Lưu ý khi điều trị tủy

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 03-05-2020 114 lượt xem
Việc điều trị tủy nha cũng giống như việc điều trị những bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, nha chu, áp xe răng…. Vậy khi điều trị tủy nha nên kiêng gì? Nha khoa Việt Smile sẽ giải đáp cho bạn ngay trong nội dung bài viết này.
quy_trinh_dieu_tri_tuy_3

1. Thông tin chung về điều trị tủy

Răng bị sâu, chấn thương răng ảnh hưởng đến ngà răng, tủy răng, nếu không có biện pháp phòng ngừa, điều trị thì răng có nguy cơ ăn vào tủy. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng có thể gây viêm tủy sẽ dẫn đến chết tủy hoàn toàn.
– Khi bị tủy nha nếu không điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ xâm nhập qua hệ thống ống tủy tới vùng chóp răng gây viêm và apxe quanh chóp răng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
– Tủy nha khi bị viêm sẽ bị xung huyết, giãn mạch, tăng áp lực trong lòng mạch. Tuy nhiên tủy nha được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
Vậy trong thời gian điều trị tủy nha các bác sĩ Nha khoa Việt Smile khuyên những gì cùng tìm hiểu sau đây:

2. Điều trị tuỷ nha nên kiêng gì

– Khi điều trị tủy nha, người bệnh cần chú ý:
+  Không nên cắn hay nhai bằng cái răng được điều trị tủy cho đến khi nó được bọc lại bằng chụp răng. Răng đã được chữa tủy sẽ dễ gãy hơn, do đó cần phải được làm chụp bọc sớm nhất có thể.
+  Cho đến tận khi bạn có điều kiện làm chụp răng thì việc vệ sinh răng miệng, đánh răng, dùng chỉ tơ vẫn phải được thực hiện thường xuyên.
 
 +  Tránh ăn nhai trên răng đó.
+  Nếu răng sau điều trị tủy được chụp răng thì bạn có thể ăn uống bình thường, chú ý tránh các đồ ăn quá nóng và quá lạnh, tránh đồ ăn cứng, quá chua hoặc cay, mặn, ngọt…

3. Những điều cần lưu ý khi điều trị tủy nha

 – Trong những lần khám răng định kỳ, nha sĩ của bạn sẽ kiểm tra răng và phát hiện các tổn thương răng, nhiễm trùng răng ngay cả khi bạn không cảm thấy bất cứ triệu chứng đau nhức nào. Khi bạn phát hiện vấn đề ở răng, một lỗ sâu chẳng hạn, không nên đợi đến khi đau nhức mà hãy đến nha sĩ ngay, bạn sẽ có cơ hội nhiều hơn để giữ được răng không bị phá hủy nhiều hơn, bảo vệ được sự sống của tủy và hạn chế tối đa sự mất răng.
Điều trị tủy thông thường có thể được thực hiện tốt bởi các bác sĩ nha khoa tổng quát, một số trường hợp đặc biệt cần phải được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên môn về nội nha.
 +   Điều trị tủy ở răng trẻ em có thể được gửi đến một bác sĩ chuyên điều trị trẻ em.
 +  Điều trị nội nha lại và phẫu thuật nội nha trong những trường hợp phức tạp thường được chuyển đến các bác sĩ nha khoa chuyên khoa thực hiện.
+  Răng sau khi điều trị nội nha vẫn có thể bị các bệnh nha chu, sâu răng nên cần được vệ sinh kỹ, kiểm tra và theo dõi định kỳ.
– Trong thời gian khi điều trị tủy nha, người bệnh cần lưu ý kiêng cử những đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng đến răng miệng, đặc biệt cần có chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý và đúng cách đề phòng ngừa tái phát.
Mỗi người chúng ta cần đến Nha khoa Việt Smile định kì 3-6 tháng/lần để được kiểm tra và hướng dẫn cách bảo vệ răng miệng đúng cách.
5/5 - (2 bình chọn)

Trên đây là bài viết Lưu ý khi điều trị tủy mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc