạn chi tiết về các bước trong quy trình điều trị tủy răng đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ y Tế.
- Bước 1: Thăm khám, chụp phim. Việc thăm khám và chụp phim là bước quan trọng nhằm xác định tình trạng tủy răng bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi và thống nhất phương án với khách hàng.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng. Nhằm đảm bảo điều trị tủy được tiến hành trong điều kiện vô trùng, ngăn chặn viêm nhiễm và các biến chứng có thể xảy ra.
- Bước 3: Gây tê và đặt đế cao su. Thao tác gây tê sẽ giúp khách hàng đỡ đau hơn khi điều trị. Việc đặt đế cao su nhằm cách ly răng bị bệnh với nước bọt để đề phòng các vi khuẩn từ nước bọt có thể xâm nhập vào răng đang điều trị, từ đó mà hiệu quả đạt được sẽ không cao.
- Bước 4: Tiến hành lấy tủy và tạo ống tủy. Bác sĩ sẽ tạo đường để có thể lấy tủy một cách dễ dàng, sau đó lấy dụng cụ chuyên dụng để hút, nạo hết phần tủy bị bệnh. Rửa sạch sẽ ống tủy sau đó mở rộng, điều chỉnh sao cho chiều dài ống tủy đúng với chiều dài chân răng.
- Bước 5: Trám bít ống tủy. Dùng vật liệu trám chuyên dụng cho ống tủy để bịt kín khoang tủy sau đó hoàn thiện lại hình thể của răng bằng cách dùng các vật liệu trám chuyên dụng như composite, amalgam hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
Răng lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Răng lấy tủy tồn tại được bao lâu là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau khi chữa tủy răng hoặc đang có ý định chữa tủy răng. Trong điều kiện chăm sóc răng tốt thì răng đã chữa tủy có thể tồn tại thêm khoảng 10-15 năm. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn cứng hoặc chăm sóc răng miệng không sạch thì có thể làm giảm tuổi thọ của răng đã chữa tủy. Bởi sau khi chữa tủy thì chiếc răng đó trở nên giòn và dễ vỡ hơn, một số trường hợp sau khi chữa tủy ăn uống đồ cứng bị vỡ răng.
Có nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng không ?
Có nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng không là băn khoăn của rất nhiều người. Điều này có thật sự cần thiết hay vì nha sĩ khuyên bạn bọc sứ để thu thêm lợi nhuận?
Sau khi điều trị tuỷ, răng không còn mô tuỷ để nuôi sống nên trở nên chúng rất giòn và dễ nứt vỡ. Không những vậy răng điều trị tủy cũng bị đổi màu và đen theo thời gian. Bởi vậy bọc răng sứ sau lấy tủy răng là điều các chuyên gia luôn khuyến khích nhằm
- Bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài
- Đảm bảo chức năng ăn nhai cho răng tốt hơn
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng đã lấy tủy
- Duy trì tuổi thọ cho răng sau lấy tủy
Bọc răng sứ cho răng đã điều trị tủy là kỹ thuật sử dụng một mão sứ chụp bọc lên phần răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ, độ khít sát cũng như khả năng ăn nhai. So với hàn trám răng thì bọc răng sứ mang lại hiệu quả tối ưu hơn rất nhiều, bạn có thể ăn nhai mà không lo bị bong bật.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xoay quanh vấn đề “điều trị tủy răng có đau không”. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Nha khoa Việt Smile qua số Hotline 1900 3331 để được tư vấn tận tình nhất từ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và tận tâm với nghề.
Viêm tủy răng ở phụ nữ xử lí như thế nào?
Trên đây là bài viết Lấy tủy răng có đau không? 3 thông tin quan trọng bạn cần biết mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.