Band niềng răng là khí cụ được sử dụng trong quá trình chỉnh nha. Khi chia sẻ kinh nghiệm về niềng răng có rất nhiều bạn nhắc đến cụm từ gắn band, vậy band dùng để làm gì, có phải khi niềng răng ai cũng cần gắn band, gắn band có đau không? Hãy cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu chi tiết về band khi niềng răng trong bài viết ngày hôm nay
1. Band niềng răng là gì?
Band hay còn gọi là khâu răng. Thông thường, bác sĩ và khách hàng giữ nguyên từ gốc bằng tiếng anh và gọi là gắn band (gắn ben). Band là một vòng kim loại nhỏ có kích thước được điều chỉnh vừa khít với răng hàm cần gắn. Thông thường band được gắn sẽ đeo liên tục từ khi bắt đầu tới kết thúc quá trình niềng.
Band thường gắn ở những răng trong như răng cối lớn, có móc (hook) để mắc thun, móc lò xo và có ống (tube) phía má để chứa dây cung, có thể có thêm ống tube phía lưỡi để gắn thêm khí cụ khác tùy thuộc mục đích sử dụng của bác sĩ.
Band là một công cụ hỗ trợ đắc lực của bác sĩ khi khách hàng niềng răng mắc cài giúp tăng hiệu quả niềng răng.
Xem thêm: Khí cụ chỉnh nha là gì? – 16 khí cụ trong chỉnh nha
2. Khi niềng răng ai cũng phải gắn band?
Bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile cho biết: Không phải phải ai niềng răng cũng cần gắn band bởi đeo band không hề dễ chịu.
Bác sĩ chỉ gắn band trong trường hợp phức tạp, cần sử dụng tới các khí cụ khác như hàm nong, cung lưỡi, cung khẩu cái, khí cụ di xa… Hoặc trong các trường hợp khớp cắn sâu, thân răng lâm sàng ngắn dễ gây bong mắc cài thì bác sĩ sẽ chỉ định gắn band giúp đem lại nhiều lợi ích hơn.
Với các trường hợp đơn giản hơn, cần neo giữ ít, chiều cao thân răng lâm sàng đủ lớn, không cần sử dụng thêm khí cụ khác thì bác sĩ có thể gắn mắc cài thay vì gắn band, giúp dễ dàng hơn, tốn ít thời gian hơn và bệnh nhân vệ sinh dễ dàng hơn.
Xem thêm: Các loại mắc cài niềng răng
3. Gắn band niềng răng có đau không?
Trước khi gắn band bác sĩ sẽ tiến hành đặt chun tách khe, thường giữa răng cối số 5 và số 7 để tạo kẽ đưa band vào dễ dàng hơn. Thời gian đặt chun thường từ 3 – 5 ngày. Nếu trong thời gian này bạn không may bị rơi chun, hãy ghé qua nha khoa ngay để đặt lại chun.
Khi đặt chun tách khe đa phần sẽ gây cảm giác tức răng, khó chịu, ê răng hàm gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thậm chí là không muốn nhai đồ ăn.
Khi gắn band niềng răng thẩm mỹ trên band có các móc dễ gây giắt bám thức ăn và cọ vào môi má. Do đó, bạn hãy bôi các sáp nha khoa vào các đầu móc này để tránh bị đau. Sử dụng thêm máy tăm nước để vệ sinh dễ dàng và nhanh chóng khi thức ăn bám vào band sẽ giúp bạn tránh bị viêm lợi tại vị trí răng đặt band.
4. Band răng phải gắn bao lâu?
Band là khí cụ có vai trò neo giữ cũng như làm điểm tựa chắc chắn cho hệ thống dây cung niềng răng, mắc cài. Vậy nên, band sẽ được gắn trên răng trong suốt quá trình chỉnh nha từ khi bắt đầu gắn mắc cài.
Band niềng răng sẽ được tháo cho đến khi hàm răng của bạn đã đều, được điều chỉnh về đúng vị trí mong muốn hay chính là khi quá trình chỉnh nha kết thúc. Khi này, bác sĩ sẽ tháo toàn bộ khí cụ trên răng bao gồm cả band niềng răng. Việc tháo band niềng răng rất nhẹ nhàng và dễ dàng.
Trong quá trình chỉnh nha, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế phát sinh các bệnh lý răng miệng, giúp răng dịch chuyển thuận lợi, đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
Hi vọng với những nội dung nêu trên bạn đã có những thông tin hữu ích về gắn khâu chỉnh nha hay còn gọi là band niềng răng, tác dụng của nó trong quá trình niềng.
Nếu bạn cần bác sĩ giải đáp thêm bất cứ thông tin nha khoa nào hãy gọi đến số điện thoại: 1900.3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo
- What Are Molar Bands? – Trang thông tin y khoa của Hoa Kỳ cập nhật 4/5/2020
- 3M Bands & Attachments – Hãng mắc cài 3M
- Adhesives for fixed orthodontic bands – Thư viện y khoa Hoa Kỳ
Trên đây là bài viết Tìm hiểu về band niềng răng, gắn band có đau không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.