Sâu răng ở trẻ em là một vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Để biết rõ về sâu răng trẻ em, mời bạn đọc hãy theo dõi chi tiết dưới đây.
Nguyên nhân sâu răng trẻ em
Theo đánh giá tỷ lên trẻ em bị mắc bệnh sâu răng chiếm tỷ lệ rất cao. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sâu răng trẻ em:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Trẻ em chưa tự ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Nếu không được hướng dẫn và giúp đỡ trong việc vệ sinh, đồ ăn sẽ sót lại trên răng. Lâu ngày vi khuẩn sẽ xuất hiện, tấn công răng dẫn đến sâu răng.
Ăn uống nhiều đồ ngọt
Thực phẩm và đồ uống có đường như kẹo, bánh ngọt, và nước ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng. Nếu cha mẹ cho bé ăn, uống quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng.
Di truyền
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, sâu răng trẻ em có thể là do di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ có men răng yếu, dễ bị mắc bệnh lý thì khả năng trẻ bị sâu răng là rất lớn.
Triệu chứng sâu răng trẻ em
Khi nhận thấy bé có một số dấu hiệu sau thì khả năng cao bé bị sâu răng:
- Trẻ cảm thấy đau, buốt khi ăn uống
- Hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu
- Bề mặt răng xuất hiện những đốm màu trắng hoặc đen
- Trên răng của bé xuất hiện những lỗ hổng
Trẻ em sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng trẻ em có thể rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số lý do vì sao sâu răng trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:
Gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Răng sữa có chức năng giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa bị sâu nghiêm trọng và phải nhổ trước khi răng vĩnh viễn mọc lên, có thể gây xô lệch, sai vị trí của các răng vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến ăn uống
Khi em bé sâu răng sẽ gây khó khăn hơn trong việc ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.
Ảnh hưởng đến phát âm
Răng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm của trẻ. Nếu trẻ sâu răng dẫn đến mất răng, nhất là răng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm, khiến bé nói bị ngọng.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu
Răng sâu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nướu hoặc viêm nha chu, những bệnh này cũng có thể lan rộng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Sâu răng không chỉ gây ảnh hưởng đến răng miệng mà còn có thể lan sang các phần khác của cơ thể, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng từ răng có thể lan đến máu, gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm lan rộng.
Vì những lý do trên, việc phòng ngừa và điều trị sâu răng cho trẻ là rất quan trọng. Đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra định kỳ, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, và hạn chế tiêu thụ đồ ngọt là những biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.
Cách chữa răng sâu trẻ em
Mỗi bé sẽ có một tình trạng răng sâu khác nhau, bác sĩ sẽ cần dựa trên tình trạng răng thực tế để đưa ra cách chữa phù hợp.
Sâu răng nhẹ
Nha sĩ có thể áp dụng fluoride trực tiếp lên răng để làm cứng men răng và giúp chống lại sự phát triển của sâu răng.
Nếu sâu răng của bé mới chớm, nha sĩ sẽ bôi fluoride trực tiếp lên răng để làm cứng men răng và giúp chống lại sự phát triển của sâu răng.
Kết hợp với độ, cha mẹ cần hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng và thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày để tránh vi khuẩn phát triển dẫn đến sâu răng nặng hơn.
Sâu răng đã hình thành lỗ sâu nhẹ
Với trường hợp sâu răng đã hình thành lỗ sâu nhưng vẫn còn nhỏ, chưa kèm đau nhức, bác sĩ điều trị bằng cách bỏ phần răng bị sâu và trám lại bằng vật liệu đặc biệt. Việc này giúp ngăn chặn sự lan rộng của sâu răng.
Sâu răng nặng
Nếu sâu răng nặng, lỗ sâu lớn, sâu răng đã lan đến tủy kèm đau nhức bác sĩ sẽ điều trị tủy răng để loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng. Sau đó, răng sẽ được trám lại để bảo tồn răng cho bé.
Sâu răng nghiêm trọng
Trong trường hợp sâu răng trẻ em mà thân răng bị gãy vỡ, hư hỏng nặng và có nguy cơ lây lan viêm nhiễm, nhổ răng là sự lựa chọn cuối cùng. Sau nhổ răng có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của bé nên cha mẹ hãy đưa bé đến nha khoa để thăm khám định kỳ.
Lưu ý: Khi trẻ bị sâu răng dẫn đến mất răng không cần thực hiện các biện pháp trồng lại răng mất, bởi đến thời điểm nhất định, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế cho răng sữa sau nhổ.
Trên đây là bài viết Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.