Răng cửa là gì? Cấu tạo và chức năng thế nào?

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 30-01-2024 112 lượt xem

Răng cửa là gì? Cấu tạo và chức năng thế nào? Răng cửa là chiếc răng mà ai cũng có thể nhận biết được chúng. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về răng cửa và có cách để bảo vệ chiếc răng đó, các bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Răng cửa là gì? Cấu tạo và chức năng thế nào?
Răng cửa là gì? Cấu tạo và chức năng thế nào?

Răng cửa là gì? Vị trí, cấu tạo

Răng cửa là nhóm răng trước và có thứ tự trên cung hàm là 1 và 2. Răng cửa nằm ở vị trí ngoài và trung tâm giữa cung răng nên rất dễ quan sát. Vậy nên chiếc răng này được xem là nhóm răng quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ của khuôn mặt. Đồng thời, do nằm ở vị trí bên ngoài nên việc vệ sinh răng miệng sẽ dễ dàng hơn và dễ dàng điều trị hoặc thẩm mỹ hàm răng nếu cần.

Thông thường mỗi hàm có 4 răng cửa, bao gồm 2 răng cửa giữa và 2 răng cửa bên. Răng có hình dáng giống như chiếc xẻng, rìa cắn vô cùng sắc bén. Đa số những chiếc răng cửa chỉ có một chân răng.

Răng cửa là gì? Vị trí, cấu tạo
Răng cửa là gì? Vị trí, cấu tạo

Về cấu tạo của răng cửa cũng tương tự như các răng khác gồm 3 bộ phận chính là men răng, ngà răng và tủy răng, cụ thể như sau.

Men răng: Men răng là lớp bên ngoài màu trắng có nhiệm vụ bảo vệ răng, với thành phần cấu tạo chủ yếu từ các chất vô cơ nên vô cùng cứng, chắc. Men răng chỉ sinh ra một lần và không thể tự tái tạo khi bị tổn thương, vì vậy nếu men răng bị mòn hoặc hỏng rất khó để phục hồi.

Ngà răng: Ngà răng nằm ngay bên dưới men răng, có nhiệm vụ bảo vệ buồng tủy. Khác với men răng, ngà răng có tính xốp và có độ đàn hồi cao, chứa các tế bào sống. Chính vì vậy nên phần ngà rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là khi lớp men răng đã bị tổn hại.

Tủy răng: Tủy răng là nơi chứa mạch máu và các dây thần kinh có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và độ ẩm cho răng, tủy cũng có thể sản sinh ra ngà răng.

Chức năng của răng cửa

Chức năng của răng cửa cũng tương tự như chức năng của các răng khác trên cung hàm như:

Tính thẩm mỹ khuôn mặt cao

Mỗi chiếc răng đều có tính quyết định đến thẩm mỹ nụ cười. Tuy nhiên răng cửa nằm ở vị trí ngoài cùng, khi cười, nói chiếc răng đó đều lộ ra. Điều này ảnh hưởng tới sự tự tin, khả năng giao tiếp cũng như chất lượng công việc, học tập… Chính bởi vậy răng cửa có chức năng duy trì thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt cao hơn.

Chức năng của răng cửa
Chức năng của răng cửa

Cắn xé thức ăn

Răng cửa đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiền thức ăn. Khi bạn nhai thức ăn, răng cửa giúp bạn cắn và xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Từ đó giúp quá trình nhai và nghiền thức ăn được dễ dàng hơn. Thức ăn đưa xuống dạ dày được tiêu hóa dễ dàng nhất, đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa.

Ổn định phát âm

Theo các chuyên gia nha khoa, khả năng phát âm phụ thuộc nhiều vào sự tồn tại của răng cửa. Nếu răng cửa đầy đủ, khỏe mạnh và mọc đúng vị trí âm thanh phát ra sẽ rõ ràng, ổn định và mạch lạc nhất. Với những người không may bị răng cửa hoặc gặp các vấn đề khác thì khả năng phát âm sẽ bị ảnh hưởng. Việc phát âm không tròn trịa, làm suy giảm khả năng giao tiếp hàng ngày.

Cách để có những chiếc răng cửa khỏe, đẹp

Như đã biết răng cửa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, do vậy việc chăm sóc răng cửa là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Dưới đây là một số cách để có những chiếc răng cửa và hàm răng khỏe, đẹp.

Cách để có những chiếc răng cửa khỏe, đẹp
Cách để có những chiếc răng cửa khỏe, đẹp

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là việc nên làm mỗi ngày và thường được khuyến cáo vệ sinh ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bản chải đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng để giúp loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, khi vệ sinh răng miệng bạn cần lưu ý, nhất là với các răng cửa bên ngoài là vệ sinh nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến men răng gây hỏng răng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp răng luôn chắc khỏe. Hạn chế ăn những đồ có đường, đồ có nhiều axit, nước uống có ga bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

Loại bỏ những thói quen xấu

Nghiến răng, sử dụng răng để cắn, mở những đồ cứng hay hút thuốc lá là những thói quen xấu gây hại cho răng cửa và các răng khác trên cung hàm.

Bọc răng sứ

Nếu răng cửa gặp khuyết điểm như sứt mẻ, gãy vỡ, sâu răng nhẹ hoặc răng bị ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ, bọc răng sứ là giải pháp giúp cải thiện thẩm mỹ, khả năng ăn nhai hiệu quả.

Niềng răng

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp răng mọc lộn xộn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sau khi niềng răng bạn sẽ có một hàm răng đều đẹp và hoàn toàn bằng răng thật.

Trồng răng

Nếu răng cửa của bị bị gãy vỡ, sâu hỏng nặng không thể giữ lại được bạn nên nhổ răng. Sau đó thực hiện biện pháp trồng lại răng mất để lấy lại chức năng thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và tránh tiêu xương, tụt lợi, xô lệch răng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tái khám răng miệng định kỳ

Việc tái khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần là việc quan trọng để giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám cao răng và bác sĩ sớm phát hiện ra bệnh lý để điều trị kịp thời nếu có.

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Răng cửa là gì? Cấu tạo và chức năng thế nào? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc