Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?

Biên tập: Nguyễn Hương 08-08-2024 62 lượt xem

Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không? là thắc mắc không chỉ của riêng ai mà của rất nhiều người, bởi răng sâu là bệnh lý răng miệng hầu hết ai cũng từng gặp. Để giải đáp cho câu hỏi đó hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thế nào là răng sâu bị vỡ

Sâu răng là kết quả của việc vi khuẩn trong miệng tạo ra axit từ thức ăn, làm hủy hoại men răng và ngà răng. Răng bị vỡ có thể do sâu răng nặng hoặc các yếu tố bên ngoài tác động vào.

Khi răng sâu bị vỡ ngoài ăn nhai khó khăn còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, nhất là với những răng cửa.

Nguyên nhân dẫn đến răng sâu bị vỡ

Nguyên nhân dẫn đến răng sâu bị vỡ có thể kể đến như:

Thiếu chăm sóc răng miệng: Không đánh răng đúng cách, không dùng chỉ nha khoa, không súc miệng thường xuyên.

Chế độ sinh hoạt không tốt: Ăn quá nhiều đồ chua, ngọt, cay, nóng, dai, cứng, uống quá nhiều đồ có cồn, hút thuốc lá là những tác nhân khiến răng sâu bị vỡ.

Sâu răng tiến triển: Sâu răng không được điều trị kịp thời có thể lan rộng, làm yếu cấu trúc răng và gây vỡ.

Tác động từ bên ngoài: Chấn thương do tai nạn, cắn vật cứng như đá, hạt, hoặc sử dụng răng không đúng cách để mở nắp chai.

Hậu quả của răng sâu bị vỡ

Răng sâu bị vỡ gây ra rất nhiều bất tiện cho người gặp phải như:

Đau nhức và khó chịu: Răng sâu bị vỡ thường gây ra cơn đau dữ dội, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Răng bị vỡ làm giảm khả năng ăn nhai, gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, lâu ngày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nguy cơ nhiễm trùng: Răng sâu bị vỡ tạo ra những khoảng trống và trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn, nếu vệ sinh không tốt sẽ gây nhiễm trùng nướu và lan sang các răng khác.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Mất một phần hoặc toàn bộ răng có thể ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin cá nhân, đặc biệt với những răng phía bên ngoài.

Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?

Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của răng. Nếu như răng bị sâu vỡ ở mức độ nhẹ và có thể điều trị được bằng các phương pháp nha khoa thì không cần thiết nhổ. Nhưng răng sâu bị vỡ quá lớn, mất toàn bộ thân răng và kèm viêm nhiễm thì nên nhổ.

Nhưng để đánh giá chính xác được răng sâu bị vỡ ở mức độ nào và quyết định răng sâu bị vỡ có nên nhổ không bạn hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám, đánh giá và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách điều trị răng sâu bị vỡ

Dựa vào tình trạng thực tế của răng sâu bị vỡ bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp

Hàn răng (trám răng)

Hàn răng phù hợp khi răng sâu bị vỡ ở mức độ nhẹ. Để điều trị sâu răng bị vỡ bác sĩ sẽ làm sạch phần sâu răng, sau đó trám lại bằng vật liệu chuyên dụng.

Với phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, chi phí thấp và vẫn đảm bảo được về thẩm mỹ.

Tuy nhiên, hàm răng có độ bền không cao, có thể cần trám lại sau thời gian sử dụng.

Điều trị tủy răng

Khi răng sâu bị vỡ răng đã ảnh hưởng đến tủy răng thì buộc phải điều trị tủy để loại bỏ những phần tủy răng bị viêm nhiễm tránh làm sâu răng tiến triển nặng hơn và lây lan sang các vùng xung quanh.

Điều trị tủy đầu tiên bác sĩ sẽ mở ống tủy, loại bỏ những tủy răng đã bị hư hỏng, viêm nhiễm. Tiếp đến là làm sạch ống tủy và trám kín lại. Sau điều trị tủy sẽ giúp loại bỏ những cơn đau và bảo tồn được tuổi thọ của răng.

Tuy nhiên, răng sau điều trị tủy sẽ giòn và yếu hơn nên thường được khuyên bọc chụp răng sứ để tăng sức mạnh cho răng. Đồng thời, bảo vệ răng thật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài.

Nhổ răng

Răng sâu bị vỡ quá nhiều, không còn đủ cấu trúc và gây nhiễm trùng nghiêm trọng không thể điều trị bằng các phương pháp khác để phục hồi nhổ răng là quyết định cuối cùng được đưa ra.

Nhổ răng sẽ giúp loại bỏ những cơn đau và nguy cơ nhiễm trùng, tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng giúp bảo vệ răng lân cận và sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, sau mất răng dẫn đến chức năng nhai, thẩm mỹ phát âm và sức khỏe bị ảnh hưởng. Do vậy, cần phải thay thế răng bằng các phương pháp khác như cấy ghép răng, cầu răng hoặc hàm giả tháo lắp.

Hiện nay, trong các phương pháp lấy lại răng mất trên, cấy implant là giải pháp được các chuyên gia trên thế với và người tiêu dùng đánh giá cao với ưu điểm:

  • Tránh tiêu xương, tụt lợi, xô lệch răng
  • Răng implant tồn tại độc lập, bảo vệ tối đa răng kế cận
  • Tính ổn định cao giúp ăn nhai tốt
  • Màu răng giống răng thật giúp cải thiện thẩm mỹ tốt
  • Tuổi thọ lên đến 25 năm, thậm chí lâu hơn nếu chăm sóc tốt.
  • Vệ sinh răng miệng dễ, hạn chế mắc bệnh lý răng miệng

Dù điều trị răng sâu bị vỡ bằng bất kì phương pháp nào, sâu khi hoàn thiện bạn cũng cần nhớ những điều sau:

  • Hạn chế ăn đường và thực phẩm có hại cho răng, bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin.
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc