Nhược điểm của dán răng sứ veneer là gì? Có nên dán veneer?

Biên tập: Thu Huyền 02-05-2020 782 lượt xem
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Ngọc Khánh

Nhược điểm của dán răng sứ veneer là gì? Dán sứ không còn là cái tên quá xa lạ với những ai có nhu cầu làm răng sứ. Dán sứ răng veneer được coi là giải pháp nha khoa thẩm mỹ tốt hiện nay, tuy nhiên 1 điều tất yếu là không giải pháp nào hoàn hảo tuyệt đối, veneer cũng tồn tại những nhược điểm riêng. Nội dung hôm nay, nha khoa Việt Smile sẽ giải đáp chi tiết cho bạn ngay sau đây.

Nhược điểm của dán răng sứ veneer là gì? Có nên dán veneer?
Nhược điểm của dán răng sứ veneer là gì? Có nên dán veneer?

Tổng hợp những nhược điểm của dán răng sứ Veneer

Không phải phương pháp làm đẹp nào cũng hoàn hảo tuyệt đối, dán sứ veneer cũng vậy. Sau đây là một số nhược điểm của dán răng sứ Veneer.

Tổng hợp những nhược điểm của dán răng sứ Veneer
Tổng hợp những nhược điểm của dán răng sứ Veneer

Không phải ai cũng dán sứ răng veneer được

Nhược điểm của dán răng sứ veneer đầu tiên cần nói đến chính là những chỉ định khắt khe của hàm răng gốc. Trong khi bọc răng sứ có chỉ định rộng hơn với răng khấp khểnh nhẹ, thưa kẽ lớn, răng sứt mẻ nhiều…. vẫn có thể áp dụng được thì răng dán sứ veneer phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Răng tương đối đều đặn, khấp khểnh không quá 2 – 3mm
  • Khớp cắn tốt (tương quan 2 hàm): Răng không hô, chìa, móm, đối đầu, cắn chéo…
  • Sứt mẻ không quá 1/3 thân răng
  • Thưa kẽ không quá 5mm

Không phải ngẫu nhiên răng muốn dán sứ veneer phải đáp ứng đủ các tiêu chí này. Vì nguyên tắc của veneer là bảo tồn răng gốc và chỉ thay đổi về màu sắc và dáng răng nên các tiêu chuẩn răng gốc cần khắt khe.

Khớp cắn tốt để đảm bảo chức năng ăn nhai. Các trường hợp răng đều đặn nhưng khớp cắn đối đầu (hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau) khi cố tình dán veneer, dưới lực tác động ăn nhai hàng ngày sẽ gây vỡ veneer.

Không phải ai cũng dán sứ răng veneer được
Không phải ai cũng dán sứ răng veneer được

Mất thêm chi phí và thời gian niềng răng

Nhược điểm của dán răng sứ đầu tiên kể trên kéo theo việc các khách hàng có hàm răng khấp khểnh, sai khớp cắn, răng lệch lạc sẽ phải tốn thêm chi phí và thời gian để niềng răng.

Chi phí và thời gian niềng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của răng cũng như phương pháp niềng bạn lựa chọn. Tại Nha khoa Việt Smile, khi khách hàng niềng răng để dán sứ veneer sẽ được nha khoa một phần chi phí.

Đây là một trong những trở ngại lớn nhất của các khách hàng khi muốn làm thẩm mỹ răng veneer. Nhược điểm của dán răng sứ khiến không ít khách hàng nản lòng bởi niềng răng là quá trình cần sự kiên trì và nỗ lực.

Chi phí dán sứ veneer cao

Cuối cùng, Nhược điểm của dán răng sứ chính là chi phí. Cùng là dịch vụ nha khoa thẩm mỹ cao cấp, nhưng bọc sứ có khá nhiều mức giá cho khách hàng lựa chọn trong khi đó veneer hiện chỉ có 3 thương hiệu:

  • Emax của Tập đoàn Ivocal Vivaden
  • Lisi của Tập đoàn GC Nhật Bản
  • Celtra Press của Tập đoàn Sirona Thụy Sĩ

Miếng dán sứ veneer được sản xuất từ thỏi sứ thủy tinh kết hợp cùng công nghệ hiện đại và đôi bàn tay điêu luyện của nghệ nhân labo tỉ mỉ tạo nên từng chiếc răng.

Từ nguyên liệu sản xuất – công nghệ sản xuất đến kỹ thuật viên để tạo ra miếng dán veneer cao cấp và chuyên nghiệp. Giá trung bình của veneer từ 6 triệu đồng/ 1 răng. Vào một số thời điểm, Nha khoa có thể có các chương trình giảm giá, hỗ trợ nhưng giá trung bình phải từ hơn 4 triệu đồng/ 1 răng.

Yêu cầu về chuyên môn bác sĩ

Yêu cầu về chuyên môn bác sĩ
Yêu cầu về chuyên môn bác sĩ

Đây là yếu tố kiên quyết, quyết định đến sự thành công của ca dán sứ veneer. Tiêu chí của ca dán sứ veneer dựa trên các yếu tố sau:

Thẩm mỹ nụ cười theo mong muốn khách hàng:

  • Màu sắc răng được lựa chọn phù hợp làn da và gout trang điểm
  • Dáng răng thiết kế phù hợp với khuôn mặt

Chức năng ăn nhai tốt:

  • Không kênh, cộm
  • Không ê buốt

Sức khỏe răng miệng tốt:

  • Không viêm lợi
  • Không điều trị tủy
  • không hôi miệng

Dán sứ veneer có nhược điểm không bao phủ hết răng thật

Dán sứ veneer là bác sĩ sẽ sử dụng một miếng dán sứ siêu mỏng để dán lên bề mặt ngoài của răng còn bên trong giữ nguyên răng tự nhiên. Vậy nên khả năng bảo vệ răng thật sẽ thấp hơn so với bọc răng sứ.

Dán sứ veneer có nhược điểm không bao phủ hết răng thật

Dán mặt sứ veneer không thích hợp cho người ngủ nghiến răng

Dán sứ veneer thường được khuyến cáo không sử dụng cho những người có tật nghiến răng. Bởi miếng dán sứ khá mỏng nên có thể bị nứt, vỡ khi chịu lực nghiến của răng 2 hàm trong thời gian dài.

Tại Nha khoa Việt Smile, với đội ngũ bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm đã kiến tạo hàng nghìn nụ cười từ phương pháp dán sứ veneer. Mọi nhược điểm của dán răng sứ khi đến với Việt Smile sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể để luôn đạt kết quả tốt nhất.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trên đây là bài viết Nhược điểm của dán răng sứ veneer là gì? Có nên dán veneer? mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc