Biên tập: Thu Huyền 11-05-2024 211 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đàm Thị Hương

Niềng răng là phương pháp khắc phục hiệu quả những ai bị răng thưa, chen chúc, xộc xệch để tạo ra hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn. Các lưu ý khi niềng răng là điều cực kỳ quan trọng cho những ai sắp và đã niềng răng. Để biết Các lưu ý khi niềng răng để có hàm răng chắc khỏe và đẹp hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.

Các lưu ý khi niềng răng bạn nên biết

Các lưu ý khi niềng răng để có hàm răng chắc khỏe và đẹp

Khi quyết định niềng răng, có một số yếu tố quan trọng mà bạn cần chú ý để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng

Nha khoa là yếu tố quyết định lớn nhất đến kết quả sau niềng. Nếu bạn chọn đúng nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có chuyên môn tốt sẽ mang đến cho bạn một kế hoạch điều trị chi tiết, rõ ràng và có hợp đồng cam kết quyền lợi minh bạch giữa khách hàng với nha khoa. Từ đó bạn có thể an tâm giao hàm răng và nụ cười của mình cho nha khoa và chờ đến ngày nhận được kết quả như ý muốn.

Chọn phương pháp niềng răng phù hợp

Có nhiều loại niềng răng khác nhau như niềng răng kim loại, niềng răng sứ/pha lê, niềng răng trong suốt (Invisalign), niềng răng mặt lưỡi, v.v. Mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Mất răng không ảnh hưởng đến việc niềng răng

Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian niềng răng (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.

Các lưu ý quan trọng trong giai đoạn niềng răng

Về chế độ ăn uống

Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng, chúng ta chỉ nên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng. Điều này có thể duy trì cho đến khi các bạn không còn cảm thấy khó chịu hoặc đau do niềng răng nữa.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý, tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…bởi chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng. Đối với những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như táo hoặc cà rốt, chúng mình có thể cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn.

Bạn cũng nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.

nieng rang an gi
Gợi ý chế độ ăn khi bắt đầu niềng

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng 

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Việc đánh răng đối với những người niềng răng vô cùng quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với những người khác.

Nguyên nhân là do khi niềng răng, các móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ lại thức ăn và mảng bám trên răng. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ trở thành những yếu tố làm hại men răng và gây viêm lợi nghiêm trọng. Chính vì vậy, các bạn cần hết sức chú ý tới việc đánh răng sau khi niềng. Nên dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có chứa fluor, đánh lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống.

Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, các bạn nên nhờ đến sự “trợ giúp” của chỉ nha khoa, đưa dây chỉ qua niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.

Thực chất, để niềng răng không khó, chỉ cần bạn đủ quyết tâm và lưu ý chăm sóc, ăn uống theo những hướng dẫn của bác sĩ thì bạn sẽ có trải nghiệm niềng răng thú vị .Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Tuân thủ đúng liệu trình niềng răng

Mỗi loại niềng răng sẽ có thời gian thăm khám khác nhau, nhưng thông thường khoảng 1 – 2 tháng với niềng mắc cài, 2 – 3 tháng với niềng răng trong suốt. Khi niềng răng bạn nhớ tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ để bác sĩ có thể điều chỉnh niềng răng và theo dõi tiến trình điều trị. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào như niềng răng bị lỏng, gãy, hoặc đau nhức quá mức, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được điều chỉnh.

Lưu ý sau khi tháo niềng răng

Ngoài các lưu ý khi niềng răng thì sau tháo niềng bạn cũng nên lưu ý một số điều để đảm bảo kết quả duy trì tốt nhất.

Đeo hàm duy trì đúng theo hướng dẫn

Bạn nên đeo ít nhất 22h/ngày trong 6 tháng – 1 năm đầu và giảm dần. Nhưng nếu có thể bạn nên đeo hàm duy trì càng lâu càng tốt. Bạn nên tuân thủ chặt chẽ chỉ định đeo hàm duy trì bác sĩ đưa ra để răng có thời gian ổn định tại vị trí mới sau tháo niềng răng.

Ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách

Dù đã tháo niềng răng nhưng bạn vẫn nên ăn uống hợp lý, hạn chế đồ ăn cứng và vệ sinh răng miệng đúng cách đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn tốt, hạn chế các bệnh lý răng miệng.

Tái khám đúng theo thời gian quy định

Sau tháo niềng bạn vẫn cần phải quay lại nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sự ổn định của răng. Cùng với đó bác sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng để loại bỏ những tác nhân gây hại cho răng giúp tăng tuổi thọ của răng và hơi thở luôn thơm tho.

Bằng cách tuân thủ các lưu ý trên, sẽ giúp bạn có một quá trình niềng răng hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro, đảm bảo răng miệng luôn trong tình trạng tốt nhất. Đồng thời, sẽ duy trì được kết quả sau khi tháo niềng răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

4/5 - (4 bình chọn)

Trên đây là bài viết Các lưu ý khi niềng răng để có hàm răng chắc khỏe và đẹp mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc