Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ có sao không?

Biên tập: Thu Huyền 23-01-2024 133 lượt xem

Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ có sao không? Nắm bắt rõ thời gian trẻ mọc răng, thay răng hay những vấn đề răng miệng như viêm nướu, sâu răng, chọn kem đánh răng…. không chỉ giúp giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng mà còn giúp ba mẹ chủ động hơn trong chăm sóc răng.

Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ có sao không?
Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ có sao không?

Trẻ mọc răng sữa khi nào?

Trung bình từ tháng thứ 6 bé bắt đầu mọc răng sữa. Tuy nhiên, sẽ có những bé muộn hơn. Chỉ cần trong 1 năm đầu đời bé mọc răng thì bố mẹ an tâm là bé vẫn phát triển bình thường. Bé có tất cả có 20 chiếc răng sữa gồm: 10 trên – 10 dưới

Trẻ mọc răng sữa khi nào?
Trẻ mọc răng sữa khi nào?
  • 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 6-8 tháng
  • 4 răng cửa bên: 7-10 tháng
  • 4 răng hàm đầu tiên: 12-16 tháng
  • 4 răng nanh: 14-20 tháng
  • 4 răng hàm thứ 2: 20-32 tháng

Biết được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc giúp con có được hàm răng đều, đẹp.

Thông thường, thứ tự mọc răng sữa của bé theo kiểu sau:

  • Răng cửa trung tâm (hai chiếc ở giữa miệng; thường là cặp dưới cùng trước sau là cặp trên
  • Răng cửa bên (vị trí tiếp theo so với giữa)
  • Những chiếc răng hàm đầu tiên (những chiếc gần miệng nhất của trẻ)
  • Răng nanh (ở hai bên của răng cửa bên)
  • Răng hàm thứ hai (ở phía sau)

Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi lịch và lưu lại ngay thông tin này nhé

Cha mẹ cần lưu ý trong khoảng thời gian từ 7-12 tháng tuổi để giúp con thay răng sữa thuận lợi, giúp con có hàm răng vĩnh viễn đều đẹp

Nguyên nhân nào khiến răng cửa trên của bé lâu mọc

Nguyên nhân nào khiến răng cửa trên của bé lâu mọc
Nguyên nhân nào khiến răng cửa trên của bé lâu mọc

Trẻ chậm mọc răng có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân khách quan

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến từ bố mẹ, người thân có người bị mọc răng chậm cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng.

Trẻ chậm mọc răng có thể là do thời điểm sinh của bé còn sớm, bé bị sinh non nên cơ thể chưa được cung cấp đủ lượng dưỡng chất giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Chính vì vậy, khả năng mọc răng muộn của bé là cao hơn so với các bé sinh đủ tháng.

Trẻ gặp phải các bệnh về răng miệng cũng có thể khiến quá trình mọc răng bị ảnh hưởng, chậm hơn bình thường. Các bệnh này bao gồm: viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng,…

Nguyên nhân chủ quan

Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ dưỡng chất khiến quá trình mọc răng không diễn ra theo đúng thời gian.

Bé bị thiếu canxi khiến răng không thể mọc nhanh và làm trẻ chậm mọc răng.

Trẻ bị thiếu vitamin K2. Với tác dụng giúp đưa canxi từ máu tới răng và xương thì việc thiếu hụt chất này khiến thiếu hàm lượng canxi để mọc răng. Theo các chuyên gia, nếu thiếu vitamin K thì quá trình đưa canxi tới răng và xương chỉ đạt hiệu suất khoảng 30%.

Ảnh hưởng của một số bệnh lý như suy tuyến giáp, hội chứng Down,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm mọc răng. Khi bị suy tuyến giáp, bé không chỉ mọc răng vĩnh viễn chậm hơn bình thường mà còn xuất hiện theo các tình trạng như chậm nói, chậm về khả năng di chuyển, thừa cân,…

Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ thì có sao không?

Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ thì có sao không?
Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ thì có sao không?

Với các thông tin ở trên, có thể thấy trẻ chậm mọc răng có thể là do yếu tố bẩm sinh hoặc do cơ thể bé đang chịu sự ảnh hưởng, tác động của một yếu tố nào đó. Do đó, khi nhận thấy tình trạng chậm mọc răng, bố mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra hoặc can thiệp y tế.

Khi tình trạng chậm mọc răng kéo dài và không được can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng tiêu cực cho bé như:

Răng vĩnh viễn sẽ không đẹp.

Khi răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa sẽ kiến bé có 2 hàm.

Trẻ gặp các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, sâu răng lây lan với nhiều chiếc cùng một lúc.

Trong trường tình trạng chậm mọc răng xảy ra với trẻ, bố mẹ cần xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng để có hướng xử lý phù hợp nhất. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây để cải thiện tình trạng cho bé. Gồm có:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống của mẹ cũng cần được thay đổi, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Bởi khi bé được cho bú bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo giúp bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần cho sự phát triển của cơ thể.

Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm, rau xanh hay hoa quả có chứa các chất cần thiết cho quá trình mọc răng như vitamin K2, canxi, vitamin D.

Không nên cho bé ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng quá cao phốt pho.

Cho bé sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa.

Cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Rèn cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bố mẹ có thể cho bé tắm nắng vào sáng sớm khoảng 10 – 15 phút (trước 9h sáng) để cơ thể được hấp thụ vitamin D tốt hơn. Không nên để bé tắm nắng quá lâu hoặc quá muộn.

Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý tại khoang miệng.

Tập cho bé ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản nhất về tình trạng trẻ chậm mọc răng mà muốn gửi tới bố mẹ. Mong rằng đây sẽ là những gợi ý thực sự hữu ích giúp bố mẹ chăm sóc trẻ mỗi ngày.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Răng cửa trên lâu mọc ở trẻ có sao không? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Từ khóa:
Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc