Niềng răng ăn mì được không? Nhiều người niềng răng có phong cách ăn rất độc lạ, có người còn mang kéo theo bên cạnh để tiện cho việc cắt nhỏ thức ăn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người thắc mắc niềng răng ăn mì được không. Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp thắc mắc này bạn nhé!
Niềng răng là gì?
Niềng răng là gì? Niềng răng ăn mì được không? Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện tình trạng răng ban đầu, giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đẹp và đảm bảo khớp cắn tốt hơn. Phương pháp này sử dụng dây cung, mắc cài và các khí cụ hỗ trợ niềng răng hoặc sử dụng hệ thống khay trong suốt để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí.
Phương pháp niềng răng hiện nay được rất nhiều người sử dụng và dần trở nên phổ biến, thân thuộc với mọi người. Rất dễ dàng để bắt gặp những người niềng răng ở xung quanh chúng ta. Đây là phương pháp có thể giúp bạn lấy lại sự tự tin bằng việc cải thiện hàm răng hô, móm, cắn đối đầu, khớp cắn hở, răng thưa, khớp cắn sâu,… Sau tháo niềng, ai ai cũng tự tin hơn, nụ cười đẹp hơn và cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống.
Niềng răng ăn mì được không?
Niềng răng ăn mì được không là câu hỏi mà những bạn đang tìm hiểu về niềng răng hoặc mới bắt đầu niềng răng sẽ đặt ra. Bởi, sợi mì dài, nhỏ rất dễ dàng dính, động lại ở khe giữa răng, mắc cài và dây cung. Nhiều người rất lo lắng, sợ rằng niềng răng không được ăn mì nữa. Vậy thực sự, niềng răng ăn mì được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn mì bình thường trong lúc niềng răng bạn nhé. Sợi mì mềm, nhỏ, dễ nghiền nát. Tuy nhiên, với sợ dài, bạn nên cắt ngắn bớt để việc ăn nhai, tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Ăn nhai sợi dài quá đôi khi có thể gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tất cả mọi người đều ăn uống bình thường, chỉ nên kiêng đồ quá cứng, quá dai, dẻo và dính để không bị ảnh hưởng đến quá trình niềng.
Niềng răng nên ăn gì?
Thắc mắc niềng răng ăn mì được không đã được giải đáp ở bên trên. Vậy còn thắc mắc niềng răng nên ăn gì thì sao? Niềng răng nên ăn đồ mềm, dễ nhai, nuốt và nên cắt nhỏ để tránh phải cắn miếng lớn, cứng gây bung mắc cài. Không nên sử dụng nhiều đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích, cần ăn đồ chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung đủ chất cho cơ thể.
Thực phẩm như súp, cháo, cơm, mỳ, thịt băm nhuyễn, cá, trứng, nước chín, nước ép hoặc sinh tố có thể được ăn một cách dễ dàng mà không gây tổn thương niềng răng. Hãy ăn rau củ và các loại rau quả đã chế biến mềm hoặc nấu chín để đảm bảo dễ nhai và không làm bung mắc cài. Sữa, sữa chua, phô mai và các sản phẩm từ sữa có thể là lựa chọn tốt cho bữa ăn, vì chúng có thể được tiêu thụ mà không gây khó khăn trong việc nhai.
Thực phẩm như trái cây tươi, dưa lưới, cà chua và các loại thực phẩm có nhiều nước có thể là lựa chọn tốt, giúp giữ miệng luôn ẩm và thoải mái. Bánh mềm, bánh mỳ mềm, bánh quy mềm hoặc kem cũng là lựa chọn phổ biến với người đang niềng răng. Nước, nước ép hoặc đồ uống không có ga là lựa chọn tốt để giữ miệng luôn ẩm và tránh cặn thực phẩm gây khó chịu. Bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi nhất có thể.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng ăn mì được không. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ hotline 1900 3331 để được VIET SMILE tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!
Trên đây là bài viết Niềng răng ăn mì được không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.