Hiện nay có 2 kỹ thuật trám răng khác nhau là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp. Tùy thuộc vào vị trí răng cần hàn trám cũng như mức độ hư tổn của răng đó mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án thực hiện phù hợp cho bạn.
Quy trình trám răng sâu
Quy trình trám răng trực tiếp
Trám răng trực tiếp lên bề mặt răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám trám trực tiếp lên vùng răng bị hư tổn, sứt mẻ và tạo hình miếng trám cố định đảm bảo tính tự nhiên, không bị lộ. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho các nhóm răng phía trước, răng cửa, các răng hàm phía trong.
Quy trình trám răng trực tiếp thông thường chỉ diễn ra trong 1 lần hẹn tới nha khoa là có thể hoàn thành. Cụ thể quy trình hàn răng trực tiếp diễn ra như sau:
Bước 1: Khám và tư vấn răng cần trám
Nha sĩ sẽ kiểm tra tổng thể răng miệng và xác định các răng cần trám. Bác sĩ sẽ dựa theo vị trí răng, mức độ hư tổn trên răng và tư vấn cho bạn loại vật liệu trám phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh và gây tê
Bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng trước khi hàn răng. Với trường hợp sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần mô răng bị sâu trước khi gây tê.
Bước 3: Trám răng
Nha sĩ sẽ trám lại vết sâu hay các vị trí bị mòn cổ chân răng, vùng răng sứt mẻ bằng vật liệu hàn trám chuyên dụng trong nha khoa. Bác sĩ sẽ chiếu đèn khoảng 30-40 giây để vật liệu trám từ dạng lỏng sẽ dần đông cứng lại qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 4: Kiểm tra và hướng dẫn chăm sóc
Nha sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại chỗ trám và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Sau đó, bề mặt vị trí trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách ăn uống, chăm sóc răng miệng sau khi hàn trám răng để đảm bảo duy trì kết quả tốt nhất.
Quy trình trám răng gián tiếp
Với kỹ thuật trám răng gián tiếp, bạn sẽ cần 2 lần hẹn với nha sĩ, mỗi lần 30-45 phút. Phương pháp này có ưu điểm là áp dụng đa dạng cho các khuyết điểm trên răng cần trám. Tính thẩm mỹ cao, đảm bảo màu răng như răng thật, độ bền và tuổi thọ cao từ 10-15 năm, chịu được lực ăn nhai tốt.
Quy trình trám răng gián tiếp (Inlay – Onlay) cũng tiến hành tương tự như phương pháp trám trực tiếp, điểm khác biệt nhất là bác sĩ sẽ cần lấy dấu hàm răng và làm thành miếng trám bên ngoài.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trước tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra chỗ răng cần trám, xác định kích thước và tư vấn cho bạn vật liệu trám răng phù hợp.
Bước 2: Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám
Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cần tiến hành trám. Trong trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được làm sạch và tạo xoang trám phù hợp.
Bước 3: Lấy dấu hàm răng
Sau khi răng được làm sạch, nha sĩ sẽ lấy dấu răng để tạo hình miếng trám theo đúng hình dạng và kích thước lỗ hổng nhằm bảo vệ mô răng tốt hơn.
Bước 4: Gắn miếng trám lên răng
Miếng trám sau khi chế tác sẽ được gắn vừa khít lên răng bằng xi măng chuyên dụng. Sau khi hoàn tất quy trình trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh xem có điểm nào cộm vướng không, hướng dẫn việc chăm sóc sau trám.
Quy trình trám răng cửa
Trám răng cửa thường áp dụng cho các trường hợp răng cửa bị sứt mẻ nhẹ, các răng cửa bị thưa. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám thẩm mỹ là composite có màu sắc tự nhiên như màu men răng để lấp đầy khoảng cách giữa các răng.
Quy trình trám răng cửa cũng được thực hiện như trám răng thông thường:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn, đánh giá vùng răng cửa cần điều trị
Bước 2: Vệ sinh răng miệng đảm bảo cho khoang miệng được sạch sẽ
Bước 4: Tiến hành trám răng bằng vật liệu trám sau đó chiếu đèn quang hợp để làm khô
Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh và đánh bóng mặt bề mặt răng sau khi trám
Quy trình trám răng thưa
Với tình trạng răng thưa thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng trực tiếp bằng composite cho bạn.
Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng cho bạn,tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để chuẩn bị thực hiện quy trình trám răng thưa
Bước 2: Bác sĩ đưa vật liệu trám vừa đủ lên phần răng thưa và thực hiện cho đến khi đạt độ khít sau đó sẽ sửa soạn lại bề mặt sao cho thẩm mỹ nhất.
Bước 3: Bác sĩ kiểm tra lại răng đã trám xong, nhắc nhở cách chăm sóc sau trám răng thưa.
Quy trình trám răng lấy tuỷ
Nếu bạn bị chấn thương răng gây viêm tủy hoặc sâu răng viêm tủy, hoại tử tủy thì bác sĩ sẽ cần thực hiện quy trình răng răng lấy tủy để bảo tồn chiếc răng cho bạn. Khi đó, nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy và loại bỏ vi khuẩn sau đó tiến hành trám răng bằng vật liệu chuyên dụng.
Quy trình trám răng lấy tuỷ diễn ra như sau:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng cần lấy tủy
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, bác sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng mở một đường trên bề mặt răng từ vị trí sâu răng vào buồng tủy để tiến hành lấy tủy răng, tạo hình ống tủy và làm sạch
Bước 3: Bơm rửa để loại bỏ hết vi khuẩn, ổ viêm nhiễm trong ống tủy và hàn kín hệ thống ống tủy
Bước 4: Bác sĩ lấy một lượng vật liệu trám vừa đủ để đưa vào lỗ sâu và chiếu đèn làm đông cứng vật liệu, chỉnh sửa lại bề mặt vết trám.
Quy trình trám răng thẩm mỹ
Quy trình trám răng thẩm mỹ thường được áp dụng khi bạn cần phục hình răng bị mòn cổ, răng cửa bị mẻ góc, bị sứt nhẹ, trám răng thẩm mỹ đóng khe thưa răng cửa.
Bước 1: Thăm khám & tư vấn
Trước khi tiến hành quy trình hàn trám răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng hư tổn và tư vấn phương pháp & vật liệu trám răng phù hợp nhất.
Bước 2: Sửa soạn khu vực răng cần trám
Trước tiên, bạn được nha sĩ tiến hành làm sạch xung quanh vị trí chuẩn bị hàn trám. Bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục mô răng bị hỏng bằng vật liệu trám phù hợp.
Bước 3: Trám răng
Bác sĩ chỉ đưa miếng trám đã được thiết kế hoặc vật liệu trám vào vùng răng cần điều trị, sau đó chiếu đèn làm khô kết thúc quy trình trám răng thẩm mỹ.
Việc chăm sóc sau khi trám răng thẩm mỹ cũng quyết định độ bền của trám.Vì vậy sau khi hàn trám răng, để miếng trám bền lâu bạn cần chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ.
Trên đây là bài viết Quy trình trám răng diễn ra như thế nào? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.