4 cách đơn giản phân biệt hô hàm và hô răng

Biên tập: Thu Huyền 25-04-2023 1430 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đàm Thị Hương

Răng hô là tình trạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến hiện nay và có thể do hô hàm và hô răng. Đây là tình trạng răng hàm trên đưa ra nhiều so với hàm dưới khiến khớp cắn không tốt, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vậy hô hàm và hô răng là gì, có khắc phục được không? Hô hàm và hô răng làm sao để phân biệt? Hãy cùng VIET SMILE tìm hiểu rõ hơn về tình trạng răng hô hàm và hô răng trong bài viết này nhé!

Nhận biết hô hàm và hô răng
Nhận biết hô hàm và hô răng

Răng hô là gì và do đâu?

Răng hô hay răng vẩu, răng vổ – đây là một trong các dạng sai lệch khớp cắn có tỷ lệ gặp phải cao khiến cho khuôn mặt mất cân đối, nụ cười kém duyên. Không chỉ vậy, răng hô còn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, sức khỏe toàn thân.

Răng hô là gì và do đâu?
Răng hô là gì và do đâu?

Do tình trạng răng hô có thể do hô hàm và hô răng, mỗi bạn gặp tình trạng răng hô có thể do nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hô, vẩu thường gặp:

  • Do di truyền từ người thân, ông bà, cha mẹ
  • Do một số thói quen xấu khi còn nhỏ gây ra: mút tay, tật đẩy lưỡi, chống cằm nhiều cũng gây tác động lên hàm, đưa răng nhô ra phía trước\
  • Do hàm phát triển quá mức gây sai lệch, mất cân đối khuôn mặt

Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng răng hô đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân cũng như tâm lý e ngại khi giao tiếp với bạn nào gặp phải.

Cách phân biệt hô hàm và hô răng

Hô hàm và hô răng là tình trạng thường gặp với các bạn bị hô. Tình trạng răng hô có thể do răng, do hàm hoặc kết hợp cả hai yếu tố hô hàm và hô răng. Vậy có cách nào xác định hay phân biệt được hô do hàm hay hô do răng không?

Cách phân biệt hô hàm và hô răng
Cách phân biệt hô hàm và hô răng

Độ dài xương hàm

Hô răng: Với trường hợp hô do răng thì độ dài xương hàm sẽ phát triển ở mức độ bình thường, ít khiến khuôn mặt mất cân đối. Khi này, độ dài xương hàm sẽ không gây ảnh hưởng đến khớp cắn hai hàm cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.

Hô hàm: Khác với trường hợp hô do răng thì hô hàm là tình trạng xương hai hàm phát triển không cân đối. Xương hàm trên có thể phát triển quá mức hoặc xương cả hai hàm đều phát triển quá mức khiến khuôn miệng bị nhô ra phía trước nhiều. Độ dài xương hàm ở trường hợp này sẽ lớn hơn bình thường, khiến khuôn mặt không hài hòa, cười không tự nhiên.

Hướng răng mọc

Với khớp cắn bình thường trục răng hai hàm sẽ thẳng và răng hàm trên sẽ thường cắn phủ, cắn chìa so với hàm dưới khoảng 2-4mm. Nếu các răng mọc có xu hướng ra ngoài nhiều hay mức độ cắn chìa lớn hơn 4mm thì sẽ gây ra tình trạng răng hô.

Hô do răng: Các trường hợp hô do răng thì độ cắn chìa sẽ lớn hơn mức độ bình thường (>4mm), bạn có thể dễ dàng quan sát khi cười. Có trường hợp răng hàm trên hô, chìa nhiều có thể chạm môi hàm dưới, khiến nụ cười kém thẩm mỹ.

Hô hàm: Với trường hợp hô hàm không đi kèm hô do răng thì răng hai hàm có thể bình thường với khớp cắn tốt nhưng bạn vẫn sẽ thấy môi, khuôn mặt bị hô do hàm. Còn với trường hợp hô hàm kết hợp hô do răng thì hướng răng mọc chìa ra nhiều cùng với hàm bị nhô ra sẽ khiến bạn bị sai khớp cắn, khuôn mặt mất cân đối.

Chụp ảnh mặt ngang

Niềng răng hết hô, góc nghiêng thay đổi
Niềng răng hết hô, góc nghiêng thay đổi
Niềng răng giảm hô, cười tự tin
Niềng răng giảm hô, cười tự tin

Hầu hết các trường hợp răng hô bạn có thể dễ dàng quan sát qua góc nghiêng khuôn mặt hay mặt ngang. Bởi khi này bạn thấy được phần môi, khuôn mặt nhô ra phía trước dù ở trạng thái cắn bình thường.

Hô do răng: Một số trường hợp chỉ hô do răng và hô nhẹ có thể sẽ không gây mất cân đối hay khiến góc nghiêng khuôn mặt bị hô ở trạng thái bình thường. Nhưng khi bạn chụp ảnh mặt ngang cười lộ răng và quan sát góc nghiêng vẫn thấy mức độ răng chìa ra ngoài nhiều. Từ đó, bạn có thể nhận biết tình trạng của mình.

Hô hàm: Trường hợp hô do xương hàm phát triển quá mức thì khi bạn nhìn ở góc thẳng, góc nghiêng không cười hay cười đều sẽ thấy phần môi bị đưa ra trước nhiều, vòm miệng bị nhô khi cắn bình thường. Nếu bạn bị hô do hàm kết hợp hô do răng thì khi chụp ảnh mặt ngang cười sẽ thấy rõ mức độ răng chìa, hàm bị nhô ra trước.

Thăm khám nha khoa

Ngoài các cách nhận biết hô hàm và hô răng như trên thì bạn có thể đến nha khoa thăm khám trực tiếp để kiểm tra chính xác tình trạng của mình. Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, tiến hành chụp phim và phân tích số liệu dựa trên phim sau đó đưa ra kết luận về trường hợp của bạn hô hàm, hô do răng hay do kết hợp cả hai yếu tố.

Khi đến nha khoa các bác sĩ sẽ giúp bạn nắm rõ được đặc điểm xương hàm, số lượng răng, hình dáng răng mọc, mức độ sai lệch răng, xương hàm ra sao và có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời cho bạn. Vì vậy, nếu bạn còn băn khoăn không biết liệu mình có bị hô hay không hay bị hô do răng hay do xương hàm thì có thể đến thăm khám trực tiếp tại các nha khoa uy tín bạn nhé!

Hình ảnh hô hàm và hô răng

Răng hô là tình trạng khá thường gặp và có một số dạng: hô răng và hô hàm hay hô do cả răng và hàm. Theo dõi một vài hình ảnh dưới đây để hình dung rõ hơn về các dạng hô hàm và hô răng bạn nhé!

Hình ảnh hô hàm và hô răng
Hình ảnh hô hàm và hô răng

Một số hình ảnh thay đổi của khách hàng tại VIET SMILE sau quá trình niềng răng do hô hàm và hô răng, cùng ngắm nhìn ngay nhé!

KHÁCH HÀNG NIỀNG RĂNG HÔ TẠI VIỆT SMILE

Tháo mắc cài sau 2,5 năm niềng răng hô, chen chúc, khớp cắn sâu
Niềng răng hô, chen chúc cho nụ cười tự tin
kết quả niềng răng hô
Thay đổi góc nghiêng sau niềng răng hô
Giảm hô, nụ cười tự tin sau 2 năm niềng răng hô
Niềng răng giảm hô, chen chúc
Niềng răng giảm hô, cải thiện góc nghiêng
niềng răng hô
Niềng răng giảm hô, cải thiện góc nghiêng

Cách điều trị hô răng

Sau khi thăm khám cụ thể, tùy theo mức độ sai lệch, răng hô nhiều hay ít mà bác sĩ có thể tư vấn, đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp cho bạn. Dưới đây là 2 giải pháp thường được lựa chọn để khắc phục tình trạng hô do răng, tìm hiểu ngay nhé!

Bọc răng sứ

Các trường hợp răng hô do răng ở mức độ nhẹ thì phương pháp bọc răng sứ có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng sai lệch cũng như đảm bảo thẩm mỹ tối đa. Bạn có thể thay đổi màu sắc, hình dáng răng theo ý muốn mà vẫn đảm bảo cải thiện được tình trạng răng hô. Vì với phương pháp này bác sĩ có tiến hành mài một lớp men răng mỏng để tạo hình, thiết kế răng sứ phù hợp với yêu cầu của bạn và giúp bạn sở hữu nụ cười đẹp hơn, khắc phục tình trạng răng hô.

Khi lựa chọn phương pháp bọc răng sứ, thường chỉ mất khoảng 2 lần hẹn đến nha khoa và trong khoảng 1 tuần là bạn đã sở hữu một hàm răng đều đẹp, trắng sáng như ý. Bạn có thể lựa chọn các dòng sứ, màu sắc răng theo mong muốn, phù hợp phong cách của bạn. Hiện có hai loại răng sứ bạn có thể lựa chọn: răng toàn sứ và răng sứ sườn kim loại.

Răng toàn sứ hiện được lựa chọn sử dụng nhiều và cũng được bác sĩ khuyên dùng nhiều hơn vì cho màu sắc trắng trong tương tự răng thật và tuổi thọ lâu dài, trung bình từ 15 – 20 năm. Không chỉ vậy, răng toàn sứ sẽ không gặp tình trạng bị ánh đen hay đen viền nướu do bị oxy hóa như răng sườn kim loại.

Ngoài khắc phục tình trạng răng hô nhẹ do răng phương pháp bọc răng sứ còn có thể cải thiện tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc nhẹ, răng ố vàng và nhiễm kháng sinh mà phương pháp tẩy trắng không mang lại hiệu quả.

Cách điều trị hô răng
Cách điều trị hô răng

Niềng răng/chỉnh nha

Niềng răng/chỉnh nha là phương pháp khắc phục khuyết điểm răng hô, vẩu an toàn, hiệu quả lâu dài và mang lại cho bạn nụ cười tự tin, rạng rỡ. Phương pháp này sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng để điều chỉnh giúp răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm và đưa khớp cắn lồng múi tốt nhất. Ngoài ra, sau quá trình niềng răng khuôn mặt của bạn có thể cân đối, hài hòa hơn khi răng về đúng vị trí.

Tuy niềng răng mang lại nhiều lợi ích nhưng sẽ cần nhiều thời gian hơn để răng di chuyển, ổn định tại vị trí mới. Do vậy, thời gian niềng răng sẽ trong khoảng 18-36 tháng tùy vào tình trạng sai lệch răng của mỗi bạn. Cũng như phương pháp, kỹ thuật bác sĩ sử dụng trong quá trình niềng răng.

Với sự phát triển của công nghệ, hiện có nhiều phương pháp để bạn lựa chọn: niềng răng bằng mắc cài (mắc cài kim loại, mắc cài kim loại tự động, mắc cài pha lê, mắc cài sứ,…) hay phương pháp niềng răng không mắc cài (niềng răng khay trong suốt). Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và đều mang lại hiệu quả chỉnh nha đúng mong muốn cho bạn. Tùy vào nhu cầu, kinh tế mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp bạn nhé!

Niềng răng là một quá trình điều chỉnh nên bạn cần tìm hiểu kỹ cơ sở nha khoa, hệ thống trang thiết bị thực hiện cũng như đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi để tránh ảnh hưởng việc răng dịch chuyển, đảm bảo khắc phục hiệu quả sai lệch.

Cách điều trị hô hàm triệt để

Cách điều trị hô hàm triệt để
Cách điều trị hô hàm triệt để

Hô hàm là tình trạng răng hô nghiêm trọng và cần được thăm khám, kiểm tra chi tiết tại các cơ sở nha khoa. Để có thể điều trị hô hàm triệt để bạn cần thăm khám, hiểu rõ tình trạng răng miệng và chụp X-quang để bác sĩ đánh giá mức độ hàm bị hô cũng như răng có bị sai lệch hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Phẫu thuật chỉnh hàm

Với các trường hợp hô hàm nặng thì niềng răng ít hiệu quả nên sẽ phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm để khắc phục. Phương pháp phẫu thuật hàm, sau khi phân tích, đánh giá cụ thể thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần xương hàm hô để đảm bảo khắc phục hiệu quả nhất. Đây là một kỹ thuật phức tạp, thời gian thực hiện có thể kéo dài 3-4 tiếng cũng như cần thời gian nghỉ dưỡng, chi phí cao nhưng sẽ khắc phục triệt để tình trạng hô hàm.

Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm

Với các trường hợp hô hàm và hô răng kết hợp thì thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp niềng răng để cải thiện khớp cắn sau đó phẫu thuật chỉnh hàm. Sau khi niềng răng bạn đã sở hữu một khớp cắn tốt nhưng do hàm bị hô nên khuôn mặt vẫn mất cân đối. Phẫu thuật hàm chính là giải pháp giúp bạn điều trị triệt để tình trạng hô hàm, giúp bạn lấy lại khuôn mặt cân đối, hài hòa.

Tuy vậy, không phải trường hợp nào hô hàm và hô răng kết hợp đều cần tiến hành cả niềng răng sau đó phẫu thuật hàm. Bởi tùy vào tình trạng sai lệch của răng, sai lệch của xương hàm cũng như mong muốn cải thiện tối đa thẩm mỹ, tình hình kinh tế của bạn. Vậy nên, để biết chính xác trường hợp của bạn cần sử dụng phương pháp nào hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, được tư vấn cụ thể bạn nhé!

Trên đây là chia sẻ của VIET SMILE cách nhận biết tình trạng hô hàm và hô răng cũng như cách khắc phục để bạn tìm hiểu, hiểu rõ hơn trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Bạn có thể đặt lịch đến VIET SMILE thăm khám chi tiết hoàn toàn miễn phí với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và có giải pháp giúp bạn khắc phục hiệu quả sai lệch trên răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ qua hotline 1900 3331 để được hỗ trợ ngay nhé!

Bất ngờ, hạnh phúc, nụ cười rạng rỡ trong ngày tháo niềng răng hô

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết 4 cách đơn giản phân biệt hô hàm và hô răng mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc