Công dụng của việc nâng khớp cắn!

Biên tập: Nha khoa VIET SMILE 27-12-2024 715 lượt xem

Công dụng của việc nâng khớp cắn! : Niềng răng nhưng không phải ai cũng cần và biết đến nâng khớp cắn. Vậy phương pháp này có công dụng là gì, áp dụng cho ai, thực hiện như thế nào? Theo dõi hết bài viết của Nha khoa Việt Smile để có câu trả lời bạn nhé!

Công dụng của việc nâng khớp cắn!
Công dụng của việc nâng khớp cắn!

Nâng khớp cắn là gì?

Nâng khớp cắn là một kĩ thuật sử dụng các khí cụ đặc biệt như hàm nâng khớp, bọc nâng khớp, để gắn vào vị trí răng nhằm cải thiện sự cân đối của khớp cắn và tránh va chạm mắc cài 2 hàm trong quá trình niềng. Mục tiêu của việc mở khớp cắn là tạo ra một sự cân bằng chính xác giữa các răng để cải thiện chức năng của hàm răng, ngăn chặn các vấn đề liên quan đến sự không cân đối trong khớp cắn.

Nâng khớp cắn là gì?
Nâng khớp cắn là gì?

Các trường hợp được chỉ định nâng khớp cắn

Nâng khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là tình trạng hàm trên che phủ một phần hoặc bao trùm toàn bộ các răng hàm dưới. Trong một số trường hợp khớp cắn quá sâu, phần rìa của răng hàm dưới gần như không thể chạm vào răng hàm trên. Thay vào đó, rìa răng sẽ chạm vào phần nướu trong của hàm trên.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn và không được can thiệp bằng biện pháp nâng khớp thì khi niềng sẽ khiến 2 hàm bị cắn lại, gây khó chịu và hạn chế mức độ dịch chuyển của răng hàm dưới. Điều này làm cho chức năng ăn nhai của người bệnh bị suy giảm, đồng thời gây mất thẩm mỹ và cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

Trong trường hợp niềng răng mắc cài, nếu không nâng khớp cắn, gọng niềng của hàm dưới sẽ cọ sát với mặt trong của hàm trên, khiến nướu bị tổn thương và làm giảm hiệu quả trong điều trị.

Các trường hợp được chỉ định nâng khớp cắn
Các trường hợp được chỉ định nâng khớp cắn

Nâng khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là hiện tượng các nhóm răng hàm trên và răng hàm dưới bị xô lệch, không đối xứng (có thể là mọc chìa ra ngoài hoặc mọc thụt vào trong). Ngoài ra, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng cũng là một biểu hiện của khớp cắn chéo.

Khớp cắn chéo ảnh hưởng đến quá trình tạo lực khi ăn nhai và có tác động không tốt lên các mắc cài của niềng răng.

Người hay nghiến răng

Những người có tật nghiến răng, đặc biệt là khi ngủ cũng cần có sự can thiệp của biện pháp này để giảm áp lực cho răng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh khớp cắn.

Công dụng của việc nâng khớp cắn

Việc mở khớp cắn có thể mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực nha khoa và chăm sóc răng: cải thiện chức năng cắn của 2 hàm, khả năng ăn nhai và tiêu hóa thức ăn. Nâng khớp cắn cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đến nụ cười và diện mạo của bạn, đặc biệt là nếu có vấn đề về kích thước và hình dạng của răng.

Nâng khớp cắn sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để hướng đến một mục tiêu điều chỉnh cụ thể. Nếu có khuyết điểm trong khớp cắn, có thể gây ra mài mòn và hủy hoại răng, mở khớp cắn có thể giúp ngăn chặn tình trạng này. Vì vậy nếu bác sĩ có chỉ định nâp khớp cắn, hãy hợp tác và làm theo lời dặn của bác sĩ để quá trình chỉnh nha được thuận lợi hơn, nhanh sở hữu hàm răng đều đặn.

Công dụng của việc nâng khớp cắn!
Công dụng của việc nâng khớp cắn!

Nâng khớp cắn thực hiện như thế nào?

Quy trình nâng khớp cắn có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và quyết định của bác sĩ nha khoa. Thông thường bác sĩ sẽ mở khớp cắn qua các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra

Bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng của hàm răng và khớp cắn. Các hình ảnh như tia X, máy quét 3D có thể được sử dụng để đánh giá chi tiết về cấu trúc răng và khớp cắn.

Bước 2: Lên kế hoạch điều chỉnh

Dựa trên kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều chỉnh cụ thể dựa trên nhu cầu của bệnh nhân. Điều này có thể bao gồm việc đeo hàm nâng khớp, sử dụng bọc nâng khớp, cục nâng khớp.

Nâng khớp cắn thực hiện như thế nào?
Nâng khớp cắn thực hiện như thế nào?

Bước 3: Tiến hành nâng khớp

Nếu việc nâng khớp là cần thiết, nha sĩ sẽ tạo ra nâng khớp dựa trên kết quả của đánh giá. Bộ khí cụ hỗ trợ này có thể phải được điều chỉnh theo thời gian để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 4: Thăm khám và điều chỉnh nâng khớp nếu có

Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình điều chỉnh và điều chỉnh khí cụ nâng khớp, bọc hoặc cục nâng khớp theo cách phù hợp để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Sau khi điều chỉnh hoàn tất, bệnh nhân có thể cần theo dõi định kỳ để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của quá trình mở khớp cắn.

Nâng khớp cắn trong bao lâu?

Thời gian cần thiết để thực hiện quá trình nâng khớp cắn có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ mở khớp cần thiết, phương pháp điều chỉnh được chọn, và cách cơ địa của bệnh nhân phản ứng. Thông thường, thời gian nâng khớp có thể kéo dài trong vài tháng.

Nâng khớp cắn trong bao lâu?
Nâng khớp cắn trong bao lâu?

Việc sử dụng bọc nâng khớp có thể đòi hỏi một khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng cũng tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Một số người có thể thấy cải thiện ngay sau khi bắt đầu sử dụng bọc nâng khớp, trong khi người khác có thể cần một thời gian dài hơn.

Liên hệ hotline 1900 3331 để được VIET SMILE tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

Trên đây là bài viết Công dụng của việc nâng khớp cắn! mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay

Đăng ký lịch khám