Răng khểnh mọc như thế nào?

Biên tập: Thại Phạm 24-07-2023 842 lượt xem

Răng khểnh mọc như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Việc hiểu rõ răng khểnh và những nguyên nhân gây ra nó là một chủ đề rất hữu ích. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế mọc của răng khểnh, nguyên nhân gây ra, các dấu hiệu và độ tuổi mọc. Hãy cùng Nha khoa Việt Smile khám phá để có thêm kiến thức về vấn đề này nhé!

Răng khểnh mọc như thế nào?
Răng khểnh mọc như thế nào?

Răng khểnh mọc như thế nào?

Răng khểnh còn được biết đến với tên gọi khác là “răng nanh mọc lệch”. Thường nằm ở vị trí thứ 3 trong nhóm răng nanh, tiếp giáp gần với răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4, thường xuất hiện ở hàm trên.

Điểm đặc biệt của răng khểnh là nó không mọc đều đặn như các răng khác trên hàm, mà sẽ mọc lệch ra phía ngoài hoặc lệch vào phía trong, tạo thành một góc khoảng 5-10 độ so với quỹ đạo chung của cả hàm.

Răng khểnh có chức năng chính là xé thức ăn, vì vậy, nó được gọi là “răng nanh mọc lệch”. Sự xuất hiện của răng khểnh có thể làm cho hàm răng trở nên độc đáo hơn, nhưng đồng thời cũng có thể gây ra những vấn đề liên quan đến chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.

Nguyên nhân mọc răng khểnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng khểnh, dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết:

Do di truyền

Một trong những nguyên nhân chính gây ra răng khểnh là do di truyền. Nếu trong gia đình của bạn có (ông, bà, bố, mẹ, cô, anh,chị..) từng trải qua tình trạng này, thì khả năng bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự là rất cao.

Tuy nhiên, khểnh mọc đẹp hay xấu thì lại tùy vào cơ địa của mỗi người. Nên cho dù khi cả 2 người đều có răng khểnh nhưng lại hoàn toàn không giống nhau.

Nguyên nhân mọc răng khểnh
Nguyên nhân mọc răng khểnh

Do tật xấu từ nhỏ

Thói quen xấu từ thời thơ ấu như mút tay, nghiến răng, đẩy răng bằng lưỡi, các thói quen tương tự cũng có thể gây ra răng khểnh.  

Những thói quen này tác động lên răng trong thời gian dài có thể thay đổi hình dáng của hàm răng, dẫn đến sự mọc không đều và xuất hiện răng khểnh.

Do chen lấn răng khi mọc

Ai trong chúng ta cũng đều trải qua quá trình thay răng quan trọng. Răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn, tạo nên bước tiến trong phát triển hàm răng.

Tuy nhiên, khi răng vĩnh viễn mọc lên trong khi răng sữa chưa kịp nhổ, có thể gây ra tình trạng chen lấn. Việc chen lấn này khiến răng mới bị ép vào không gian hạn chế giữa các răng đã mọc sẵn có, dẫn đến răng khểnh.


Những dấu hiệu mọc răng khểnh

Mọc răng khểnh có thể dễ dàng nhận biết trong quá trình phát triển hàm răng. Dưới đây là một số dấu hiệu thông thường giúp bạn nhận ra sự xuất hiện của răng khểnh:

Răng nanh sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn: Thời điểm rụng răng nanh sữa không đúng lịch trình thông thường có thể là dấu hiệu đáng chú ý về việc răng khểnh sẽ mọc lên không đều.

Những dấu hiệu mọc răng khểnh
Những dấu hiệu mọc răng khểnh

Kích thước răng cửa và răng hàm quá lớn, mọc chen lấn sang chỗ của răng nanh: Khi răng cửa và răng hàm có kích thước lớn hơn bình thường, chúng có thể chiếm chỗ của răng nanh và làm cho răng khểnh bị chen lấn, không đủ không gian để phát triển.

Khung hàm quá hẹp khiến răng nanh không đủ chỗ để phát triển: Nếu khung hàm của trẻ con hơi hẹp, răng nanh sẽ không có đủ không gian để mọc lên một cách bình thường, dẫn đến tình trạng răng khểnh.

Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào

Răng khểnh thường chỉ xuất hiện ở hàm trên và mọc ở giai đoạn trẻ em và tuổi vị thành niên, tức là khoảng từ 6 đến 15 tuổi. Trong giai đoạn này, quá trình thay răng xảy ra khi các răng sữa được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Lúc này, hàm răng đang trong quá trình phát triển và chúng ta có thể nhìn thấy răng khểnh bắt đầu xuất hiện.

Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào
Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào

Cụ thể hơn, trong độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi là một thời điểm phổ biến cho quá trình thay răng, khi những răng sữa bắt đầu rụng và các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên. Chính vì thế đây chính là độ tuổi mà răng khểnh xuất hiện và phát triển một cách rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, cũng có khá trường hợp mọc răng khểnh ở tuổi trưởng thành. Trường hợp này có thể do những yếu tố di truyền hoặc tác động từ bên ngoài dẫn đến sự xuất hiện của răng khểnh chậm hơn bình thường.

Hy vọng qua bài viết của nha khoa Việt Smile trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế mọc của răng khểnh và những nguyên nhân gây ra nó. Nếu bạn hay người thân đang gặp vấn đề này, hãy đến với Việt Smile để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bảo vệ hàm răng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Giúp chúng ta thoải mái trong việc thưởng thức những bữa ăn ngon cũng như giữ nụ cười tươi đẹp trên môi. Hãy liên hệ với Nha khoa Việt Smile ngay hôm nay để được chăm sóc miệng một cách tốt nhất!

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Răng khểnh mọc như thế nào? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc