răng số 8 bị sâu có nên nhổ không? Răng 8 là chiếc răng đặc biệt nhất và cũng được sự quan tâm nhiều của mọi người khi có răng khôn, nhất khi chúng bị sâu. Để giải đáp cho câu hỏi trên hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết sau.
Răng số 8 là răng nào?
Răng 8 hay còn gọi là răng khôn, chiếc răng mọc muộn nhất và nằm ở vị trí đặc biệt nhất trên cung hàm. Đặc điểm của răng 8 là to và có nhiều chân răng.
Răng khôn thường mọc vào khoảng từ 17 – 25 tuổi, gồm có 4 cái được chia đều cho mỗi hàm. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ có 1,2 hoặc 3 răng khôn.
Vì sao răng số 8 bị sâu?
Tỷ lệ sâu răng khôn tương đối cao và nguyên nhân gây nên có thể kể đến như:
Vị trí khó vệ sinh
Răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng của hàm, rất khó tiếp cận để vệ sinh. Điều này khiến cho thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ ở khu vực này, dẫn đến sâu răng.
Thiếu không gian để mọc
Răng mọc mọc khi xương hàm và các răng vĩnh viễn đã hoàn thiện nên thường không còn đủ chỗ. Việc thiếu không gian này khiến răng khôn có hiện tượng mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm, mọc kẹt tạo ra các khoảng trống không đều với các răng làm cho việc làm sạch răng trở nên khó khăn hơn.
Thời gian mọc răng khôn
Răng khôn không mọc lên một lúc mà chia thành nhiều đợt mọc, vậy nên sẽ để lại khoảng trống giữa lợi và răng lâu ngày. Vi khuẩn và thức ăn sẽ mắc kẹt vào bên trong gây nên sâu răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Ngoài 2 nguyên nhân trên thì việc lười vệ sinh răng miệng hay vệ sinh không đúng cách sẽ dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây sâu răng khôn, thậm chí cả các răng khác.
Chế độ ăn uống
Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đường và tinh bột, mà không chăm sóc răng miệng đúng cách, có thể góp phần làm tăng nguy cơ sâu răng, đặc biệt là ở các răng khó vệ sinh như răng khôn.
Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?
Hầu hết các trường hợp răng bị sâu bác sĩ sẽ điều trị răng sâu để bảo tồn răng, nhưng riêng với răng 8 thì được khuyến khích nên nhổ. Bởi những lý do sau:
Tránh để lâu vi khuẩn lây lan ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, đồng thời chấm dứt những đau đớn mà sâu răng gây ra.
Răng khôn nằm sâu bên trong xương hàm nên rất ít tham gia vào vấn đề thẩm mỹ hay ăn nhai nên sau nhổ không cần trồng lại.
Với những răng khôn mọc sai vị trí còn gây chèn ép răng kế cận, gây sai khớp cắn, làm tổn thương niêm mạc miệng vùng bên trong. Nên nhổ răng khôn bị sâu được khuyên nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, không phải là không thể điều trị được, nếu răng khôn mọc thẳng bạn chưa muốn nhổ thì có thể thực hiện trám răng để tránh sâu răng tiến triển nặng hơn.
Quy trình nhổ răng khôn
Với những trường hợp nhổ răng khôn bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Để đánh giá mức độ sâu răng bác sĩ thăm khám tổng quát, sau đó sẽ tiến hành chụp x-quang để xem hướng mọc của răng khôn, tình trạng sâu răng và các vấn đề khác. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án nhổ phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Tránh vi khuẩn thâm nhập vào vết thương khi nhổ bác sĩ sẽ vệ sinh trước. Tiếp đến là tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí răng nhổ, giúp bạn thoải mái trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện.
Bước 3: Nhổ răng
Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ nha khoa để nhổ răng. Nếu răng khôn mọc ở vị trí khó bác sĩ sẽ cần cắt nhỏ răng ra thành nhiều mảnh nhỏ để dễ dàng loại bỏ mà không làm tổn thương các cấu trúc xung quanh.
Sau đó bác sĩ sẽ dùng bông gạc đặt vào ổ nhổ để cầm máu. Với trường hợp cần rạch nướu răng nhiều bác sĩ sẽ khâu vết thương lại để hỗ trợ lành thương nhanh hơn.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng
Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng, bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh và các lưu ý về ăn uống, vệ sinh để tránh biến chứng
Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ hẹn bạn quay lại nha khoa tái khám để kiểm tra tình trạng lành vết thương và loại bỏ chỉ khâu nếu có.
Việc nhổ răng khôn có thể phức tạp, tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của răng. Do đó, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình này.
Trên đây là bài viết Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.