Lở miệng là gì? 4 cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Biên tập: Thu Huyền 15-08-2021 2451 lượt xem

Lở miệng (nhiệt miệng) là 1 trong những bệnh lý có tỷ lệ người mắc khá cao. Vậy bệnh có nguy hiểm không, chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cách nào? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Smile.

lở miệng
Lở miệng là gì? 4 cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Lở miệng là gì?

Lở miệng còn được biết đến với tên gọi dân gian là nhiệt miệng hay loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp, y học gọi bệnh áp-tơ
Lở miệng là một vết loét nhỏ có đường kính từ 1 – 2mm bên ngoài là một vòng đỏ bao quanh, trung tâm vết loét có màu trắng hoặc hơi vàng. Vết loét miệng có thể xuất hiện tại các vị trí vùng miệng của chúng ta là môi, lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng hay cổ họng.

Bệnh lở miệng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, một người có thể bị cùng lúc nhiều vết loét. Nhiều người có cơ địa nhạy cảm bị nhiệt miệng tái phát thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Vết lở trong miệng tuy nhỏ xíu nhưng lại gây đau rát, khó chịu khi nói chuyện, thậm chí đau khi uống nước, khi bạn vô tình chạm phải môi – lưỡi, cản trở việc ăn uống, sinh hoạt của chúng ta.

Bác sĩ tai mũi họng Omid Mehdizadeh tại Bệnh viện Providence Saint John’s Health Center (Mỹ) cho biết: với người khỏe mạnh, những vết lở miệng thường sẽ tự hết trong khoảng từ 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên nếu vết loét lớn có thể sâu và gây đau, chảy máu, có thể dẫn đến những biến chứng như vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.. vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, nếu vết loét không có dấu hiệu giảm dần theo thời gian, Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị hợp lý.

Bị lở miệng sẽ có triệu chứng gì?

Triệu chứng nhận biết nhiệt miệng ví dụ như:

  • Cảm giác nóng rát trong miệng là triệu chứng dễ nhận biết và đặc trưng nhất
  • Vết loét rộp, có màu trắng, vàng hoặc đỏ tại các vị trí lưỡi – môi – vòm miệng…
  • Bạn khô miệng bất thường, chảy nước bọt,  trầy trong miệng
  • Cảm giác đau, phồng rộp lưỡi, đôi khi thấy thô ráp trong họng, khó nuốt, đau lên hàm
  • Chảy máu môi, nướu, niêm mạc miệng, nhạy cảm bất thường với thức ăn nóng và lạnh
  • Vết lở, loét hoặc đốm đỏ

Nếu có bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến bác sĩ mắt để được điều trị càng sớm càng tốt tránh gây những biến nguy hiểm.

Nguyên nhân gây lở miệng

1 số nguyên nhân gây lở miệng như:

  • Do virus, vi khuẩn, nấm gây hại tấn công khoang miệng.
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc làm răng sứ không đúng kỹ thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về miệng, bao gồm lở miệng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt, thai kỳ),
  • Do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết: vitamin A, E và C , vitamin B12, kẽm
  • Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Sự căng thẳng khiến chứng lở miệng dễ bắt gặp nhiều hơn.
  • Loét miệng có thể do những nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý có từ trước. Ví dụ như do viêm loét miệng, bỏng, cắn vào lưỡi hoặc má hoặc ăn các loại thực phẩm có tính axit như kẹo chua và dứa.
  • Những người điều trị ung thư, đang xạ trị hoặc dùng các loại thuốc hóa trị có thể gây loét miệng.
  • Ngoài ra, người đang điều trị bệnh lý huyết học ác tính có nguy cơ loét miệng cao hơn

4 cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Bạn có thể áp dụng một số công thức chữa nhiệt miệng từ dân gian, với những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm mà Nha khoa Việt Smile gợi dưới đây

Súc miệng nước muối

Cách đơn giản nhất là bạn hãy súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần 1 ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn vùng bị viêm và khoang miệng, có thể làm giảm sự đau rát khi bạn bị lở miệng, viêm lợi.

Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

Ngoài súc miệng nước muối thì cách trị lở miệng nhanh nhất tại nhà là dùng giấm táo. Đây được xem là một dung dịch axit tự nhiên, lành tính, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, chống lại các vi khuẩn gây lở loét trong khoang miệng.

Bạn có thể sử dụng giấm táo để giảm tình trạng đau đớn do vết nhiệt miệng gây ra.

Bạn cần chuẩn bị: nước ấm và giấm táo. Sau đó tiến hành pha giấm táo và nước ấm theo tỉ lệ 1 : 1 và dùng làm nước súc miệng mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày áp dụng, các vết viêm loét sẽ nhanh chóng thu hẹp dần.

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Nhờ tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương tốt nên mật ong là cách chữa nhiệt miệng tại nhà ưa thích của nhiều người.
Dùng mật ong trị nhiệt miệng

Dùng mẹo này sẽ giúp vết lở loét trong miệng bớt sưng đau và tấy đỏ. Đồng thời, mật ong ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn các vết loét mới mọc lên.

chữa nhiệt miệng
Dùng mật ong để nhanh khỏi nhiệt miệng

Bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất, nhỏ vài giọt ra ngón tay đã rửa sạch, rồi thoa trực tiếp lên vùng bị nhiệt. Thực hiện 4 lần mỗi ngày để hết nhiệt miệng nhanh nhất.

Cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam hiệu quả

1 mẹo nữa để trị lở miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả mà Việt Smile muốn mách cho bạn đó là dùng lô hội.

Nha đam bạn đem rửa sạch, gọt vỏ, cạo phần xanh trên thịt, dùng chất nhờn tiết ra từ thịt nha đam bôi lên vết loét. Mỗi ngày dùng khoảng 3 lần sẽ thấy vết lở miệng giảm sưng và lành nhanh chóng.

Cách chữa nhiệt miệng
Dùng nha đam để chữa lở miệng nhanh

Bị loét miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Lở miệng nên ăn gì?

  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, B6, B12 và kẽm: cam, gan động vật, bơ,… để tăng cường sức đề kháng
  • Người bị nhiệt miệng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin trong thực đơn hàng ngày.
  • Ăn thức ăn mềm, ẩm, nhạt ở nhiệt độ ấm hoặc nguội, đủ dưỡng chất
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, sữa chua rất tốt cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
  • Bạn cũng đừng quên bổ sung thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, các loại đậu, phomai….giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét.
  • Bạn có thể thay đổi món, sử dụng các loại bánh pudding, bánh custard, rau câu hoặc thạch
nhiệt miệng
Cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể

Nhiệt miệng nên kiêng ăn gì?

Những người đang bị lở miệng không nên dùng rượu, bia, chất kích thích trong thời gian này. Chúng làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến vết lở, loét nặng, lâu lành hơn.

Đồ uống như cà phê, trà nếu dùng quá nóng có thể gây kích ứng loét miệng.

Đồ ăn cay, nóng, quá chua thường chỉ khiến vết lở miệng nghiêm trọng hơn. Hãy tránh xa chúng.

Những món quá khô, giòn hay cứng cũng sẽ khiến vết loét thêm đau.

Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, muối và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn và tổn thương lâu lành.

nhiệt miệng
Tránh xa đồ ăn cay, nóng

Phòng ngừa lở miệng bằng cách nào?

Thực hiện đánh răng 2-3 lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, lưu ý chỉ chải răng trong 1-2 phút không được lâu hơn, vì sẽ làm bạn cảm thấy đau rát hơn.

Bạn có thể sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, bạc hà để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Kết hợp tới nha khoa để khám răng định kì và cạo vôi răng ít nhất 6 tháng 1 lần, loại bỏ hết các mảng bám vôi răng, đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, hơi thở thơm mát, để không tạo môi trường cho nhiệt miệng phát triển thêm.

khám răng định kì
Khám răng định kì là việc làm cần thiết

Kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Bên cạnh học tập, làm việc bạn hãy cân đối thời gian để nghỉ ngơi, sắp xếp lại công việc để giảm thiểu stress. Đồng thời ăn uống đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau quả, chất xơ để làm mát cơ thể và đào thải các loại độc tố.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiệt miệng. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có những lưu ý riêng cho mình để chăm sóc, bảo vệ hàm răng của mình cho nụ cười luôn khỏe đẹp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng điền vào form đăng ký trực tuyến dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

4.2/5 - (5 bình chọn)

Trên đây là bài viết Lở miệng là gì? 4 cách chữa nhiệt miệng tại nhà mà Nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc ý kiến đóng góp vui lòng đặt câu hỏi bên dưới. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Từ khóa:

Có thể bạn quan tâm

Messenger
Nha khoa VIET SMILE kênh Zalo Zalo
Gọi ngay cho nha khoa VIET SMILE Gọi ngay
Form liên hệ Nha khoa VIET SMILE Đăng ký lịch khám

Đăng ký lịch khám

    Mục (*) là bắt buộc